Indonesia giải cứu gần 600 người di cư ngoài biển
Gần 600 người được cho là tới từ Bangladesh và người tộc Rohingya từ Myanmar đã được giải cứu trên những chiếc tàu gặp nạn ở vùng biển ngoài khơi Indonesia.
Những người gặp nạn. (Ảnh: EPA)
Theo BBC, ít nhất hai chiếc thuyền chở quá số lượng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, đã được ngư dân địa phương kéo về bờ ở khu vực biển thuộc tỉnh Aceh hôm 10/5.
Giới chức Indonesia và các cơ quan cứu trợ cho rằng những người trên các chuyến tàu trên đã lênh đênh trên biển trong một tuần qua. Những người này được cho là đang tìm cách tới Malaysia.
Ông Steve Hamilton, Phó Giám đốc Tổ chức Di cư Quốc tế, cho biết: “Họ tưởng đã tới Malaysia song họ lại đến Indonesia. Những người này đã bị đường dây vận chuyển người trái phép bỏ rơi”.
Trong khi đó, ông Budiawan, người đứng đầu lực lượng cứu hộ của tỉnh Aceh, cho biết: “Sáng nay, chúng tôi nhận được thông báo từ ngư dân về những chiếc thuyền. Ngay sau đó, chúng tôi đã cử các tàu cứu hộ và giải cứu được 469 người di cư là người tộc Rohingya từ Myanmar và người Bangladesh. Tất cả bọn họ đều an toàn”.
Trong khi đó, một người di cư, ông Rashid Ahmed cho biết mình là tộc người Rohingya và đã rời bang Rakhine ở Myanmar cách đây 3 tháng cùng con trai.
“Chúng tôi không có gì để ăn. Tất cả những gì chúng tôi có thể làm đó là cầu nguyện”, ông Ahmed cho biết.
Trong những năm qua, người dân tộc Rohingya đã tìm cách rời khỏi Myanmar vì nhiều vấn đề. Hàng trăm nghìn người được cho là đã ra nước ngoài, thông thường họ tới Thái Lan bằng đường bộ, nhưng cũng có nhiều người lựa chọn phương án bỏ chạy bằng đường biển.
Hồi tháng 12 vừa qua, Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết hối thúc Myanmar trao quyền công dân cho tộc người Rohingya ở bang Rakhine.
Ngọc Anh
Video đang HOT
Tổng hợp
Theo Dantri
Thực lực quân sự Nhật Bản đứng thứ 6 thế giới, vượt quy định của Hiến pháp
Bài viết phân tích về những nước không có quân đội, trong đó có Nhật Bản, nhưng thực lực quân sự của Nhật Bản lại đứng thứ 6 thế giới.
Tàu sân bay trực thăng Izumo Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tờ "Thanh niên Trung Quốc" ngày 17 tháng 4 đăng bài viết của tác giả Phòng Vĩnh Trí, Học viện Công binh Trung Quốc. Bài viết cho rằng, hiện nay, trên toàn thế giới vẫn còn có 30 quốc gia không có quân đội, trong đó có Andorra, Vatican và San Marino của châu Âu, Mauritius và Gambia của châu Phi, Panama và Costa Rica của Mỹ Latinh, quần đảo Nauru và Solomon của châu Đại Dương.
Những nước này không có quân đội do có các nguyên nhân khác nhau. Có nguyên nhân là do diện tích lãnh thổ quá nhỏ. Chẳng hạn, quốc gia nhỏ nhất trên thê giới Vatican cũng được gọi là thành Vatican có diện tích toàn bộ lãnh thổ chiếm 0,44 km2, chỉ lớn bằng 6 sân bóng đá. Một quốc gia thành bang nữa là công quốc Monaco, đây cũng là một quốc gia nhỏ điển hình, diện tích lãnh thổ chỉ có 1,96 km2, tương đương với 1/375 diện kích nội thành Bắc Kinh - thủ đô Trung Quốc.
Có một số nước không xây dựng quân đội là nhằm chống xảy ra chính biến quân sự, bản thân đã loại bỏ vũ trang quân sự và không tiếp tục thiết lập quân đội. Như quốc gia Costa Rica ở vùng Caribbean, sau khi trải qua độc tài quân sự và nội chiến khổ đau, vào năm 1948, nước này quyết định xóa bỏ quân đội và năm 1949 viết vào Hiến pháp quốc gia để tránh độc tài quân sự tiếp tục phá hoại dân chủ và hòa bình của nước này. Costa Rica cũng đặt ngày 1 tháng 12 làm ngày xóa bỏ quân đội.
Dựa vào quy định của điều ước chống phát xít sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, có nước cũng không thể có quân đội, chẳng hạn Nhật Bản. Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản ghi rõ: "Nhân dân Nhật Bản chân thành mưu cầu hòa bình quốc tế dựa trên chính nghĩa và trật tự, vĩnh viễn từ bỏ lấy chiến tranh, đe dọa vũ lực hoặc tiến hành vũ lực được phát động bằng quyền quốc gia làm thủ đoạn giải quyết tranh chấp quốc tế", "để đạt được mục tiêu trên, không duy trì lục, hải, không quân và các lực lượng chiến tranh khác, không thừa nhận quyền giao chiến của quốc gia".
Binh sĩ Nhật Bản
Còn có một số nước do bị nước ngoài xâm lược nên xóa bỏ quân đội. Chẳng hạn, quân đội của Grenada và Panama lần lượt bị xóa bỏ sau khi Mỹ xâm lược vào năm 1983 và năm 1989, từ đó không còn khôi phục nữa.
Trong khi đó, Liechtenstein nghe nói do chi tiêu quân sự quá đắt đỏ, sớm đã xóa bỏ quân đội vào năm 1868, đồng thời đến nay vẫn chưa thành lập trở lại.
Andorra hơn 700 năm qua không trải qua chiến tranh, cũng không thiết lập ra quân đội, hơn nữa, hiện nay chỉ duy trì một lực lượng quân sự có số lượng rất ít, nhiệm vụ chủ yếu là hộ tống quốc kỳ trong các trường hợp chính thức (nghi lễ).
Như vậy, những nước không có quân đội có còn cân nhắc đến vấn đề quốc phòng? Đáp án là khẳng định, bất kể nước lớn hay nhỏ, có quốc gia thì phải có phòng thủ. Phương pháp giải quyết vấn đề quốc phòng của những nước không có quân đội này cũng khác nhau.
Có nước áp dụng nguyên tắc trung lập trong chiến tranh để bảo toàn nước mình, có một số nước không có quân đội trong thời bình sẽ thành lập quân đội để bảo vệ lãnh thổ trong chiến tranh. Liechtenstein từ năm 1866 tuyên bố độc lập đến nay, luôn duy trì trung lập, vào năm 1868 đã xóa bỏ quân đội. Nhưng căn cứ vào quy định của Hiến pháp, trong tình hình khẩn cấp, mỗi công dân "có khả năng cầm vũ khí" (60 tuổi trở xuống) của Liechtenstein đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tham gia duyệt binh (ảnh tư liệu)
Có nước không có quân đội lại tìm nước khác, đặc biệt là nước láng giềng hỗ trợ về quốc phòng. Vatican cùng Italia mặc dù không có thỏa thuận quân sự cụ thể, nhưng Quân đội Italia vẫn bảo vệ an toàn của thành Vatican một cách không chính thức. Vấn đề quốc phòng của Kiribati chủ yếu do Australia và New Zealand phụ trách, Andorra và Monaco do Pháp, Tây Ban Nha phụ trách quốc phòng của họ, Nauru thì do Australia phụ trách quốc phòng.
Điều đáng chú ý là, còn có rất nhiều quốc gia giao vấn đề quốc phòng cho Mỹ giải quyết, tức là "dựa vào cây lớn để hóng mát".
Căn cứ vào "Hiệp ước tương trợ châu Mỹ" năm 1947, nếu Costa Rica gặp phải chiến sự, 21 quốc gia trong đó có Mỹ, Cuba đều sẽ đứng ra tiến hành hỗ trợ quân sự cho nước này bằng một hình thức nào đó. Năm 2010, Mỹ từng điều 7.000 quân nhân, tiến vào Costa Rica trợ giúp hoạt động chống ma túy.
Quần đảo Marshall, liên bang Micronesia và Palau cũng đã ký kết "Điều ước tự do chung" với Mỹ, họ cơ bản không có tiếng nói gì về quốc phòng của mình, tiếng nói trong các vấn đề quan hệ quốc tế cũng không nhiều.
Iceland từ sau năm 1869 đã không còn lập ra quân thường trực, nhưng nước này là thành viên NATO, duy trì hợp tác trong vấn đề an ninh với Na Uy, Đan Mạch và các quốc gia NATO khác. Trong năm 1951 và năm 2006, Iceland còn ký thỏa thuận quốc phòng với Mỹ, thỏa thuận yêu cầu Mỹ phải bảo vệ quốc phòng an ninh của nước này khi cần thiết. Tháng 3 năm 2006, Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục phụ trách quốc phòng của Iceland, nhưng sẽ không thể tiếp tục đồn trú ở Iceland.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu Nhật Bản
Có một số nước tuy không có quân đội, nhưng trên thực tế còn giữ lại lực lượng vũ trang với số lượng nhất định.
Ví dụ Iceland có một lực lượng quân sự tham gia nhiệm vụ giữ gìn hòa bình ở nước ngoài, trong nước cũng có cảnh sát, lực lượng bảo vệ bờ biển và đặc công. Giống như Iceland, Panama hiện nay cũng giữ lại một lực lượng cảnh sát, biên phòng với số lượng nhất định, có khả năng tác chiến nhất định.
Costa Rica cũng không phải là hoàn toàn không có vũ trang, nước này có lực lượng dân quân và cảnh vệ quy mô gần nghìn người, phụ trách trị an trong nước và phòng thủ lãnh thổ, hoạt động nhân đạo. Lực lượng cảnh vệ không có vũ khí hạng nặng, nhưng trang bị vũ khí bộ binh hạng nhẹ, ngoài ra còn có một số máy bay trực thăng và tàu tuần tra nhỏ.
Những năm gần đây, một số nước không có quân đội do cảm thấy sức ép của quốc phòng, chuẩn bị xây dựng lại quân đội. Quân đội Haiti giải tán vào tháng 6 năm 1995, nhưng nước này có khoảng 9.000 cảnh sát, trong đó bao gồm một số lực lượng vũ trang bán quân sự và lực lượng bảo vệ bờ biển. Do xuất hiện của lực lượng vũ trang chống chính phủ và sự bất ổn của tình hình trong nước, tháng 4 năm 2012 Tổng thống Haiti đề xuất xây dựng lại quân đội để duy trì sự ổn định của tình hình nước này.
Trong khi đó, có nước không cho phép sở hữu quân đội, trên thực tế sớm đã thành lập lực lượng vũ trang. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản - thoát thai từ lực lượng dự bị cảnh sát quốc gia, hiện nay có tổng binh lực vượt xa phạm vi quy định của Hiến pháp nước này, rất nhiều phương diện cơ bản không khác gì lực lượng quân sự của một quốc gia bình thường. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thậm chí đã điều nhân viên ra nước ngoài, tham gia gìn giữ hòa bình và các hành động quân sự khác.
Cuối năm 2014, trong bảng xếp hạng thực lực quân sự mới nhất trên thế giới do Tổ chức kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị quốc tế có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ cho biết, thực lực quân sự của Nhật Bản (nước không duy trì lục, hải, không quân) đứng thứ 6 thế giới, xếp cao hơn các nước châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên.
Máy bay chiến đấu tàng hình Shinshin Nhật Bản
Sự tồn tại của các nước không có quân đội đã chứng minh quân đội không nhất thiết là tiêu chuẩn của một quốc gia, nhưng nhu cầu quốc phòng là sự cân nhắc hiện thực về an ninh chủ quyền của mỗi quốc gia. Sở hữu quân đội cũng tốt, không có quân đội cũng được, các nước khác nhau có con đường sinh tồn khác nhau. Nhưng bất kể là ai đều phải hiểu rõ, lực lượng vũ trang phải là tổ chức bảo vệ hòa bình, chứ không thể được dùng làm công cụ gây ra chiến tranh.
Trên đây là toàn bộ bài viết của tác giả Phòng Vĩnh Trí thuộc Học viện Công binh Trung Quốc. Hy vọng rằng, Trung Quốc không tiếp tục dùng quân đội làm cái chuyện bậy bạ như xâm lược các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào các năm 1956, 1988, 1995, xâm lược miền bắc Việt Nam vào năm 1979, xâm lấn vùng biển chủ quyền vào năm 2014... - PV.
Trung Quốc cần rút toàn bộ quân đồn trú trái phép ở quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đàm phán trao trả lại toàn bộ các đảo đá đã chiếm của Việt Nam, chấm dứt xây dựng "cơ sở quân sự" ở các đảo đá của Việt Nam trên Biển Đông, đi theo "con đường phát triển hòa bình" do Trung Quốc tuyên truyền. Đó chính là con đường chính nghĩa, hợp pháp, hợp tác cùng thắng của Trung Quốc - PV.
Theo Giáo Dục Việt Nam
4 trường hợp Nhật Bản có thể động binh Nhật Bản và Hoa Kỳ đang tìm cách tăng cường hợp tác quốc phòng mà không bị giới hạn địa lý, cho phép ứng phó "liền mạch" với các mối đe dọa an ninh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe duyệt đội ngũ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Ảnh: News.au.com Japan Times ngày 7/4 dẫn nguồn hãng thông tấn Kyodo cho biết,...