Indonesia dự báo số ca mắc mới COVID-19 đạt đỉnh trong 2-3 tuần tới
Ngày 10/2, Tổng Vụ trưởng Vụ chăm sóc sức khỏe và dịch vụ thuộc Bộ Y tế Indonesia, ông Abdul Kadir, cho biết số ca mắc mới COVID-19 ở nước này có thể sẽ đạt đỉnh trong 2-3 tuần tới.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Pamulang, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ông Kadir cho hay hiện số ca mắc mới COVID-19 đang gia tăng ở Indonesia do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron. Đáng chú ý, trong ngày 9/10, nhiều người phải nhập viện với các triệu chứng rất nặng. Ông Kadir khuyến cáo người dân cần thận trọng và cảnh giác, đặc biệt là những người cao tuổi, những người chưa tiêm phòng COVID-19 và trẻ em.
Chính phủ Indonesia kêu gọi người dân tuân thủ các quy định phòng ngừa COVID-19, cụ thể là đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và duy trì khoảng cách khi tiếp xúc.
Chương trình tiêm phòng COVID-19 tại Indonesia cũng đang được đẩy mạnh để tạo miễn dịch cộng đồng. Chính phủ Indonesia cũng đã triển khai việc thực hiện các hạn chế hoạt động cộng đồng (PPKM) từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron.
Video đang HOT
Theo số liệu của Lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Chính phủ Indonesia, trong ngày 10/2, nước này ghi nhận 40.618 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc kể từ đầu dịch đến nay lên 4.667.554 ca. Trong khi đó, số ca tử vong tăng 74 ca, nâng tổng số ca tử vong lên 144.858.
Cho đến nay, 48,5% dân số đủ điều kiện ở Indonesia đã hoàn thành tiêm vaccine liều cơ bản, tương đương 133 triệu người.
Indonesia dự báo thời điểm vượt qua làn sóng COVID-19 thứ 3
Ngày 7/2, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết Chính phủ cũng như người dân nước này có thể vượt qua làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 3 do biến thể Omicron gây ra vào cuối tháng 2 này.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Pamulang, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Á, Bộ trưởng Budi cũng kêu gọi công chúng bình tĩnh, duy trì cảnh giác và nghiêm túc thực hiện các quy định y tế, đặc biệt là ở những khu vực có số ca lây nhiễm gia tăng đột biến.
Phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến, Bộ trưởng Budi nhận định nếu số ca mắc tăng mạnh tại khu vực sinh sống của mình, người dân cần giảm đi lại và ở nhà.
Theo ông Budi, trong vài tuần qua, số ca mắc đã tăng đột biến ở Indonesia, đặc biệt tại Jakarta, Banten và Bali với mức tăng cao hơn đỉnh điểm của làn sóng lây nhiễm thứ 2 do biến thể Delta hồi tháng 7/2021. Tuy nhiên, ông Budi cho biết tình hình vẫn đang được kiểm soát tại các cơ sở điều trị COVID-19. Ngoài ra, tuy có khả năng lây nhiễm cao hơn so với biến thể Delta, song biến thể Omicron không làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Phần lớn bệnh nhân hiện được điều trị ở bệnh viện chỉ biểu hiện triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Theo báo cáo của Chính phủ Indonesia, trong tuần từ 31/1 - 6/2, quốc gia đông dân thứ 4 thế giới này đã ghi nhận tổng cộng 173.295 ca mắc COVID-19, cao gấp 3 lần so với tuần 24 - 30/1 là 56.807 ca
* Cùng ngày tại Malaysia, Bộ trưởng Y tế nước này Khairy Jamaluddin cho biết Malaysia đang trong giai đoạn lây nhiễm biến thể Omicron, song tình trạng lây nhiễm sẽ không nghiêm trọng như làn sóng biến thể Delta diễn ra hồi năm ngoái.
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Khairy cho biết, kể từ ngày 6/2 số ca mắc mới ở Malaysia đã tăng đáng kể, lên trên 11.000 ca và ghi nhận ngày thứ 2 liên tiếp có số ca mắc mới hơn 10.000 ca. Tuy nhiên, đa số các ca nhiễm mới đều ở mức độ 1 và 2 (mức độ nhẹ nhất trong thang phân loại gồm 5 mức, trong đó mức 5 được đánh giá là mức độ nguy hiểm).
Ông Khairy cũng bày tỏ tin tưởng làn sóng lây nhiễm do biến thể Omicron gây ra ít nghiêm trọng hơn so với làn sóng biến thể Delta xảy ra vào tháng 8/2021. Ông nhấn mạnh Malaysia đã kiểm soát được số ca nhiễm nghiêm trọng nhờ vào việc tiêm vaccine bao phủ nhanh chóng.
Bộ trưởng Khairy nhấn mạnh những bệnh nhân COVID-19 trong tương lai sẽ có triệu chứng nhẹ nếu đã hoàn thành tiêm chủng, đồng thời khuyến nghị người dân nên tiêm mũi tăng cường. Theo số liệu mới nhất của Bộ Y tế Malaysia, hiện đã có 53% người trưởng thành ở Malaysia đã nhận được mũi tiêm vaccine tăng cường.
Bộ trưởng Khairy cũng khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà và nên sử dụng khẩu trang chất lượng tốt khi ra ngoài và tiếp xúc gần. Ông hy vọng làn sóng biến thể Omicron sẽ nhanh chóng được kiểm soát và số lượng ca nhiễm mới sẽ giảm sau hai tháng để người dân Malaysia được đón Tết Hồi giáo Hari Raya.
Cũng tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Khairy cho biết Bộ Y tế Malaysia đã tái khởi động Lực lượng phản ứng nhanh quốc gia chống COVID-19 (RRTF) để đảm bảo lực lượng này đã được chuẩn bị để đối mặt với làn sóng Omicron.
RRTF là một Ủy ban đặc biệt thực thi những hành động ban đầu để kiểm soát sự lây nhiễm COVID-19 trong một bang hoặc một khu vực. RRTF nằm dưới sự điều hành của hai Phó Tổng thư ký Bộ Y tế là Tiến sỹ Chong Chee Kheong và Tiến sỹ Asmayani Khalib.
Số ca nhiễm biến thể Omicron tăng mạnh tại Indonesia Indonesia nâng số ngày cách ly đối với bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron lên 10-13 ngày trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tăng gấp 5 lần trong 3 tuần qua. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Pamulang, Indonesia, ngày 11/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 21/1, người phát ngôn của Lực lượng...