Indonesia điều tra cái chết của 4 công dân trên tàu Trung Quốc
Indonesia đã triệu tập nhà ngoại giao của Trung Quốc để làm rõ về cái chết của 4 thủy thủ người Indonesia trên 2 tàu mang cờ Trung Quốc.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi (Ảnh: Reuters)
Reuters đưa tin, Bộ Ngoại giao Indonesia ngày 7/5 cho biết họ đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại nước này, Xiao Qian, để làm rõ về cái chết của 4 công dân.
Trước đó, một tổ chức họat động về nhân quyền đã nêu nghi vấn những thủy thủ trên 2 tàu cá mang cờ Trung Quốc có thể đã bị bóc lột và ngược đãi.
Video đang HOT
Động thái trên diễn ra sau khi xuất hiện 1 đoạn video trên mạng xã hội dường như cho thấy cảnh hải táng trên một tàu mang cờ Trung Quốc. Đoạn video ghi lại cảnh một nhóm đàn ông cầu nguyện xung quanh một túi đựng thi thể màu da cam trước khi ném nó xuống đại dương.
Phía Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về vụ việc.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết từ tháng 12/2019 có 3 thuyền viên người Indonesia tử vong trên các tàu cá mang cờ Trung Quốc nói trên. Cả 3 đều được hải táng trên biển.
“Một thủy thủ tử vong và được hải táng hôm 31/3. Tháng 12/2019, 2 thủy thủ cũng đã tử vong và cũng được an táng trên biển”, bà Marsudi cho biết. Ngoài ra, một thủy thủ khác đã thiệt mạng trên bờ vì bệnh viêm phổi tại một bệnh viện ở Busan, Hàn Quốc.
Bà Marsudi cho biết bà đã hỏi ông Xiao liệu các vụ hải táng có được tổ chức theo đúng quy tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hay không và có phải do các điều kiện trên tàu đã góp phần khiến các thủy thủ tử vong hay không.
Tổ chức Quỹ Công lý Môi trường (Anh) trước đó cáo buộc tàu cá mang cờ Trung Quốc đã ngược đãi một số thủy thủ khi ép họ làm 18 giờ mỗi ngày, trả lương chỉ hơn 1 USD/ngày, và những người bị ốm không được đưa vào bờ khám chữa kịp thời.
Thắp lên "Tinh thần Bandung" 65 năm trước giữa đại dịch Covid-19
Trải qua 65 năm, tinh thần của Hội nghị Á-Phi hay còn gọi là "tinh thần Bandung" đã một lần nữa được thắp lên giữa đại dịch Covid-19.
Ngày 24/5/1955, tinh thần đoàn kết giữa các các nước Á-Phi đã được nhóm lên tại thành phố lịch sử Bandung của Indonesia thông qua Hội nghị Á-Phi. Trải qua 65 năm, tinh thần đoàn kết và hợp tác đa phương giữa các quốc gia trên thế giới một lần nữa được thắp lên giữa đại dịch Covid-19.
Biểu tượng đoàn kết Á-Phi tại thành phố Bandung
Trong một thông báo đăng tải trên trang web của Bộ ngoại giao Indonesia, ngày hôm nay (18/4), nước này cho rằng, trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang phải vật lộn với đại dịch toàn cầu Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 145.000 người, các quốc gia cần đoàn kết, chung tay đấu tranh với dịch bệnh giống như tinh thần của Hội nghị Á- Phi cách đây 65 năm.
Các nguyên tắc của Hội nghị Á- Phi được đưa ra bởi 29 quốc gia cách đây 65 năm vẫn còn nguyên giá trị. Đó là tôn trọng chủ quyền, không can thiệp, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thúc đẩy hợp tác, tôn trọng luật pháp quốc tế không can thiệp, hòa bình thế giới và tôn trọng trật tự pháp lý quốc tế. Bộ ngoại giao Indonesia khẳng định, tinh thần của Hội nghị Á-Phi hay còn gọi là "tinh thần Bandung" đã đặt nền móng cho hợp tác ngoại giao đa phương và là biểu tượng của sự thống nhất trong đa dạng cho các nước đang phát triển.
Bảo tàng Á-Phi lưu giữ những tư liệu về Hội nghị tại thành phố Bandung.
Thắp lên "Tinh thần Bandung" 65 năm trước giữa đại dịch Covid-19.
Cách đây 65 năm, lãnh đạo 23 quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam và 6 nước châu Phi đã gặp nhau tại Hội nghị cấp cao lần đầu tiên tại thành phố Bandung, Indonesia từ ngày 18-24/5/1955. Hội nghị do Indonesia, Miến Điện, Pakistan, Ceylon (Sri Lanka) và Ấn Độ khởi xướng. Mục tiêu của Hội nghị là thúc đẩy kinh tế và hợp tác Á-Phi, chống lại chủ nghĩa thực dân.
Theo Bộ Ngoại giao Indonesia, tinh thần Bandung khi ấy còn thúc đẩy làn sóng phi hạt nhân hoá ở châu Phi, truyền cảm hứng cho Phong trào không liên kết, thậm chí tái cấu trúc thành viên của Liên Hợp Quốc.
Tại hội nghị Á-Phi cách đây 65 năm, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy tình đoàn kết giữa các dân tộc, góp phần xác lập những nguyên tắc cơ bản sau này trở thành nguyên tắc chỉ đạo cho hoạt động của Phong trào không liên kết. Các lễ kỉ niệm 50 năm và 60 năm Hội nghị Bandung đều có các nguyên thủ Việt Nam tham dự. Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với 54/55 nước châu Phi và có quan hệ thương mại với cả 55 nước châu Phi./.
Hương Trà
Phun thuốc khử trùng người về từ Vũ Hán Ngay tại chân máy bay, các nhân viên y tế xịt thuốc khử trùng lên 238 người Indonesia di tản từ Vũ Hán. Chiếc máy bay Airbus của hãng Batik Air đến sân bay Hang Nadim sáng 2/2. Hành khách bước ra khỏi máy bay đều được nhân viên y tế phun thuốc khử trùng toàn thân, theo quy trình của Tổ chức...