Indonesia để phóng viên nghe cuộc gọi của Thủ tướng Úc
Indonesia hôm nay 3/6 thừa nhận đã để cho phóng viên nghe cuộc đàm thoại giữa Tổng thống nước này và Thủ tướng Úc, song khẳng định vụ việc là do sơ suất.
Tổng thống Indonesia Yudhoyono (phải) và Thủ tướng Úc Abbott dự kiến sẽ gặp nhau vào ngày mai 4/6.
Thủ tướng Úc Tony Abbott sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono trên đảo Batam của Indonesia vào ngày mai, nhằm hàn gắn mối quan hệ giữa hai nước sau những cáo buộc nghe lén và những vụ trả lại người Indonesia tìm cách vượt biển vào Úc.
Ngay trước cuộc gặp dự kiến lại xuất hiện thông tin Jakarta cho phép phóng viên Indonesia nghe cuộc gọi mà Thủ tướng Abbott gọi tới Tổng thống Yudhoyono vào tháng trước. Cuộc gọi khi đó là nhằm sắp xếp cuộc đàm phán vào ngày mai.
Tuy nhiên, Thủ tướng Abbott đã “cho qua” vụ phá vỡ thông lệ này và một phát ngôn viên của phủ Tổng thống Indonesia cũng giảm nhẹ vụ việc, khi cho biết đây là sự hiểu nhầm.
“Chúng tôi không xem đây là vụ việc to tát. Không có gì chính thức trong cuộc nói chuyện”, phát ngôn viên Teuku Faizasyah cho biết với hãng tin Pháp AFP. Ông cũng cho biết vụ việc đã diễn ra từ hơn một tháng trước.
Ngoài ra, người phát ngôn cũng tiết lộ phủ tổng thống Indonesia thường xuyên “hé lộ đôi chút” về các cuộc trò chuyện giữa Tổng thống và các nhà lãnh đạo khác. Tuy nhiên, phát ngôn viên cũng thừa nhận “sai lầm” khi cho phép phóng viên nghe toàn bộ câu chuyện.
Video đang HOT
“Đã có sự hiểu lầm, khi một số báo ở lại trong phòng. Do phòng có nhiều bộ trưởng và quan chức, nên các nhân viên khó nhận biết ai được ở lại”.
Văn phòng Tổng thống Indonesia đã công bố một số đoạn trích cho các phóng viên sau cuộc trò chuyện giữa hai nhà lãnh đạo Úc-Indonesia.
Thủ tướng Abbott khi được hãng tin ABC hỏi về vụ việc, ông cho biết điều quan trọng là chất lượng của cuộc nói chuyện.
Quan hệ hai nước Indonesia và Úc đã bị xấu đi vào năm ngoái khi xuất hiện cáo buộc Canberra đã nghe lén Tổng thống Yudhoyono, vợ ông và các quan chức thân cận dưới quyền ông.
Jakarta cũng bất bình với chính sách nhập cư cứng rắn của Canberra. Chính sách cho phép Hải quân Úc trả các tàu chở người tìm kiếm tị nạn ở trong vùng biển của Úc trở lại vùng biển của Indonesia. Đại sứ Indonesia tại Úc đã bị triệu về Jakarta hồi tháng 11 khi căng thẳng leo thang và mới trở lại Úc vào tháng trước.
Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Úc và Indonesia vào ngày mai diễn ra sau khi ông Abbott bất ngờ hủy một chuyến đi tới Indonesia vào tháng 5. Được biết, vụ hủy xuất phát từ lo ngại việc trao trả những người tìm kiếm tị nạn có thể thổi bùng căng thẳng giữa hai nước. Song trước thềm cuộc gặp vào ngày mai, Thủ tướng Úc bày tỏ hi vọng có “một cuộc gặp tốt đẹp, một cuộc gặp ấm áp” với Tổng thống Indonesia.
Theo Dantri
Nhà thầu tư nhân sẽ tìm kiếm MH370
Ba quốc gia đi đầu trong cuộc tìm kiếm MH370 có kế hoạch thuê một nhà thầu tư nhân để giám sát giai đoạn tìm kiếm dưới nước tiếp theo, vốn bao gồm việc vẽ bản đồ chi tiết đáy biển, nhưng chưa nhất trí về việc ai sẽ trả khoản phí 60 triệu USD.
Phó thủ tướng Úc Warren Truss (giữa) cùng quyền Bộ trưởng giao thông Malaysia Hishammuddin (trái) và Bộ trưởng Giao thông Trung Quốc Yang Chuantang tại cuộc họp báo ngày 5/5.
Các bộ trưởng giao thông của Úc, Malaysia và Trung Quốc ngày 5/5 đã gặp nhau tại Canberra (Úc) để thảo luận giai đoạn tiếp theo của cuộc tìm kiếm MH370 ở Ấn Độ Dương sau khi chiến dịch tìm kiếm ban đầu không mang lại kết quả.
Hồi tuần trước, Úc đã thông báo rằng chiến dịch sẽ bước sang một giai đoạn mới, dự kiến sẽ bao gồm một cuộc tìm kiếm kéo dài trên một khu vực đáy biển rộng lớn.
Phát biểu trong cuộc họp hôm qua, phó Thủ tướng Úc Warren Truss cho hay các thiết bị lặn và định vị dưới nước mới sẽ là cần thiết cho giai đoạn này.
"Có thể một vài trong số các thiết bị đó là từ các chính phủ của hải quân của các quốc gia khắp thế giới, nhưng nhiều khả năng phần lớn sẽ do lĩnh vực tư nhân cung cấp", ông Truss nói.
Cũng theo phó Thủ tướng Úc, các bên có kế hoạch mở thầu để tìm ra một nhà thầu tư nhân nhằm đứng đầu cuộc tìm kiếm trong giai đoạn mới.
Ông Truss tỏ ra lạc quan rằng tiến trình mở thầu sẽ được hoàn tất trong thời gian 1 hoặc 2 tháng, và trong giai đoạn "quá độ" đó tàu lặn Bluefin-21 sẽ tiếp tục tìm kiếm Mh370 ở Ấn Độ Dương.
Theo ông Truss, việc vẽ bản đồ chi tiết đáy biển là một phần quan trọng trong giai đoạn tìm kiếm tiếp theo. "Phần lớn khu vực này chưa từng được vẽ bản đồ và vì vậy chúng ta cần hiểu đáy biển trong khu vực", ông nói.
Úc đã ước tính rằng giai đoạn tiếp theo của cuộc tìm kiếm sẽ tiêu tốn 60 triệu USD, nhưng ông Truss cho biết các quốc gia tham gia sẽ thảo luận về con số này.
Cho tới nay, tất cả các quốc gia tham gia tìm kiếm MH370 đều tự chịu chi phí.
Hôm nay, các cuộc gặp sẽ tiếp tục tại Canberra để các chuyên gia chia sẻ tất cả các thông tin về cuộc tìm kiếm MH370 được thu thập cho tới nay, trong đó có các dữ liệu vệ tinh.
Úc trước đó đã cảnh báo rằng giai đoạn mới của cuộc tìm kiếm Mh370 có thể kéo dài tới 1 năm.
Chuyến bay MH370 của Malaysia chở 239 người đã mất tích ngày 8/3 khi đang thực hiện lộ trình từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh, Trung Quốc.
Giới chức tin rằng chiếc Boeing 777 đã đi trệch lộ trình và rơi xuống nam Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích kéo dài gần 2 tháng qua cho tới nay vẫn không có kết quả.
Theo Dantri
Thủ tướng Úc tuyên bố sẽ tiếp tục do thám Indonesia Úc sẽ không ngừng thu thập thông tin tình báo về Indonesia, nhưng sẽ phối hợp để trở thành một đối tác tin cậy với nước này - Thủ tướng Úc Tony Abbott hôm nay 6/12 tuyên bố sau những rạn nứt liên quan đến cáo buộc Úc do thám quốc gia Đông Nam Á. Thủ tướng Úc Abbott và Tổng thống Indonesia...