Indonesia đặt mục tiêu sản xuất 55 triệu tấn lúa vào năm 2022
Bộ Nông nghiệp Indonesia đã nâng mục tiêu sản xuất lúa gạo quốc gia cho năm 2022 lên 55,20 triệu tấn từ 54,65 triệu tấn vào năm 2020.
Nông dân làm việc trên cánh đồng lúa ở Japakeh, gần Banda Aceh, Indonesia. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tại Phiên điều trần trước Ủy ban IV của Hạ viện (DPR), Tổng thư ký Bộ Nông nghiệp Indonesia, Kasdi Subagyono cho biết mục tiêu của sản xuất hàng hóa chính là 55,20 triệu tấn lúa (dry unhusked), 20 triệu tấn đối với ngô và 20 triệu tấn đối với đậu tương.
Bên cạnh đó, nước này cũng đặt mục tiêu sản xuất các mặt hàng khác như 780 nghìn tấn ca cao, 1,64 triệu tấn hành, 795,45 nghìn tấn cà phê, 2,87 triệu tấn ớt, 2,3 triệu tấn đường, 91 nghìn tấn tỏi và 0,44 triệu tấn thịt bò.
Video đang HOT
So với năm 2020, mục tiêu sản xuất lúa vào năm 2022 chỉ tăng nhẹ. Theo Cơ quan Thống kê (BPS), sản lượng gạo chưa xát vỏ của Indonesia ở mức 54,65 triệu tấn, tương đương 31,33 triệu tấn gạo vào năm 2020.
Để đạt được mục tiêu năm 2022, Bộ Nông nghiệp Indonesia sẽ phân bổ 14,451 nghìn tỷ rupiah từ ngân sách, bao gồm 6,49 nghìn tỷ rupiah cho chương trình tiêu dùng và dự trữ lương thực có chất lượng, 1,73 nghìn tỷ rupiah cho chương trình giá trị gia tăng công nghiệp và năng lực cạnh tranh, 356 tỷ rupiah cho chương trình nghiên cứu và đổi mới, 770 tỷ rupiah cho chương trình giáo dục và đào tạo nghề và 5,09 nghìn tỷ rupiah cho chương trình hỗ trợ quản lý.
Tổng thư ký Bộ Nông nghiệp Indonesia Kasdi Subagyono cho biết các chương trình ưu tiên là nâng cao chất lượng dự trữ lương thực, khả năng tiếp cận và tiêu dùng, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng, cơ hội việc làm và đầu tư vào lĩnh vực thực và công nghiệp hóa. Bộ Nông nghiệp Indonesia cũng đang tập trung vào việc tăng cường hệ thống giống cho cây lương thực, trồng trọt và chăn nuôi, bên cạnh việc tăng sản lượng rau và các sản phẩm từ trồng rừng.
Indonesia tăng tốc tiêm chủng cho học sinh để mở lại trường học
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Chính phủ Indonesia đang nỗ lực đẩy nhanh chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho học sinh nhằm chuẩn bị triển khai kế hoạch học tập trực tiếp tại trường (PTM) có giới hạn.
Giáo viên và học sinh đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại trường học ở Banda Aceh, Indonesia, ngày 2/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Indonesia đã cấp giấy phép tiêm chủng cho học sinh từ 12-17 tuổi từ đầu tháng 7 và đang tiếp tục thúc đẩy chương trình này tại nhiều khu vực nhằm tăng cường công tác chuẩn bị cho việc triển khai PTM hạn chế.
Ngày 25/8, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Johnny G. Plate cho biết chương trình tiêm chủng cho trẻ em đã được tiến hành và nhiệm vụ hiện nay là đẩy nhanh tiến độ trước thời điểm bắt đầu PTM hạn chế ở một số khu vực. Theo ông, chương trình tiêm chủng này sẽ tăng khả năng bảo vệ học sinh trước COVID-19 và mang lại cảm giác an toàn cho các em khi tham gia học trực tiếp cũng như phụ huynh sau khi con cái họ quay trở lại trường.
Bộ trưởng Johnny nhấn mạnh rằng chính phủ hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của các trẻ được quay trở lại trường học. Do vậy, nhiệm vụ chung là cùng nhau chuẩn bị các điều kiện thuận lợi để các em có thể trở lại học tập như trước.
Chính phủ Indonesia cũng đánh giá cao động thái nhanh chóng của các chính quyền địa phương trong việc phối hợp với các bên liên quan đẩy nhanh tiêm chủng cho học sinh nhằm chuẩn bị cho việc triển khai PTM hạn chế. Ví dụ tại thủ đô Jakarta, tỷ lệ tiêm chủng cho học sinh đã đạt 93% mục tiêu. Trong khi đó ở khu vực Yogyakarta, con số này đạt 30%. Tại các khu vực khác, hàng nghìn học sinh cũng đã bắt đầu được tiêm chủng tập trung.
Tổng thống Joko Widodo cũng đặc biệt quan tâm đến việc triển khai chương trình tiêm chủng cho học sinh với hai chuyến thị sát trực tiếp tại Madiun hôm 19/8 và tại Samarinda hôm 24/8. Tuần trước, nhà lãnh đạo này cũng thị sát qua mạng chương trình tiêm chủng cho học sinh tại 10 quận, huyện và thành phố.
Bộ trưởng Johnny cho biết thêm rằng chính phủ đặt mục tiêu tiêm chủng ngừa COVID-19 cho 26.705.490 học sinh từ 12-17 tuổi trên khắp cả nước quốc và mong đợi sự hợp tác của tất cả các bên nhằm đẩy nhanh chương trình này.
Trước đó, Chính phủ Indonesia đã cho phép triển khai PTM tại các khu vực áp dụng lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ từ 1 đến 3 trong bối cảnh tình hình đại dịch đang dần được được cải thiện. Trong khi đó, trường học nằm ở các khu vực PPKM cấp độ 4 vẫn tiếp tục chương trình dạy học trực tuyến.
Theo một thông tư liên hộ vừa được ban hành, các trường thuộc khu vực PPKM cấp độ 1, 2, 3 có học sinh chưa được tiêm chủng vẫn có thể tổ chức PTM hạn chế, với điều kiện tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch.
COVID-19 tại ASEAN hết 14/8: Cả khối thêm 96.456 ca mắc; Thái Lan cảnh báo ca mắc mới có thể lên 70.000 Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 14/8, 10 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 96.456 ca mắc COVID-19 và 1.992 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 8.617.925 ca, trong đó 186.074 người tử vong. Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN Trong ngày...