Indonesia đàm phán với WHO để trở thành trung tâm vaccine COVID-19 toàn cầu
Bộ Y tế Indonesia đang đàm phán với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng 6 công ty dược phẩm để trở thành một trung tâm sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của toàn cầu.
Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết quốc gia này rất muốn xây dựng chuyên môn về vaccine mRNA. Ảnh: Reuters
Lần đầu tiết lộ về kế hoạch đầy tham vọng này, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin ngày 16/9 cho biết quốc gia Đông Nam Á này sẽ khởi động sáng kiến trên bằng cách ưu tiên bằng cách ưu tiên mua vaccine ngừa COVID-19 của các công ty chia sẻ công nghệ và thiết lập cơ sở ở Indonesia.
Trả lời phỏng vấn của hãng Reuters, Bộ trưởng Budi cho hay đã trực tiếp vận động Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus về kế hoạch trở thành một trong những trung tâm sản xuất vaccine mRNA toàn cầu nhân chuyến công tác châu Âu hồi đầu tháng 9.
Video đang HOT
Các trung tâm chuyển giao công nghệ mới là một phần trong chiến lược của WHO nhằm phân bổ sản xuất vaccine rộng khắp trên toàn cầu, cũng như xây dựng năng lực sản xuất vaccine thế hệ mới tại các nước đang phát triển, để nhanh chóng kiểm soát các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Một quan chức cấp cao của WHO nói với Reuters rằng những nỗ lực xây dựng trung tâm sản xuất vaccine COVID-19 ở Nam Phi sẽ tập trung vào sản phẩm của Moderna, nhưng việc đàm phán với công ty Mỹ này lại không đạt tiến độ. Điều này có nghĩa là dự án này sẽ phải chờ đợi thêm.
Bộ trưởng Budi cho hay Indonesia rất muốn xây dựng chuyên môn về vaccine mRNA, cũng như vaccine véc-tơ do AstraZeneca sản xuất. Quan chức này tự tin Indonesia là nơi có vị trí thuận lợi để xuất khẩu vaccine khi khắp thế giới, và đặc biệt là quốc gia tỷ lệ người theo đạo Hồi đông nhất nên có thể đảm bảo vaccine của họ đạt tiêu chuẩn của người Hồi giáo.
Ông Budi cho biết Indonesia sẽ tậndụng quyền lãnh đạo của nhóm các quốc gia nền kinh tế hàng đầu G-20 bắt đầu từ tháng 12 tới để thúc đẩy an ninh y tế toàn cầu và chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo sau COVID-19. Ông nói: “Không ai có thể đảm bảo rằng Sars-CoV-3 và 4 sẽ không xuất hiện”.
Indonesia phát động chương trình tiêm chủng quốc gia miễn phí ngừa COVID-19 vào ngày 13/1. Tính đến hết ngày 14/9, 74.257.515 người tại nước này đã được tiêm mũi thứ nhất và 42.565.331 người đã hoàn thành liệu trình tiêm vaccine.
Hãng Moderna đặt mục tiêu sản xuất 3 tỷ liều vaccine vào năm 2022
Hãng dược phẩm Moderna của Mỹ ngày 29/4 thông báo dự kiến tăng sản lượng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của hãng trên toàn cầu, hướng đến mục tiêu sản xuất 3 tỷ liều vaccine vào năm 2022, hơn gấp đôi dự báo trước đó.
Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Moderna cho biết hãng sẽ đưa ra các cam kết đầu tư mới nhằm tăng nguồn cung tại các cơ sở sản xuất của hãng tại châu Âu và Mỹ. Cụ thể, Moderna sẽ tăng gấp đôi sản lượng tại cơ sở sản xuất của đối tác Lonza ở Thụy Sĩ và tăng hơn gấp đôi sản lượng tại nhà máy của Rovi ở Tây Ban Nha. Sản lượng ở các nhà máy tại Mỹ của Moderna cũng sẽ tăng 50%.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 lây lan ở các nước như Ấn Độ làm dấy lên lo ngại về khả năng vượt qua đại dịch của thế giới. Giám đốc điều hành Moderna, ông Stéphane Bancel cho biết: "Theo dõi sự lây lan nhanh chóng của các biến thể đáng lo ngại, chúng tôi tin rằng nhu cầu đối với vaccine sử dụng công nghệ mRNA và các vaccine đang nghiên cứu khác của chúng tôi sẽ rất lớn trong năm 2022-2023".
Vaccine mRNA là loại vaccine xâm nhập các tế bào của người và biến chúng thành những "nhà máy" sản xuất vaccine, kích hoạt phản ưng miễn dịch của cơ thể.
Moderna cũng cho biết thêm rằng các dữ liệu mới cho thấy vaccine của hãng có thể được bảo quản an toàn trong vòng 3 tháng ở nhiệt độ tủ lạnh, cho phép dễ dàng vận chuyển vaccine này tới các khu vực không có tủ đông. Chủ tịch Moderna, ông Stephen Hoge cho biết đây là "bước đột phá thực sự đáng quan tâm tại châu Phi và những nước có thu nhập thấp và trung bình trong năm 2022".
G20 cam kết đảm bảo người dân được tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 Tối 6/9, Hội nghị Bộ trưởng Y tế Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã thông qua "Hiệp ước Rome" và cam kết đảm bảo người dân trên toàn thế giới được tiếp cận với vaccine ngừa COVID-19, đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất là 40% dân số toàn cầu vào cuối...