Indonesia cử 140 cảnh sát tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 6/9, Cảnh sát Quốc gia Indonesia (Polri) đã làm lễ xuất quân cho 140 sĩ quan cảnh sát thuộc đội đặc nhiệm Garuda Bhayangkara tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ).
Tướng Listyo Sigit Prabowo. Ảnh: indonesia.postsen.com
Với thành phần gồm 115 nam và 25 nữ, các sĩ quan cảnh sát nói trên sẽ tham gia Phái bộ Ổn định tích hợp đa chiều tại CH Trung Phi (FPU 4 Minusca) với sứ mệnh bảo vệ tài sản của LHQ, tạo điều kiện hỗ trợ nhân đạo, bảo vệ nhân quyền, ủng hộ công lý và thượng tôn pháp luật.
Phát biểu tại buổi lễ, người đứng đầu Polri, Tướng Listyo Sigit Prabowo bày tỏ hy vọng rằng sự hiện diện của các sĩ quan cảnh sát Indonesia trong FPU 4 Minusca sẽ mang lại hòa bình và giúp bảo vệ an ninh cho người dân địa phương bị ảnh hưởng xung đột. Ông cũng khẳng định rằng vai trò tích cực của các sĩ quan cảnh sát Indonesia trong các phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ đã giúp nâng cao uy tín của đất nước trong mắt cộng đồng quốc tế.
Indonesia bắt đầu cử quân đội tham gia các phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ vào năm 1989 và hiện là quốc gia đóng góp quân số lớn thứ 8 cho lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ với tổng cộng 2.674 sĩ quan quân đội và cảnh sát.
Tướng Prabowo cho rằng sự hiện diện của cảnh sát trong lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ là cần thiết, song song với việc mở rộng các sứ mệnh hòa bình trên toàn cầu với sứ mệnh không chỉ nhằm duy trì các hoạt động và ổn định tình hình ở các khu vực xung đột mà còn thực hiện các nhiệm vụ đa chiều. Theo người đứng đầu Polri, việc tham gia các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ phù hợp với Hiến pháp năm 1945 của Indonesia, cũng như tuyên bố của Tổng thống Joko Widodo theo đó các vấn đề hòa bình và nhân văn luôn là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của nước này.
Video đang HOT
Nhân dịp này, Tướng Prabowo cũng đánh giá cao việc các nữ sĩ quan cảnh sát Indonesia tham gia vào các phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ, cho rằng điều này là một phần trong cam kết của Polri đối với vấn đề bình đẳng giới và sứ mệnh của LHQ.
Biểu tình bùng lên ở Mỹ sau video cảnh sát bắn hàng chục phát đạn vào một người da màu
Hàng trăm người đã biểu tình ở bang Ohio (Mỹ) ngày 3-7, sau khi đoạn ghi hình vụ cảnh sát bắn hàng chục phát đạn vào một người da màu trong một vụ xử lý vi phạm giao thông tuần trước được công bố.
Hàng trăm người biểu tình ở thành phố Arkon ở bang Ohio, Mỹ ngày 3-7 - Ảnh: REUTERS
Ngày 3-7, cảnh sát Mỹ đã công bố các đoạn ghi hình vụ việc xảy ra vào đầu tuần trước tại thành phố Akron. Trước đó, rất ít chi tiết được cảnh sát cung cấp. Có tổng cộng 8 cảnh sát liên quan đến vụ đuổi bắn này.
Trong các đoạn băng ghi hình, cảnh sát cho biết họ cố chặn xe của anh Jayland Walker, 25 tuổi, do một lỗi vi phạm luật giao thông nhỏ. Tuy nhiên Walker đã lái xe bỏ chạy.
Theo cảnh sát, có 1 viên đạn được bắn ra từ xe của anh này.
Sau vài phút rượt đuổi, Walker bỏ xe và chạy bộ. Cảnh sát rượt anh này đến một công viên gần đó. Băng ghi hình từ máy quay trên áo cảnh sát không nhìn thấy rõ điều gì đã xảy ra nhưng báo cáo ban đầu cho rằng Walker tạo ra "mối đe dọa chết người".
Tất cả cảnh sát có mặt đều nổ súng vào Walker khiến anh này chết tại chỗ. Báo cáo sau đó cho thấy trên người Walker có khoảng 60 vết thương do đạn.
Phản ứng với thông tin này, luật sư Bobby DiCello của gia đình Walker "quan ngại" về thông tin anh nổ súng vào cảnh sát. Ông DiCello cho rằng điều này không thể biện hộ cho việc anh bị bắn một cách tàn bạo như vậy.
"Tôi hỏi các bạn, nếu anh ấy bỏ chạy thì việc bắn hạ anh ấy có hợp lý không? Không, điều đó không hợp lý", ông DiCello nói.
Ảnh từ băng ghi hình của cảnh sát cho thấy Jayland Walker bỏ chạy khỏi xe và phía sau là 8 cảnh sát - Ảnh: REUTERS
Đây là vụ việc mới nhất trong nhiều vụ cảnh sát bắn chết người da màu ở Mỹ gây ra làn sóng biểu tình phản đối.
Ngày 3-7, hàng trăm người đã tuần hành ở Akron với các biểu ngữ "công lý cho Jayland". Đây là ngày biểu tình thứ 4 liên tiếp tại đây với nhiều thời điểm căng thẳng khi đám đông hét vào các sĩ quan cảnh sát. Chính quyền địa phương đã phải lập rào chắn quanh sở cảnh sát để ngăn bạo loạn.
"Nhiều người sẽ muốn bày tỏ sự bất bình của họ một cách công khai và tôi hoàn toàn ủng hộ quyền tập hợp hòa bình của người dân. Nhưng tôi hy vọng cộng đồng có thể đồng ý rằng bạo lực và phá hoại không phải là đáp án", Hãng tin AFP dẫn lời thị trưởng Akron, ông Dan Horrigan, nói.
Ông Horrigan khẳng định chính quyền đã mở cuộc điều tra về vụ việc "đau lòng" này.
Bé gái gào khóc cầu cứu vì bị mẹ đẻ và bố dượng cho vào thùng nước để đi làm Người mẹ bào chữa do nhà không có ai trông hộ nên cô đã cho con gái vào chiếc thùng nước rỗng để cùng chồng đi làm. Cô bé (3 tuổi) gào khóc cầu cứu những người hàng xóm gần nhà, sau khi bị bố mẹ cho vào thùng nước rỗng để đi làm. Những người hàng xóm cho hay họ nghe thấy...