Indonesia công bố nguyên nhân tai nạn chuyến bay QZ8501
Indonesia tuyên bố một bộ phận hỏng và tổ lái “không thể điều khiển máy bay” nằm trong số các nguyên nhân khiến phi cơ AirAsia rơi xuống biển Java hồi năm ngoái, làm 162 người chết.
Xác máy bay AirAsia được trục vớt từ dưới biển. Ảnh: Reuters
Máy bay mang số hiệu QZ8501 của AirAsia ngày 28/12 năm ngoái rơi xuống biển, làm toàn bộ hành khách và thành viên tổ bay thiệt mạng. Phi cơ Airbus A320-200 rơi khi đang trong hành trình dài hai giờ từ thành phố Surabaya, Indonesia tới Singapore.
Trong báo cáo cuối cùng, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia tuyên bố mối hàn trên máy tính điều khiển máy bay bị nứt gãy, liên tục phát cảnh báo tới phi công. Khi họ nhận được lời cảnh báo thứ 4, các phi công kéo cầu dao ngắt mạch một trong các hệ thống máy tính của phi cơ, ngắt điện khỏi hệ thống lỗi để tái khởi động nó. Nhưng khi làm vậy, họ cũng tắt hệ thống lái tự động của phi cơ.
Video đang HOT
“Kết quả là hành động của thành viên tổ lái dẫn đến tình trạng không thể điều khiển được máy bay”, báo cáo viết. Máy bay rơi vào “tình trạng chết máy kéo dài vượt khả năng phục hồi của tổ lái”.
Báo cáo cho biết hệ thống hỏng 4 lần trong chuyến bay và 23 lần trong 12 tháng trước đó.
AFP dẫn ủy ban cho hay lỗi trong hệ thống điều khiển cánh đuôi lái (rudder) là yếu tố chính trong vụ máy bay rơi. Bộ ghi dữ liệu chuyến bay không cho thấy thời tiết ảnh hưởng đến phi cơ.
Một quan chức cấp cao Indonesia trước đó mô tả máy bay tăng độ cao nhanh chóng, sau đó rơi vào tình trạng thất tốc, mất lực nâng trước khi rơi xuống, trong khi một nhà điều tra cho tiếng cảnh báo “rú lên” khi các phi công cố gắng trong tuyệt vọng nhằm ổn định lại máy bay.
Các nhà điều tra cũng hé lộ cơ phó Remi Plesel người Pháp đã điều khiển máy bay vào thời điểm trước khi nó rơi, thay vì cơ trưởng Iriyanto có kinh nghiệm hơn. Ông này đã thực hiện khoảng 20.000 giờ bay.
Đội cứu hộ gặp khó khăn khi biển động ở vùng biển Java, nhưng phần thân chính của máy bay cuối cùng cũng được một tàu hải quân Singapore định vị dưới đáy biển và hai hộp đen đều được trục vớt. Nỗ lực tìm kiếm kết thúc hồi tháng ba.
Trọng Giáp
Theo VNE
Nhân viên cảnh sát Hà Lan lén bán vật dụng của máy bay MH17
Một nhân viên cảnh sát Hà Lan bị cáo buộc đã ăn cắp và rao bán các vật dụng còn sót lại của nạn nhân trong vụ rơi máy bay MH17.
Thu gom những mảnh vỡ của MH17 - Ảnh: Reuters
Cảnh sát Hà Lan đang điều tra một nhân viên thuộc lực lượng này với nghi ngờ ăn cắp và bán tài sản của người khác, RT dẫn lại các nguồn tin từ báo chí Hà Lan hôm 30.11.
Nam nhân viên cảnh sát Hà Lan bị cáo buộc ăn cắp tài sản của các nạn nhân và cả mảnh vỡ thuộc chiếc máy bay MH17 của hãng Malaysia Airlines bị bắn rơi trên bầu trời Ukraine hồi tháng 7.2014. Kênh truyền hình Hà Lan NOS cho biết người này rao bán một số vật dụng với giá tổng cộng là 1.500 euro, tương đương 1.586 USD.
Chưa rõ viên cảnh sát Hà Lan đã bán được những vật dụng nào khi rao chúng trên trang Marktplaats hay chưa. Người phát ngôn của Marktplaats cho biết đã gỡ bỏ tất cả những mẩu quảng cáo liên quan đến người này và đang hợp tác với cảnh sát trong vụ điều tra, theo báo AD của Hà Lan.
Máy bay MH17, chở theo 298 hành khách và thành viên phi hành đoàn, rơi tại miền đông Ukraine ngày 17.7.2014, khu vực do phe ly khai kiểm soát. Không ai trên máy bay sống sót. MH17 bị bắn hạ bởi tên lửa BUK được cho của Nga, theo báo cáo của cơ quan điều tra Hà Lan hồi tháng 10.2015.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Úc đổi chỗ tìm máy bay MH370 theo gợi ý một phi công Anh Cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích bí ẩn MH370 chuyển sang một vị trí khác: khu vực cực kỳ hẻo lánh ở Ấn Độ Dương. Đây là nơi một phi công Anh đã tính toán và cho rằng phi công MH370 đã cố tình đáp xuống. Trái: Vị trí khoanh đỏ là nơi tìm kiếm mới MH370 từ ngày 23.11.2015, cũng...