Indonesia: Chìm tàu, 14 người thiệt mạng
Một vụ chìm tàu ở ngoài khơi miền đông Indonesia trong thời tiết xấu vào ngày hôm nay 14/9 đã khiến 14 người chết và 12 người mất tích.
Nhân viên cứu hộ đưa nạn nhân ra khỏi hiện trường một vụ đắm tàu ở Indonesia hồi tháng 7.
Theo người phát ngôn Cơ quan quản lý thảm họa quốc gia Indonesia Sutopo Purwo Nugroho, chiếc tàu gỗ dài chở theo 35 hành khách đã bị chìm ở ngoài khơi quần đảo Sula sau khi bị sóng lớn đánh.
“Trong số 35 hành khách, 9 người sống sót, 14 người chết và 12 người mất tích”, người phát ngôn cho hay. Ông cho biết thêm đội cứu hộ, gồm cảnh sát, quân đội, đang tìm kiếm những người mất tích.
Quan chức phụ trách quản lý thảm họa địa phương, Hasan Ahmad, cho hay, toàn bộ hành khách là người Indonesia.
“Họ đang đi từ làng này qua làng khác thì gặp thời tiết xấu”, ông cho biết với hãng tin AFP. “Không có người nước ngoài trên tàu. Chúng tôi vẫn đang tìm những người sống sót khác”.
Video đang HOT
Indonesia phụ thuộc phần lớn vào tàu bè để đi lại giữa hơn 17.000 hòn đảo, nhưng tiêu chuẩn an toàn hàng hải lại rất kém.
18 khách du lịch nước ngoài và 5 người Indonesia đã may mắn sống sót sau khi tàu của họ đâm phải đá ngầm và chìm trong thời tiết mưa bão hồi tháng trước, khi đang đi từ đảo Lombok tới đảo Komodo, một điểm du lịch nổi tiếng.
2 tàu khác bị chìm hồi tháng 7 ở hai địa điểm khác nhau khi hàng triệu người di chuyển trong lễ hội Hồi giáo Eid, khiến ít nhất 36 người chết.
Theo Dantri/ AFP
Tổng thống Pháp tới Iraq ủng hộ tấn công IS
Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 12/9 đã tới thăm Iraq, trong chuyến công du một ngày nhằm ủng hộ nội các mới của nước chủ nhà trong cuộc chiến chống phiến quân Hồi giáo IS. Có tin Pháp còn muốn mời cả Iran tham gia chống tổ chức khủng bố này.
Tổng thống Pháp Francois Hollande (trái) và Tổng thống Iraq Fuad Masum
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia tới Iraq, kể từ sau khi nhóm Hồi giáo cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tấn công và chiếm giữ nhiều vùng trên lãnh thổ nước này cách đây 3 tháng.
Máy bay của ông Francois Hollande mang theo 15 tấn hàng viện trợ nhân đạo, sẽ được chuyển tới thủ phủ của người Kurd tại Arbil, cũng trong ngày 12/9, sau các cuộc hội đàm với người đồng cấp Fuad Masum, chủ tịch quốc hội Iraq Salim al-Juburi và thủ tướng Haidar al-Abadi.
Pháp hiện đang cung cấp vũ khí cho các lực lượng người Kurd chiến đấu chống lại IS từ tháng 8, và cũng thực hiện một số chuyến bay để cung cấp hàng nhân đạo.
Tháp tùng ông Hollande trong chuyến đi này còn có Bộ trưởng quốc phòng Jean-Yves Le Drian và ngoại trưởng Laurent Fabius, những quan chức cấp cao nhất tới Iraq kể từ khi nước này rơi vào cảnh hỗn loạn hồi tháng 6.
Phát biểu hôm thứ Tư, ông Fabius khẳng định Pháp sẵn sàng tham gia các cuộc không kích do Mỹ lãnh đạo, chống lại các tay súng tại Iraq "nếu cần thiết", nhưng nhấn mạnh rằng Syria thì lại là một vấn đề khác.
Theo các nguồn tin ngoại giao, điều khiến Pháp chưa muốn can thiệp quân sự vào Syria là do thiếu một cơ sở pháp lý. "Tư tưởng là rõ ràng và nhất quán: "trước mối đe dọa toàn cầu (của IS), chúng ta cần một phản ứng toàn cầu"", một nguồn tin ngoại giao cấp cao của Pháp khẳng định.
Thứ Hai tới, ông Hollande và Masum sẽ đồng chủ trì cuộc hội thảo quốc tế về Iraq với các bộ trưởng ngoại giao trong khu vực Trung Đông, và các đồng minh khác tại Paris.
Theo một nguồn tin ngoại giao, Pháp sẵn sàng mời Iran tham gia hội thảo này, cho dù điều này có thể đi ngược lại quan điểm của Mỹ rằng họ không đối thoại với Tehran.
Quan điểm này của Pháp phản ánh sự dịch chuyển gần đầy trong chính sách của nước này đối với Iran, một nước Hồi giáo dòng Shiite, và là láng giềng của Iraq, nước đang cùng các quốc gia khác trong khu vực phối hợp chống lại IS.
Việc Tehran có ảnh hưởng lâu dài đối với những người Sunni tại Iraq, bao gồm cả những giai đoạn có hiện diện quân sự, khiến nước này có thể trở thành một đối tác hợp lý trong mắt của Pháp.
Một quan chức Pháp chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho hội thảo cho biết, trở ngại duy nhất còn lại là ý kiến thống nhất từ các đối tác, nhưng cho biết thêm "chúng tôi còn cách một sự nhất quán không xa".
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo dantri
Mỹ trừng phạt mạnh, Nga tuyên bố đáp trả Vì cuộc khủng hoảng Ukraine, Mỹ đã tấn công ngân hàng lớn nhất của Nga, một nhà sản xuất vũ khí lớn và cùng hoạt động khai thác dầu từ phiến sét băng của 5 công ty lớn nhất Nga trong vòng trừng phát mới nhất được công bố ngày 12/9. Nga tuyên bố sẽ đáp trả. Trụ sở ngân hàng Sberbankcủa Nga...