Indonesia chi 28 tỷ USD thực hiện bữa ăn miễn phí toàn quốc
Ngày 6/1, chính phủ mới của Indonesia đã bắt đầu một dự án đầy tham vọng trị giá 28 tỷ USD để cung cấp bữa ăn cho gần 90 triệu tr.ẻ e.m và phụ nữ mang thai nhằm chống tình trạng suy dinh dưỡng và thấp còi.
Tr.ẻ e.m Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Chương trình bữa ăn dinh dưỡng miễn phí nhằm thực hiện một lời hứa trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Prabowo Subianto, người đã được bầu vào năm ngoái để lãnh đạo quốc gia hơn 282 triệu dân và là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.
Ông cho biết chương trình này nhằm mục đích chống tình trạng thấp còi ảnh hưởng đến 21,5% tr.ẻ e.m Indonesia dưới 5 tuổ.i và sẽ tăng thu nhập cho nông dân cũng như tăng giá trị các sản phẩm thu hoạch.
Tổng thống Subianto đã cam kết đẩy nhanh tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên 8% từ mức 5% hiện tại.
Trong bài phát biểu nhậm chức vào tháng 10/2024, ông Subianto cho biết nhiều tr.ẻ e.m bị suy dinh dưỡng và lời hứa của ông về việc cung cấp bữa trưa và sữa miễn phí cho 83 triệu học sinh tại hơn 400.000 trường học trên cả nước là một phần của chiến lược dài hạn hơn để phát triển nguồn nhân lực của quốc gia nhằm đạt được một thế hệ “Indonesia vàng” vào năm 2045.
Ông Subianto nói: “Quá nhiều người dân của chúng ta đang ở dưới mức nghèo khổ, quá nhiều tr.ẻ e.m của chúng ta đến trường mà không có bữa sáng và không có quần áo”.
Video đang HOT
Chương trình trọng điểm của ông Subianto, bao gồm cả sữa miễn phí, có thể tiêu tốn 28 tỷ USD. Ông nói rằng nhóm của ông đã tính toán để thực hiện một chương trình như vậy và khẳng định có khả năng để làm điều này.
Mục tiêu của chính phủ là tiếp cận 19,47 triệu học sinh và phụ nữ mang thai vào năm 2025 với ngân sách 4,3 tỷ USD, để giữ thâm hụt hàng năm dưới mức trần theo luật định là tương đương 3% GDP.
Ông Dadan Hindayana, Giám đốc Cơ quan dinh dưỡng quốc gia mới thành lập, cho biết số tiề.n này sẽ dùng để mua ước tính 6,7 triệu tấn gạo, 1,2 triệu tấn thịt gà, 500.000 tấn thịt bò, 1 triệu tấn cá, rau và trái cây, 4 tỷ lít sữa, đồng thời ít nhất 5.000 nhà bếp sẽ được thành lập trên cả nước.
Trong ngày 6/1, một chiếc xe tải chở khoảng 3.000 suất ăn đã đến trước bữa trưa tại SD Cilangkap 08, một trường tiểu học ở thành phố vệ tinh Depok của Jakarta. 740 học sinh đã được cung cấp các đĩa đựng cơm, rau xào, gà xào và cam.
Theo ông Hindayana, chương trình sẽ cung cấp một bữa ăn mỗi ngày cho mỗi học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông, đáp ứng một phần ba nhu cầu calo hàng ngày cho tr.ẻ e.m.
Tuy nhiên, chương trình này đã vấp sự ch.ỉ tríc.h từ các nhà đầu tư và nhà phân tích. Nhà nghiên cứu kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Luật, ông Nailul Huda, cho rằng với tình hình tài khóa eo hẹp của Indonesia, tài chính nhà nước không đủ mạnh để hỗ trợ gánh nặng tài khóa và điều này sẽ dẫn đến nợ nhà nước tăng thêm.
Ông cũng cho biết thêm gánh nặng cho ngân sách nhà nước của Indonesia là quá nặng nếu buộc phải đạt 100% đối tượng thụ hưởng mục tiêu và sẽ rất khó để chính phủ của Tổng thống Prabowo đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%.
Ông cảnh báo rằng kế hoạch này cũng có thể làm trầm trọng thêm cán cân thanh toán bên ngoài của đất nước, vốn đã là một nước nhập khẩu lớn về gạo, lúa mì, đậu nành, thịt bò và các sản phẩm từ sữa.
Tuy nhiên, ông Reni Suwarso, Giám đốc Viện dân chủ, an ninh và nghiên cứu chiến lược cho biết tỷ lệ thấp còi ở Indonesia vẫn còn xa mục tiêu giảm 14% vào năm 2024.
Theo khảo sát sức khỏe Indonesia năm 2023, tỷ lệ thấp còi toàn quốc là 21,5%, giảm khoảng 0,8% so với năm trước. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc ( UNICEF) ước tính cứ 12 tr.ẻ e.m Indonesia dưới 5 tuổ.i thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, trong khi cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ bị thấp còi.
Suy dinh dưỡng nghiêm trọng là tình trạng cân nặng thấp so với chiều cao của trẻ, trong khi thấp còi là tình trạng chiều cao thấp so với tuổ.i của trẻ. Cả hai tình trạng đều do suy dinh dưỡng gây ra.
Indonesia xôn xao về khả năng sử dụng 'sữa cá' trong bữa trưa học đường
Đề xuất sử dụng "sữa cá" trong chương trình bữa trưa học đường miễn phí tại Indonesia đang gây xôn xao.
Học sinh một trường tiểu học ở West Java dùng bữa trưa miễn phí trong chương trình thử nghiệm dựa trên đề xuất của Tổng thống đắc cử Prabowo Subianto. Ảnh: Straits Times
Tờ Straits Times (Singapore) đưa tin, tại Indonesia, "sữa cá" được sản xuất từ protein cá chế biến thành dạng bột và sau đó có thể chuyển thành thể lỏng. Loại sữa này còn được bổ sung các vị để giấu đi nguồn gốc cá của chúng.
Vào ngày 4/9, Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto phát biểu với các phóng viên: "Nhiều sản phẩm có thể thay thế sữa bò. Mọi thứ đang được nghiên cứu. Ví dụ, sữa từ cá cũng có thể áp dụng được".
Có nhiều thông tin rằng công ty quốc doanh ID Food sẽ tham gia vào chương trình bữa trưa học đường miễn phí của ông Prabowo. Theo lịch trình, chương trình này sẽ chính thức được triển khai từ tháng 1/2025 với chi phí 71.000 tỷ rupiah, hướng đến cung cấp bữa trưa miễn phí cho mọi học sinh trên khắp cả nước.
Chính phủ Indonesia từng đóng vai trò chính trong khuyến khích sản phảm "sữa cá" vào năm 2023. Khi đó, Bộ Biển và Nghề cá Indonesia muốn tài trợ cho nguồn tài nguyên cá dồi dào tại nước này.
Các dữ liệu chính thức cho thấy năng lực sản xuất sữa tươi tại Indonesia chỉ đáp ứng được 22,7% nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nhu cầu về sữa đang gia tăng tại Indonesia và năng lực sản xuất tại địa phương không thể đáp ứng kịp. Lượng tiêu thụ bình quân đầu người sản phẩm sữa nước sản xuất ở nhà máy đã tăng từ 2.044 ml năm 2018 lên 2.056 ml năm 2023. Trong khi đó, khả năng sản xuất đã giảm từ 951.003 tấn năm 2018 xuống còn 837.223 tấn năm 2023.
Vào ngày 10/9, Giám đốc Cơ quan Dinh dưỡng quốc gia Indonesia Dadan Hindayana cho biết chưa có kế hoạch chính thức về việc cung cấp "sữa cá" cho chương trình bữa trưa miễn phí, tuy nhiên, chương trình chắc chắn sẽ sử dụng những thứ tốt.
Có ý kiến ch.ỉ tríc.h cho rằng "sữa cá" không phải là giải pháp thay thế tốt nhất cho tr.ẻ e.m, bởi nó có thể mang hàm lượng đường cao và thiếu cơ sở khoa học về lợi ích sức khỏe lâu dài.
Tuy nhiên, những người ủng hộ khẳng định rằng đây là sản phẩm thân thiện môi trường thay thế sữa bò.
Forayya - một nhà sản xuất "sữa cá" tại Indonesia - khẳng định sản phẩm này cung cấp các amino acid thiết yếu, cùng Omega 3 và Omega 6 tự nhiên để hỗ trợ phát triển não, tăng cường khả năng ghi nhớ, tập trung.
Hà Linh/Báo Tin tức (Theo Straits Times)
Trung Quốc thông tin về bệnh đường hô hấp do virus HMPV Theo kênh truyền hình NDTV của Ấn Độ, ngày 4/1, giới chức Trung Quốc đã lên tiếng trấn an trước những lo ngại về nguy cơ xuất hiện cuộc khủng hoảng y tế khác hậu COVID-19 khi các tài khoản mạng xã hội chia sẻ nhiều hình ảnh và video cho thấy các bệnh viện ở Trung Quốc quá tải do bệnh nhân...