Indonesia cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của Moderna
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 2/7, Cơ quan Giám sát thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM) đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) đối với vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm Moderna có trụ sở tại Mỹ sản xuất.
Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN
Indonesia đã cấp EUA cho loại vaccine này sau khi xem xét kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc Ủy ban quốc gia giám định vaccine COVID-19 và Nhóm tư vấn kỹ thuật tiêm chủng Indonesia (ITAGI).
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 2/7, người đứng đầu BPOM, bà Penny K Lukito, cho biết đây là loại vaccine ngừa COVID-19 thứ 5 được cấp giấy phép này tại Indonesia. Theo bà Penny, Moderna là loại vaccine dựa trên công nghệ mRNA đầu tiên nhận được giấy phép sử dụng khẩn cấp tại Indonesia. Loại vaccine này sẽ được Mỹ viện trợ cho Indonesia qua Cơ chế COVAX.
BPOM cho biết vaccine Moderna được đánh giá là an toàn và có hiệu quả tương tự ngừa COVID-19 đối với những người mắc các bệnh lý nền, trong đó có phổi mãn tính, tim, béo phì, tiểu đường, gan, và HIV.
Video đang HOT
* Trong một nỗ lực nhằm giảm thiểu số bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, giới chức Thái Lan ngày 2/7 thông báo sẽ đẩy nhanh việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người già và những người dễ bị tổn thương về mặt y tế. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á ghi nhận số ca tử vong ở mức cao nhất trong 3 ngày liên tiếp.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Ban đầu nhà chức trách Thái Lan dự định tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho các nhóm này đầu tiên, song sau đó vaccine được chuyển sang tiêm cho công nhân, các cộng đồng có số ca nhiễm lớn và người dân trên đảo Phuket trước khi mở cửa trở lại điểm du lịch này cho khách quốc tế trong tuần này.
Phát biểu với báo giới, quan chức y tế cấp cao Thái Lan Sopon Mekton cho biết từ nay đến cuối tháng 7 sẽ có ít nhất 50% số người già và những người có bệnh lý nền ở nước này được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ước tính hiện có khoảng 17 triệu người thuộc 2 nhóm này, song chỉ có 0,7%, tương đương 83.000 người trên 60 tuổi và 3,1% số người có bệnh lý nền đã được tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19. Trong khi đó, giới chức Thái Lan cũng cảnh báo tình hình dịch bệnh có thể tồi tệ hơn trong bối cảnh biến thể Delta hiện đang lây lan nhanh ở nước này.
Theo ông Kumnuan Ungchusak, cố vấn Bộ Y tế Thái Lan, số người tử vong do COVID-19 có thể lên tới 2.800 người trong tháng 9, tăng 900 người so với tháng trước. Riêng trong ngày 2/7, đã có 61 người không qua khỏi.
Tính đến nay, khoảng 2,8 triệu người trong tổng số trên 66 triệu người dân Thái Lan đã được tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19. Thái Lan dự kiến sẽ nhận được 10 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca trong tháng này, song cho đến tháng 9 tới, chỉ có khoảng 5 triệu liều được đưa tới Thái Lan mỗi tháng.
Indonesia có khả năng miễn dịch cộng đồng trong tương lai gần
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 25/2, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Binsar Panjaitan cho biết chính phủ đang đặt mục tiêu tiêm phòng COVID-19 cho 500.000 người/ngày vào tháng 3 và 700.000 người/ngày vào tháng 4.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 19/2/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Nếu đạt được mục tiêu này, sẽ có 70 triệu người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 vào tháng 7 tới, giúp Indonesia đạt được miễn dịch cộng đồng trong tương lai gần.
Hiện nay, một số nhóm đối tượng đã được tiêm phòng COVID-19 như lực lượng quân đội nên miễn dịch cộng đồng đã bắt đầu hình thành. Indonesia có 13/34 tỉnh chiếm 83% số người mắc COVID-19. Trong thời gian tới, chính quyền sẽ tính đến hiệu quả của việc tiêm chủng, trong đó tăng cường tập trung vào các tỉnh đang chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19.
Cũng theo Bộ trưởng Luhut, Chính phủ Indonesia đang nhắm đến một số tỉnh, lĩnh vực đặc biệt được coi là có đóng góp cho nền kinh tế, cũng như tạo ra một khu vực xanh trong các địa điểm đã tiến hành tiêm chủng như thành phố Bali để hút khách du lịch. Tính đến ngày 24/2, Indonesia đã tiêm phòng cho 825.650 người.
Theo thông báo của Bộ Y tế Indonesia, trong ngày 25/2, nước này ghi nhận thêm 8.493 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.314.634 ca. Số ca tử vong đã tăng thêm 264 người lên 35.518 người.
* Tại châu Âu, giới chức Hungary thông báo nước này dự kiến sẽ nhận được tổng cộng 1 triệu liều vaccine Sinopharm của Trung Quốc vào tháng 3 và tháng 4, và thêm 3,5 triệu liều vào tháng 5 tới.
Hungary đã bắt đầu tiêm phòng cho người dân bằng vaccine của Sinopharm sau khi nhận được lô hàng đầu tiên gồm 550.000 liều vào tuần trước, qua đó trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) sử dụng vaccine do Trung Quốc sản xuất.
Dự kiến các nhà lãnh đạo EU sẽ nhóm họp trong ngày 25/2 để đẩy nhanh công tác sản xuất và phân phối vaccine ngừa COVID-19 nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của các biến thể mới có thể dẫn đến làn sóng dịch bệnh thứ ba trên khắp châu lục. Các quan chức EU sẽ cân nhắc cách thức để duy trì cân bằng giữa các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát dịch với việc mở cửa biên giới để thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và dịch vụ tại thị trường chung này. Mặc dù tỷ lệ ca nhiễm đang có xu hướng giảm đi tại khoảng 20 nước thành viên, song vẫn có nhiều quan ngại về làn sóng lây nhiễm mới trong bối cảnh biến thể phát hiện tại Anh đang lây lan và có nguy cơ thành chủng chính tại khu vực.
Trong khi đó, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge xác nhận tổ chức này đang làm việc với Ủy ban châu Âu (EC) để phối hợp trong việc viện trợ vaccine đến các nước khác trong khu vực. Áo sẽ là quốc gia chịu trách nhiệm điều phối số hàng viện trợ này.
Indonesia nỗ lực tìm kiếm người mất tích trong vụ sập mỏ vàng Ngày 25/2, giới chức Indonesia cho hay lực lượng cứu hộ nước này đang nỗ lực tìm kiếm những người còn sống sót trong vụ sập mỏ vàng bất hợp pháp xảy ra vào chiều 24/2 tại làng Buranga, huyện Parigi Mountong, đảo Sulawesi. Hiện trường một vụ lở đất tại Majene, Tây Sulawesi, Indonesia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Cho tới nay, đã...