Indonesia: Cận cảnh bám cầu qua sông của học sinh vùng lũ
Thoạt nhìn chắc nhiều người sẽ lầm tưởng đây là một cảnh quay trong bộ phim hành động Indiana Jones and the Temple of Doom (Indiana và ngôi đền chết chóc).
Nhưng thực tế, đó lại là công việc đi lại hàng ngày của người dân và những cô cậu học trò ở ngôi làng Sanghiang Tanjung, Lebak, Indonesia.
Vắt vẻo trên cây cầu treo đã bị đứt một bên dây văng, những đứa trẻ chỉ chừng năm, sáu tuổi như phó mặc cả tính mạng của mình cho dòng sông Ciberang mỗi lần tới trường.
Việc qua sông trở nên bấp bênh và nguy hiểm kể từ cuối tuần trước sau khi cây cầu treo gần như bị lũ cuốn trôi.
Video đang HOT
Một cột trụ đã bị đổ và để lại những tấm ván bắc ngang nghiêng hẳn sang một bên.
Mặc dù cây cầu đã bị hỏng nhưng đó là con đường duy nhất để những đứa trẻ ở bên kia sông tới trường.
Sofiah, một học sinh tiểu học đi qua cây cầu này hàng ngày cho biết nếu không qua cầu thì phải đi bộ qua đường vòng nhanh nhất cũng mất nửa tiếng đồng hồ. Vì thế cô bé và nhiều bạn cùng trang lứa khác chấp nhận nguy hiểm còn hơn dậy từ sáng sớm và trở về lúc tối mịt.
Theo VietNamNet
Bánh mỳ "vẫy"
Một ngày đứng ngoài đường từ 10 đến 13 tiếng. HỌ tự gọi mình là người làm trên "phố vẫy". Người ta đi theo những cái vẫy vì bánh chứ không phải vì người, bởi lúc nào cũng khẩu trang, áo chống nắng, che bụi, mũ nón, có nhìn thấy mặt nào đâu.
Đường Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng - Trần Duy Hưng có hàng chục người bán bánh mỳ. Mặc xe cộ chạy ào ào, họ vươn tay ra dòng người đông đúc vẫy lấy vẫy để mời khách mua bánh.
"Làm nghề này phải mặt "dày", nhanh chân, nhanh miệng. Người đi qua là phải mời nhiệt tình nhưng cũng phải cẩn thận không xe nó tông cho thì khổ", chị Mai, người có "thâm niên" 2 năm bán bánh mỳ trên trục đường Phạm Hùng - Trần Duy Hưng cho biết.
Theo tìm hiểu, những người bán bánh mỳ tại khu vực trên chủ yêu là nông dân ở các làng quê vùng Hà Tây (cũ), Hà Nam, Bắc Giang.
Cô Hòe, quê ở Hà Nam, cho biết: "Mình không có học vấn, tuổi tác lại không còn trẻ, kiếm được việc không phải dễ. Làm việc này tuy hơi bụi bặm nhưng nhàn hơn".
Theo lời cô Hòe, để có được bánh ngon, mỗi tháng cô phải đặt tiền trong siêu thị. Số tiền đặt cọc là 700.000 đồng/tháng và bị trừ dần khi cô lấy bánh.
"Mỗi ngày, tôi hai lần vào siêu thị lấy bánh, mỗi lần 50-100 chiếc, đủ loại to nhỏ. Người nào mới vào nghề phải xếp hàng mới được lấy, mỗi lần chỉ được 5 chiếc".
Cô Hòe tiết lộ, ngày bán được nhiều nhất lên đến 300 chiếc bánh mỳ.
Còn cô Hường (ở Bắc Giang) sáng rửa bát thuê ở siêu thị Big C, chiều bán bánh mỳ đến 10 rưỡi tối. Theo cô Hường, bán bánh mỳ phải vừa lo vẫy khách vừa phải để mắt đến ô tô và công an. "Hễ thấy công an là mọi người như chạy loạn. Có người vì vội vàng mà vấp ngã, mấy hộp xốp không còn chỏng queo kia kìa".
Bánh mỳ "vẫy" trên phố Hà Nội
Mặc như Ninja để chống bụi
Thấy khách là phải "vẫy" nhiệt tình mới bán được bánh
Theo Bee.net.vn
Kỳ II: Rợn người với tai nạn lao động Anh công nhân leo cột điện chẳng may trượt chân, bên dưới là một cây xà beng cắm thẳng đứng... Theo thống kê từ khoa Khám bệnh (Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội) cho hay, tai nạn lao động (TNLĐ) chiếm khoảng 7% tổng số trường hợp tai nạn vào bệnh viện Việt Đức. Vì là tai nạn xảy ra trong khi lao...