Indonesia ấn tượng với “công thức chống Covid-19″ của Việt Nam
Báo chí Indonesia, các nhà ngoại giao, học giả và cả cư dân mạng đồng loạt bày tỏ ấn tượng trước các “công thức chống Covid-19″ của Việt Nam.
Ấn tượng với chiến lược của Chính phủ
Trả lời phỏng vấn báo chí Indonesia, ông Ibnu Hadi, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam cho rằng, quốc gia tiếp giáp trực tiếp với Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của thế giới với việc thành công cách ly xã hội là nhờ có những phản ứng nhanh chóng của chính phủ và sự kỉ luật của người dân. Trong bài phỏng vấn “Đây là 5 bí mật của Việt Nam trong thành công ứng phó với Covid-19″, Đại sứ Ibnu Hadi đưa ra 5 biện pháp của Chính phủ Việt Nam.
Bài phỏng vấn Đại sứ Indonesia tại Việt Nam.
Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam đã không đánh giá thấp virus corona từ khi chúng mới xuất hiện ở Trung Quốc. Ngay từ Tết Nguyên Đán (26/1), Việt Nam đã dừng mọi hoạt động chào mừng, tụ tập đông người. Thứ hai, Việt Nam tiết lộ danh tính của tất cả những người liên quan đến Covid-19.
“Nếu người này đi đến siêu thị, siêu thị sẽ đóng cửa, nếu anh ta đi hát karaoke, quán karaoke sẽ đóng cửa, nếu anh ta đi đến một nhà hàng, nhà hàng này sẽ đóng cửa. Bằng cách này, tất cả mọi người đều biết vị trí của những người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19″- Đại sứ Ibnu Hadi nhấn mạnh.
Thứ ba, hệ thống Chính phủ ở Việt Nam là một hệ thống tập trung, những quyết sách của lãnh đạo sẽ chuyển trực tiếp tới cấp thấp nhất thực hiện mà không cần thảo luận hay tranh luận, điều này giúp cho các quyết định được thực hiện một cách nhanh chóng. Thứ tư, Việt Nam là một quốc gia Cộng hoà xã hội chủ nghĩa, do vậy, người dân rất kỉ luật, tuân theo chính quyền và pháp luật bởi vậy việc cách ly xã hội được thực hiện một cách triệt để. Cuối cùng, Việt Nam luôn phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và áp dụng tất cả các đề xuất của tổ chức này.
Ông Agus Mawan, tác giả cuốn sách “Cuộc cách mạng bên bờ sông Hồng”.
Trong khi đó, ông Agus Mawan, tác giả cuốn sách “Cuộc cách mạng bên bờ sông Hồng” và học giả trong hội thảo “60 năm chuyến đi của chủ tịch Hồ Chí Minh” đã đăng báo bài viết : “Chiến lược của Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19″. Trong đó, tác giả cho rằng, trong khi nhiều cường quốc trên thế giới thất bại trong cuộc chiến chống Covid-19 thì Việt Nam, quốc gia có nguồn lực hạn chế đã chiến thắng trong cuộc chiến chống lại bệnh dịch bằng một chiến lược tổng thể. Chính phủ Việt Nam đã coi Covid-19 như một kẻ thù chung phải chiến đấu cùng nhau. Chính phủ đã huy động tất cả mọi nguồn lực để chiến đấu với Covid-19 như với những kẻ xâm lược. Học giả này đã dẫn chứng 12 biện pháp của Chính phủ Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19. Bên cạnh đó, tác giả còn ca ngợi Việt Nam khi có những hành động giúp đỡ các quốc gia khác khi tặng khẩu trang và thiết bị y tế cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Thành công của Việt Nam
Hôm nay, trên khắp các mặt báo Indonesia đều đăng các bài viết về Việt Nam trên trang nhất. Báo CNN Indonesia đăng bài “Công thức của Việt Nam trong thành công cách ly xã hội mà không có trường hợp tử vong”. Bài báo đã nêu lên “công thức” của Việt Nam đó là biện pháp kiên quyết và nhanh chóng của Chính phủ cộng với vai trò tích cực và tính kỉ luật của cộng đồng.
Theo bài báo, mặc dù không ngân sách hạn chế, nhưng Việt Nam đã tích cực tiến hành các xét nghiệm Covid-19. Hơn 180.000 người được xét nghiệm, mặc dù kết quả dương tính chỉ khoảng hơn 200 người.
Biện pháp khoanh vùng đối tượng F1, F2, F3 tại Việt Nam và những chính sách kiểm dịch nghiêm ngặt cũng được nhắc đến. Tác giả bài viết còn dẫn chứng lời của Giám đốc Tổ chức Y tế Thái Bình Dương, Takeshi Kasai rằng: “Thành công của Việt Nam là do vai trò tích cực của cộng đồng. Đường phố Hà Nội nơi trước đó tràn ngập khách du lịch, người bán hàng rong, dân cư đông đúc thì nay rất vắng vẻ. Khoảng 3.000 doanh nghiệp đóng cửa từ cuối tháng Một.”
Tờ báo Kompas của Indonesia cũng có rất bài viết về các cách làm của Việt Nam như: “Thành công trong việc dập tắt Covid-19 mà không có trường hợp nào tử vong, Việt Nam nới lỏng giãn cách xã hội”. “Công bố toàn bộ người nhiễm Covid-19 khỏi bệnh, bí quyết của Việt Nam là gì? “7 ngày không có ca nhiễm Covid-19 mới, Việt Nam nới lỏng cách ly xã hội”…
Video đang HOT
Kompas : “Công bố toàn bộ người nhiễm Covid-19 khỏi bệnh, bí quyết của Việt Nam là gì?
Trong bài “Thành công trong việc dập tắt Covid-19 mà không có trường hợp nào tử vong, Việt Nam nới lỏng giãn cách xã hội”, tác giả bài viết nhận định, chìa khoá dẫn đến thành công của Việt Nam chính là những phản ứng kiên quyết bao gồm kiểm dịch hàng loạt, theo dõi y tế mở rộng.
Theo bài báo, Việt Nam là quốc gia đầu tiên đóng các đường bay đến và đi từ Trung Quốc khi nước này mới chỉ có gần 10 ca mắc Covid-19. Bài báo cũng nêu lên các ví dụ cụ thể như việc Việt Nam thực hiện cách ly rất nghiêm túc đối với xã Sơn Lôi, hay các trường hợp bị nghi nhiễm đều được cách ly theo kiểu “quân đội”. Bài báo cũng ca ngợi sự đồng lòng quyết tâm của người dân Việt Nam khi tuân theo các quy định của chính phủ trong việc kiểm dịch, cách ly, cùng với đó là sự đùm bọc sẻ chia thông qua các ATM gạo.
Trong khi đó báo CNBC Indonesia nhận định, Việt Nam là một điểm sáng hiếm hoi và đáng ngạc nhiên trong đại dịch Covid-19 sau khi kiềm chế được số người mắc Covid-19 với số lượng nhỏ người nhiễm bệnh và không có tử vong ở nước mà ban đầu được cho là có nguy cơ lớn virus corona khi nằm ngay sát Trung Quốc.
Trước đó, báo chí Indonesia cũng có nhiều bài viết về ATM gạo Việt Nam, một hình thức chia sẻ khó khăn với người nghèo trong đại dịch toàn cầu.
Làn sóng dẫn chứng về thành công của Việt Nam trên mạng xã hội
Ngay sau khi các bài báo ca ngợi cách làm thành công của Việt Nam, từ khoá “Việt Nam” trở nên thịnh hành trên các mạng xã hội. Cư dân mạng Indonesia đã tạo lên một làn sóng dẫn chứng về thành công của Việt Nam khi dùng biện pháp cách ly xã hội để dập tắt Covid-19.
Thậm chí, cư dân mạng Indonesia đã bày tỏ trực tiếp trên Twitter của Tổng thống Indonesia về việc trước đó, ông Joko Widodo đã yêu cầu công chúng đưa ra ví dụ về quốc gia đã thành công trong việc kiếm chế Covid-19 bằng cách thực hiện phong toả. Hơn 115 ngàn tài khoản đã đưa ra dẫn chứng về thành công của Việt Nam.
Cư dân mạng Indonesia dẫn chứng về thành công của Việt Nam với Tổng thống.
Trong Twitter của mình, nhà hoạt động nhân quyền Indonesia, ông Natalius Pigai nhận định, Việt Nam là một trong những quốc gia đã thực hiện thành công chính sách phong toả để giảm sự lây lan của Covid-19 và thậm chí là tỉ lệ tử vong do dịch bệnh toàn cầu ở Việt Nam là bằng 0.
Bên cạnh đó, rất nhiều cư dân Indonesia đã chúc mừng Việt Nam về những thành công này và cho rằng, Chính phủ Indonesia cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để ngăn chặn số ca mắc và tử vong do Covid-19 tại đất nước với số dân đông thứ tư thế giới này.
Tính đến nay, Indonesia đã ghi nhận 8.607 ca mắc Covid-19, trong đó có 720 người tử vong. Nước này đang thực hiện biện pháp “giãn cách xã hội quy mô lớn” với những địa phương đang là điểm nóng của dịch Covid-19. Trước đó, Tổng thống Indonesia khẳng định, nước này sẽ không phong toả để ngăn sự lây lan của đại dịch toàn cầu./.
Hương Trà
Những ký ức tang thương sau 15 năm sóng thần Ấn Độ Dương
Những ký ức về trận sóng thần giết chết 230.000 người khắp nhiều nước châu Á năm 2004 vẫn còn là nỗi ám ảnh sau 15 năm.
Ngày 26/12 năm nay đánh dấu 15 năm kể từ khi một trận động đất 9,1 độ làm rung chuyển bờ biển tỉnh Aceh của Indonesia, gây ra trận sóng thần làm thiệt mạng hơn 230.000 người ở Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan và 9 nước khác.
Khi cơn địa chấn tạo ra một đứt gãy sâu dưới Ấn Độ Dương, từng đợt sóng cao đến gần 18 mét tràn vào bờ, cuốn trôi các khu dân cư chỉ trong vài giây.
Aceh, tỉnh tự trị nằm về phía bắc đảo Sumatra của Indonesia, là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất, với tổng cộng 128.858 người thiệt mạng, theo thống kê của chính phủ và các tổ chức cứu tế.
Số người chết tăng lên từng ngày. Thi thể nằm rải rác trên đường chờ được mang đi, trong khi xác các nạn nhân vẫn tiếp tục trôi dạt vào bờ và bắt đầu phân hủy.
Các bệnh viện và nhà xác chật vật chữa trị người bị thương cũng như xử lý số thi thể đang trương lên từng ngày.
Hơn 570.000 người mất nhà cửa và 179.000 ngôi nhà, cao ốc bị phá hủy tại Indonesia, khi con sóng tấn công một vùng rộng lớn dọc theo bờ biển.
Sri Lanka là nơi chịu thiệt hại nặng nề thứ hai với khoảng 40.000 người chết.
Thái Lan, nơi sóng thần ập vào các thị trấn nghỉ mát ven biển phía nam, cũng có 5.400 người thiệt mạng, trong đó có nhiều du khách nước ngoài.
Tại Ấn Độ, gần 42.000 người, hay khoảng 10.000 gia đình, mất nhà cửa sau khi sóng thần tấn công các đảo ngoài khơi bờ biển phía đông.
Hơn 3.500 người đã thiệt mạng trên các đảo này, trong khi gần 9.000 người thiệt mạng trên đất liền Ấn Độ, chủ yếu ở bang Tamil Nadu.
Cộng đồng quốc tế đã thực hiện một chiến dịch cứu tế khổng lồ, với ước tính 13,6 tỷ USD viện trợ chính thức và quyên góp cá nhân.
Những người thiệt mạng trong thảm kịch 2004 đã không nhận được bất cứ cảnh báo nào từ chính quyền và gần như không có cơ hội thoát thân.
Từ đó, hàng triệu đô-la đã được đổ vào một mạng lưới trung tâm thông tin động đất, sóng thần rộng lớn, lắp đặt các thiết bị trên biển và bờ biển cũng như các tháp cảnh báo.
Hơn 400 triệu USD đã được chi ở 28 quốc gia cho hệ thống cảnh báo sớm, bao gồm 101 máy đo mực nước biển, 148 máy đo địa chấn và 9 phao.
Dù vậy, vẫn còn những nghi ngờ về khả năng ứng phó thực sự của các quốc gia ven bờ Ấn Độ Dương nếu một trận sóng thần khác xảy ra.
Đông Phong
Ảnh: Reuters
Theo news.zing.vn
Giáo viên nước ngoài ở Indonesia bị kiểm tra xu hướng tình dục Theo quy định mới, giáo viên nước ngoài tại các trường tư thục ở Indonesia phải đối mặt với bài kiểm tra nhằm xác định người có xu hướng tình dục bất thường. Theo New York Times, trong các bài kiểm tra, giáo viên nước ngoài tại Indonesia có thể được hỏi liệu họ đồng ý với phát biểu: "Tôi thấy không thoải...