Indonesia, Ấn Độ phản đối sử dụng vũ lực ở Biển Đông
Nhiều nước bày tỏ lo ngại về cách hành xử hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đưa ý kiến về vấn đề biển đông.
Ngày 12/5, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã kêu gọi Trung Quốc và các quốc gia có tranh chấp trên Biển Đông kiềm chế không sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết vấn đề.
Phát biểu trong một cuộc họp báo sau Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tổ chức tại Myanmar, ông Yudhoyono nói: “Điểm mấu chốt là không bên nào được phép sử dụng sức mạnh quân sự. Nếu quan điểm này được thống nhất, tất cả các vấn đề khác ở Biển Đông sẽ có cách giải quyết.”
Video đang HOT
Tổng thống Indonesia cho biết chủ đề xuyên suốt trong các cuộc thảo luận của hội nghị thượng đỉnh vừa qua là liệu sự trỗi dậy của Trung Quốc có phải là mối đe dọa đối với các quốc gia trong khu vực hay không.
Ông Yudhoyono cho rằng mặc dù sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của Trung Quốc sẽ đem lại một số lợi ích cho các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách trỗi dậy không hòa bình, thể hiện thái độ và cách hành xử hung hăng trên Biển Đông, họ sẽ gây nên “những vấn đề nghiêm trọng”, và sẽ là hiểm họa đối với hòa bình, an ninh Đông Á, là điều mà “không một quốc gia nào mong muốn”.
Trước đó, Ấn Độ cũng đã bày tỏ sự lo ngại trước những diễn biến gần đây trên Biển Đông, nơi Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam và cho tàu hải cảnh tấn công bằng vòi rồng, đâm rách tàu công vụ của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố: “Chúng tôi đang theo dõi và quan ngại sâu sắc về tình hình trên Biển Đông. Chúng tôi tin rằng việc duy trì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng trong khu vực là lợi ích sống còn đối với cộng đồng quốc tế.”
Theo Xahoi
Báo Nhật: Cư dân mạng Trung Quốc quá hung hăng
Trang Livedoor của Nhật dẫn bài viết trên tờ Sankei Shimbun, chỉ trích thái độ hiếu chiến thái quá của cư dân mạng Trung Quốc khi nước này gây hấn trên Biển Đông.
Tàu Trung Quốc hung hãn tấn công tàu CSB Việt Nam trên Biển Đông
"Sau những va chạm trên Biển Đông, người dùng Internet Trung Quốc đã phản ứng dữ dội. Họ đòi chiến tranh, dùng ngôn ngữ xúc phạm đối với những các nước khác", bài viết trên Livedoor nhận định.
Trong vụ việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào Biển Đông, Việt Nam đã mạnh mẽ lên án và tuyên bố "đây là hành vi xâm phạm chủ quyền, Trung Quốc ngang ngược trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam".
Trong khi đó, Trung Quốc đã đáp lại những lời kêu gọi của chính phủ Việt Nam bằng hành động bạo lực như bắn vòi rồng, đâm tàu và thậm chí đưa cả tiêm kích đến vùng biển này.
Theo Sankei Shimbun, khi có những thông tin về xung đột trên Biển Đông, nhiều dân mạng Trung Quốc đòi phát động chiến tranh với những phát ngôn hiếu chiến như: "Tại sao lại chỉ là bắn vòi rồng? Hãy bắn pháo trực tiếp". "Đánh chìm tàu Việt Nam", "Hãy trừng phạt kinh tế và tấn công Việt Nam"...
Đồng thời, việc Phillipines bắt tàu cá Trung Quốc cùng 11 ngư dân cũng trở thành tiêu điểm truyền thông trong tuần qua ở Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc đã họp báo và có những phát ngôn chính thức về cả hai sự việc trên. Tuy nhiên, những phát ngôn của Trung Quốc lại cố tình lấp liếm, nói sai sự thật, hoặc chỉ nói một phần sự thật. Trong vụ việc tàu cá Trung Quốc bị Phillipines bắt giữ, chính phủ Trung Quốc đã cố tình giấu nhẹm thông tin về tình trạng của tàu này khi bị bắt: trên tàu có đến 500 con rùa biển quý, loài vật trong danh sách bảo tồn, bị cấm săn bắt.
Sankei Shimbun dẫn đăng một ý kiến của độc giả tại Hong Kong về vụ việc này, cho rằng người những người "được biết đầy đủ thông tin" sẽ "xấu hổ mà chết" nếu bị người nước ngoài chất vấn vì vi phạm luật bảo vệ động vật hoang dã. Chỉ một số ít độc giả tỉnh táo như vậy, một trong số đó đã lên tiếng thẳng thừng trên mạng tin Sina: "Chính phủ Trung Quốc đừng làm như mình là nạn nhân nữa".
Tuy nhiên, theo Sankei Shimbun, ngày 7/5, Trung Quốc bắt đầu chế độ kiểm soát bình luận độc giả và xóa nhiều bài viết cũng như các bình luận "nhạy cảm" vào ngày 8/5 để kiểm soát dư luận trong nước.
Theo Xahoi
Trung Quốc lại yêu cầu Việt Nam 'dừng quấy rối' Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12/5 đưa ra tuyên bố rằng, những nỗ lực của Việt Nam nhằm thu hút sự ủng hộ trong vấn đề biển Đông "sẽ thất bại". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oanh "Việt Nam đang tìm cách lôi kéo các bên và gây áp lực lên Trung Quốc, nhưng sẽ không...