“In hộ chiếu đường lưỡi bò là sai lầm và thiếu hiểu biết”
“Đường lưỡi bò” của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở lịch sử và pháp lý. Việc in “đường lưỡi bò” lên hộ chiếu của Trung Quốc là hành động “sai lầm và thiếu hiểu biết” – nhiều đánh giá được đưa ra sau hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4.
Đại diện các tiểu ban báo cáo kết quả thảo luận tại tiểu ban của mình.
Tổng kết của Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam – GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn tại phiên bế mạc Hội thảo Quốc tế Việt Nam học hôm nay (28/11) thể hiện trong 3 ngày làm việc với 15 tiểu ban, hơn 800 tham luận được trình bày, trong đó có 200 tham luận của các học giả nước ngoài đã tập trung thảo luận về tất cả lĩnh vực trong hội nhập và phát triển bền vững của Việt Nam như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quan hệ quốc tế và an ninh khu vực…
Thông qua thảo luận, các học giả trong nước và quốc tế cùng nhau chia sẻ những cứ liệu và tư liệu lịch sử mới tìm thấy, thảo luận về những tìm tòi, phát hiện mới trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đánh giá tác động của các thành tựu mới về khoa học và công nghệ, cùng tìm ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả để đẩy lùi nguy cơ khủng hoảng kinh tế, tụt hậu phát triển, cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại môi trường…
Báo cáo trong phiên họp toàn thể về kết quả thảo luận tại biểu ban 13 – “Các vấn đề khu vực” – GS Nguyễn Quang Ngọc cho biết, có 57 báo cáo (trong đó có 10 học giả quốc tế) được chọn in, coi như báo cáo chính thức của hội thảo. 22 bản báo cáo trong số đó đã được trình bày tại tiểu ban này.
Là người phụ trách tiểu ban này qua các lần hội thảo, ông Ngọc nhận xét, chưa bao giờ tiểu ban có số người tham dự đông, thảo luận sôi nổi như lần này.
Trong đó, phiên họp về “Hợp tác và an ninh trên biển” có khoảng 80 người tham dự với 7 báo cáo được trình bày, 10 ý kiến tranh luận xung quanh các nguồn tư liệu khẳng định chủ quyền thật sự của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa, đối chiếu với các nguyên tắc chiếm hữu quy định trong luật quốc tế.
Về hệ bản đồ truyền thống của Trung Quốc, tiểu ban xác nhận ranh giới cực nam của Trung Quốc là cực nam của đảo Hải Nam, hoàn toàn không có cơ sở lịch sự và pháp lý của đường “lưỡi bò” của Trung Quốc. Đối với việc in “đường lưỡi bò” lên hộ chiếu của Trung Quốc, nhiều học giả khẳng định, đây là hành động “sai lầm và thiếu hiểu biết”.
Vấn đề biển Đông trong bối cảnh hệ thống an ninh khu vực Đông Á cũng như vai trò của ASEAN trong ngăn ngừa xung đột ở biển Đông cũng được chú trọng.
Các học giả trao đổi, thảo luận nhiều về các giải pháp giữ gìn hòa bình và bảo đảm an ninh trên biển.
Video đang HOT
Ngoài ra, GS Ngọc cho biết, nhiều người tham dự hội thảo đặc biệt quan tâm đến Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong hợp tác vịnh Bắc Bộ mở rộng.
Hội thảo lần này có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, quy tụ các chuyên gia đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ.
“Dù đã chủ động khoanh gọn vấn đề vào hợp tác và an ninh trên biển nhưng những người tham dự hội thảo vẫn cho rằng hội thảo chỉ bố trí 1 phiên thảo luận về biển đảo là quá ít và hi vọng có nhiều hơn nữa những hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông đề cấp đến tất cả các lĩnh vực trong mối quan hệ tổng thể” – ông Ngọc khái quát.
Cũng có học giả đề xuất gia cố hơn nữa cơ sở lý thuyết và phương pháp khu vực học trong khi vận dụng nghiên cứu không gian biển. Cũng có người đặt vấn đề biển Đông có nhiều người nghiên cứu, nhiều người quan tâm, nhiều vấn đề cần phải trao đổi và thảo luận, cần phải tổ chức thành một tiểu ban riêng hoặc được tổ hợp thành nhiều phiên họp. Việc chỉ tổ chức 1 phiên họp lại để rải ra ở nhiều tiểu ban khác nhau khiến việc thảo luận vừa phân tán vừa thiếu hiệu quả.
Phiên họp về “Hà Nội và khu vực phía bắc” dành nhiều thời gian nhất cho báo cáo về tranh chấp biên giới nam Vân Nam (Trung Quốc) và Việt Nam những năm 1720. Nguồn tư liệu nguyên gốc được đưa ra là các tập tấu của nhà Thanh (Trung Quốc) và nhà Lê (Việt Nam).
Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa Thăng Long Hà Nội, đặc biệt là khu trung tâm Cấm thành Thăng Long, cũng được tập trung thảo luận. Các học giả tham gia đều có hướng khẳng định vị trí trung tâm không thay đổi của điện Càn Nguyên, Thiên An, Kính Thiên, trục chính tâm của Cấm thành. Các nghiên cứu về chế độ Thượng hoàng, các cung Thánh Từ và Quan Triều của Thăng Long thời Trần, khu phố cổ Hà Nội cũng được nhiều người quan tâm thảo luận.
Báo cáo kết quả từ tiểu ban 15 của GS Hồ Sỹ Quý nêu bật báo cáo nghiên cứu từ hơn 6000 di thư từ thời Nguyễn thể hiện chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, định xuất lương bổng cũng như quy chế giám sát hoạt động của quan lại trong bộ máy nhà nước. Tư liệu cổ cũng quy định cụ thể chế độ phụ cấp đặc biệt cho quan chức đi tuần du tại đảo Hoàng Sa.
“Các tư liệu về việc trị thủy sông Hồng, xây dựng nền văn minh sông nước ĐBSCL… không chỉ là những tư liệu lịch sử mà còn là những bài học hết sức thời sự, nóng hổi về việc khẳng định chủ quyền trên đất liền cũng như trên biển của Việt Nam” – GS Quý đánh giá.
Với chủ đề “Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển bền vững”, các kết quả nghiên cứu tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 được đánh giá là có giá trị ứng dụng cao trong phát triển ngành Việt Nam học trên thế giới.
Các kết quả nghiên cứu tại hội thảo có giá trị ứng dụng cao trong phát triển ngành Việt Nam học và đóng góp quan trọng vào việc hình thành tư duy phát triển Việt Nam, góp phần xây dựng nền văn hóa và quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thê giới cũng như đưa thê giới đên với Viêt Nam. Đây cũng đồng thời là cơ hội để chúng ta thấy được sự lớn mạnh của mạng lưới nghiên cứu Việt Nam học trên toàn thế giới.
Được tổ chức định kỳ 4 năm/lần và là diễn đàn khoa học lớn, có uy tín, quy tụ các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về Việt Nam, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần này đã thu hút gần 1.000 nhà khoa học đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ tới dự.
Theo Dantri
Khai mạc hội thảo quốc tế về biển Đông
Ngày 19/11, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ tư về biển Đông với chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực" do Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức đã chính thức khai mạc tại TPHCM.
Tham dự hội thảo có hơn 200 đại biểu là những học giả, nhà nghiên cứu, chuyên gia trong đó có khoảng 100 đại biểu quốc tế gồm học giả và quan chức chính phủ đến từ 27 nước và vùng lãnh thổ, gần 30 đại diện Ngoại giao đoàn tại Việt Nam và các học giả, đại biểu Việt Nam.
Hơn 100 đại biểu là học giả và quan chức chính phủ đến từ 27 nước và vùng lãnh thổ đã tham gia hội thảo
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 30 năm Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc được ký kết 10 năm ASEAN và Trung Quốc tuyên bố cam kết thúc đẩy các biện pháp hợp tác, tăng cường lòng tin, không làm phức tạp thêm tình hình trong Tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC).
Mục tiêu của hội thảo lần này là trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu và đánh giá mới nhất từ góc độ luật pháp quốc tế và quan hệ quốc tế của các học giả từ nhiều nước trên thế giới về những diễn biến xảy ra gần đây trên biển Đông đề xuất các hướng giải pháp cho các tranh chấp để tăng cường hợp tác, ngăn ngừa và kiểm soát xung đột, kiểm soát khủng hoảng tại biển Đông...
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao đánh giá tranh chấp tại biển Đông rất phức tạp, hiện đang được đẩy lên rất căng thẳng. Do đó, hội thảo này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp làm rõ hơn bản chất của tranh chấp, căng thẳng tại biển Đông thông qua ý kiến của các học giả quốc tế.
Trong ngày 19/11, các đại biểu đã tham gia ba phiên thảo luận với 12 tham luận về các chủ đề: "Địa chính trị Biển Đông", "Những diễn biến gần đây trên Biển Đông" và "Chính trị nội bộ và chính sách đối ngoại trong vấn đề Biển Đông".
Trong 3 phiên thảo luận này, các học giả đánh giá cao tiềm năng tài nguyên biển phong phú, giá trị kinh tế của các tuyến đường vận tải biển qua biển Đông và khẳng định tầm quan trọng của biển Đông đối với môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Đánh giá các diễn biến xảy ra trên biển Đông trong thời gian gần đây, các đại biểu đều nhận định biển Đông đã trở thành một trong những khu vực có tranh chấp phức tạp nhất trên thế giới do những biến chuyển trong tình hình nội bộ nhiều nước cũng như những biến chuyển của tình hình kinh tế, quân sự và an ninh khu vực.
Bên cạnh những vấn đề an ninh truyền thống như tranh chấp đảo, tranh chấp khu vực biển, các vấn đề an ninh phi truyền thống như cướp biển, ô nhiễm môi trường biển, sự suy giảm của các nguồn hải sản, biến đổi khí hậu... đang ngày càng nghiêm trọng. Đồng thời, sự gia tăng vai trò của các nhân tố phi nhà nước đang làm phức tạp thêm vấn đề Biển Đông.
Tình hình càng diễn biến phức tạp, các nước trong khu vực càng cần phải nỗ lực lớn hơn, cần tìm ra các phương cách hiệu quả hơn để đưa các kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị chính sách đi vào cuộc sống.
Một số đại biểu nhận định các biện pháp xây dựng lòng tin an ninh biển như việc thiết lập đường dây nóng, tổ chức tuần tra hải quân chung ít nhiều đã cải thiện được môi trường và quản lý vấn đề tranh chấp Biền Đông dễ dàng hơn.
Ngoài ra, cũng cần tận dụng các kênh ngoại giao và quốc phòng hiện đang kết nối các quốc gia trong khu vực, ví dụ như đối thoại chính phủ trực tiếp.
Theo quan điểm của nhiều học giả, lịch sử quan hệ quốc tế cho thấy không thể dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp như ở biển Đông. Các nước tham gia tranh chấp phải giữ cân bằng giữa bảo vệ quyền lợi của riêng mình và duy trì sự ổn định ở biển Đông. Các học giả cảnh báo, thời gian vẫn còn nhưng ngày càng ít cho các bên tranh chấp ở biển Đông tìm kiếm giải pháp hòa bình để kiểm soát và giải quyết các tranh chấp.
Trong ngày thảo luận đầu tiên, các học giả nhấn mạnh các bên cần kiềm chế, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS, duy trì vai trò đoàn kết của ASEAN nhằm duy trì hiệu quả các khuôn khổ hợp tác khu vực.
Các học giả đã thảo luận về vai trò quan trọng của truyền thông trong việc định hướng dư luận trong mỗi nước. Các bên liên quan phải có trách nhiệm chọn lọc thông tin khách quan và đầy đủ về vấn đề, để đưa ra những thông điệp quan trọng một cách đúng đắn, không kích động tinh thần dân tộc cực đoan làm phức tạp thêm quá trình giải quyết tranh chấp vốn đã gặp nhiều trở ngại.
Trong ngày 20 và 21/11, hội thảo sẽ tiếp tục thảo luận các chủ đề: "Hiện đại hóa quân sự và tác động", "Lợi ích và chính sách của các cường quốc ngoài khu vực", "Biển Đông trong quan hệ ASEAN - Mỹ - Trung Quốc", "Các khía cạnh pháp lý", "Đánh giá thực trạng và xu thế hợp tác khu vực trên Biển Đông", "Cơ chế giải quyết tranh chấp, quản lý xung đột và hướng giải pháp" và "Kiến nghị chính sách nhằm tăng cường an ninh và hợp tác ở Biển Đông".
Theo Dantri
Giới thiệu luật Biển Việt Nam tại hội thảo quốc tế Ngày 26.10, Hội thảo quốc tế về "Luật, văn hóa và lịch sử ở Đông Á" đã diễn ra tại Viện Nghiên cứu luật thuộc Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc. Tham dự hội thảo có các học giả của Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, cùng đông đảo sinh viên quốc tế đang học tập tại đây. Lần đầu tiên...