IMF: Thế giới tới giờ đã chi 8.000 tỉ USD cho COVID-19
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF) Kristalina Georgieva ngày 9-4 cảnh báo tuy các chính phủ đã chi 8.000 tỉ USD hỗ trợ tài chính trong dịch bệnh do virus corona chủng mới (COVID-19), nỗ lực này có thể chưa đủ.
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva – Ảnh: REUTERS
Theo bà Georgieva, đại dịch COVID-19 sẽ đưa tăng trưởng kinh tế toàn cầu về “mức âm cực lớn” trong năm 2020, khơi dậy cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ đại suy thoái những năm 1930. Bà cảnh báo thế giới sẽ chỉ hồi phục một phần trong năm 2021.
“Chỉ 3 tháng trước, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng thu nhập trên đầu người ở con số dương cho hơn 160 quốc gia thành viên trong năm 2020.
Hôm nay, con số này đã quay đầu: chúng tôi hiện dự đoán hơn 160 quốc gia sẽ ghi nhận tăng trưởng thu nhập theo đầu người ở mức âm trong năm nay”, bà Georgieva nói.
Video đang HOT
Tổng giám đốc IMF cho biết cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ ảnh hưởng lớn nhất tới các thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển. Những khu vực này sẽ cần hàng nghìn tỉ USD hỗ trợ từ quốc tế.
“Tôi xin nhấn mạnh sự bất ổn lớn về viễn cảnh tương lai: điều này có thể sẽ xấu đi vì nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm thời gian đại dịch kéo dài”, bà Georgieva cảnh báo.
Theo bà, đa số các quốc gia châu Phi, châu Á và Mỹ Latin sẽ đối mặt với hiểm họa lớn vì hệ thống y tế còn yếu. Những quốc gia này cũng khó thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội (social distancing) vì có mật độ dân cư đông đúc tại thành thị và nhiều khu ổ chuột.
Ban giám đốc IMF đã thông qua quyết định tăng gấp đôi gói hỗ trợ khẩn cấp, lên 100 tỉ USD, để đáp ứng nhu cầu của hơn 90 quốc gia. Bà Georgieva tuyên bố IMF được thành lập cho những thời điểm như hiện nay, và sẵn sàng huy động 1.000 tỉ USD trong khả năng của quỹ để hỗ trợ thế giới chống COVID-19.
NGUYÊN HẠNH
Iran kêu gọi IMF cho vay khẩn cấp 5 tỉ USD để dập dịch
Tổng thống Iran Hassan Rouhani kêu gọi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phê chuẩn yêu cầu khoản vay khẩn cấp 5 tỉ USD để chống lại đại dịch Covid-19.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu trong cuộc họp tại thủ đô Tehran, Iran . Ảnh Reuters
Chính phủ Iran đã yêu cầu khoản vay khẩn cấp 5 tỉ USD vào ngày 12.3, khẳng định Tehran cần khoản tiền này để ứng phó đại dịch Covid-19, theo AFP.
"Tôi kêu gọi tất cả các tổ chức quốc tế hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chúng tôi là thành viên của IMF... nếu có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào đối với Iran và các quốc gia khác trong việc cho vay, chúng tôi và dư luận thế giới đều không thể chấp nhận điều này", Tổng thống Rouhani nói trong cuộc họp nội các ngày 8.4.
Hiện IMF có gói Hỗ trợ Tài chính Nhanh phục vụ tất cả quốc gia thành viên có nhu cầu cấp thiết về đảm bảo cán cân thanh toán.
"Nếu các tổ chức quốc tế thực hiện nhiệm vụ của mình trong tình huống khó khăn này thì thế giới sẽ đánh giá họ theo một cách khác", ông Rouhani nói.
Tuy nhiên, Mỹ, có quyền phủ quyết tại IMF, được cho là sẽ chặn khoản vay với cáo buộc Iran sẽ dùng tiền cho mục đích quân sự.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gần đây cáo buộc Iran sẽ sử dụng bất kỳ gói cứu trợ kinh tế nào để theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân, viện trợ cho các nhóm vũ trang Hồi giáo dòng Shiite ở Iraq. Washington tố những lực lượng được Iran hậu thuẫn đứng sau làn sóng tấn công các căn cứ có lính đồn trú Mỹ ở Iraq.
Bên cạnh đó, chính phủ Tổng thống Mỹ Donald Trump tiến hành chiến dịch "gây áp lực tối đa" đối với Iran sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Tehran vào năm 2018. Kể từ đó, Mỹ áp đặt hàng loạt lệnh cấm vận nhắm vào các lĩnh vực quan trọng như dầu mỏ và ngân hàng, làm tê liệt nền kinh tế Iran.
Tehran đã nhiều lần kêu gọi Mỹ dỡ bỏ các lệnh cấm vận kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đến nay khiến hơn 4.000 người chết, với số ca nhiễm tăng lên hơn 67.000.
"Chúng tôi đã ghi nhận gần 2.000 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua và hiện có gần 4.000 bệnh nhân Covid-19 trong tình trạng nguy kịch", người phát ngôn Bộ Y tế Iran Kianush Jahanpur nói trong buổi họp báo ngày 8.4.
Về mặt nguyên tắc, dược phẩm và thiết bị y tế được miễn trừ trong các lệnh cấm vận của Mỹ. Tuy nhiên, Iran không thể mua hàng do các ngân hàng không sẵn lòng xử lý giao dịch vì lo sợ bị Mỹ trừng phạt.
Các quốc gia châu Âu đã phải chuyển vật tư y tế cho Iran với giao dịch thông qua cơ chế tài chính Instex, vốn được thiết lập để tránh lệnh cấm vận của Mỹ.
Gói hỗ trợ người dân chống Covid-19 của Mỹ có thể lên tới 2.000 tỷ USD Gói hỗ trợ tài chính mới cho người dân Mỹ có thể chiếm tới 10% GDP nước này, tương đương 2.000 tỷ USD. Cố vấn kinh tế trưởng của Tổng thống Donald Trump dự báo gói tài chính mới hỗ trợ người dân chống Covid-19 của Mỹ có thể lên tới 2.000 tỷ USD. Gói tài chính mới hỗ trợ người dân chống...