IMF tăng cường chống rửa tiền và tài trợ khủng bố
Ngày 10/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã kêu gọi các nước phối hợp với thể chế tài chính đa phương này nhằm tăng cường cuộc chiến chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Nghiên cứu của IMF nhấn mạnh lợi nhuận từ các hành động phi pháp này chỉ riêng ở Mỹ đã lên tới 275 tỷ USD hàng năm.
Các tổ chức tội phạm có tổ chức và tài trợ khủng bố đều lợi dụng hệ thống tài chính quốc tế để làm sạch những nguồn tài chính kiếm được từ các hoạt động phi pháp nhằm sử dụng nguồn vốn khổng lồ này vào các mục đích tội phạm và khủng bố, phá hoại ổn định chính trị, kinh tế, tài chính của một quốc gia, thúc đẩy tham nhũng, phá giá tiền tệ, gây lạm phát cao, làm giảm thu nhập và sức mua của người dân cũng như phá hoại nghiêm trọng sự toàn vẹn của thị trường tài chính quốc tế.
Video đang HOT
Tác động phá hoại này không chỉ làm giảm nguồn thu của các chính phủ, làm trệch hướng các nguồn tài chính lớn khỏi hoạt động sản xuất và cạnh tranh công bằng trong một nước, mà còn lan truyền sang các nước khác và các đối tác buôn bán.
IMF nhận định thế giới đã đến lúc chuyển hướng cuộc chiến chống rửa tiền và tài trợ khủng bố từ cải thiện hệ quy chế của các nước và định hình chính sách quốc tế chống các tội phạm này sang thực thi đường lối mới tập trung ngăn chặn các nguy cơ để tăng cường hiệu quả của các biện pháp chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Trong thời gian tới, Nhóm đặc nhiệm hành động tài chính (FATF) được IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) thành lập sẽ xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế mới chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Các nước được yêu cầu tăng cường luật pháp cũng như hệ thống tố tụng hình sự mạnh để có thể truy tố, tịch thu tài sản của những tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố, thực hiện các biện pháp thích hợp và hiệu quả để các thể chế tài chính và phi tài chính nhận dạng khách hàng và thẩm tra các thông tin cũng như tăng cường giám sát các thể chế này, ngăn chặn các tổ chức hợp pháp như các công ty, quỹ, hội…. bị lạm dụng vào các mục đích tội phạm hoặc phạm tội thông qua việc thành lập các đơn vị tình báo tài chính và tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, nghiên cứu của IMF cũng nhấn mạnh không thể có đường lối chung thích hợp với tất cả các nước. Phản ứng của IMF sẽ phù hợp với tình huống cụ thể chống rửa tiền và tài trợ khủng bố nhằm đạt hiệu quả tốt nhất./.
Theo TTXVN
Cựu TGĐ IMF bí mật 'cặp kè' 1 phụ nữ trước bê bối sex?
Cựu Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn đã bị bắt gặp bước vào thang máy cùng với một phụ nữ bí ẩn vào đêm trước khi ông bị cáo buộc tấn công tình dục nữ hầu phòng tại một khách sạn ở New York (Mỹ).
Theo một quan chức thực thi pháp luật, các camera đã ghi lại cảnh cặp đôi này bước vào thang máy lúc 1 giờ 20 phút rạng sáng ngày 14/5 - chỉ vài giờ trước khi ông Dominique bị cáo buộc tấn công tình dục một nữ hầu phòng tại chính khách sạn này. Trả lời phỏng vấn tờ New York Times, vị quan chức trên cho biết họ đã xác định được danh tính và nơi ở của người phụ nữ bí ẩn trên, nhưng cô ta từ chối tiếp chuyện các nhà điều tra.
Trong khi đó, hai nhân viên khác của khách sạn này đã nói với các nhà điều tra rằng người đàn ông 62 tuổi, từng là Tổng giám đốc của IMF này cũng đã mời họ tới phòng riêng của mình vào đêm hôm đó. Tuy nhiên, cả hai người này đều đã từ chối.
Mặc dù bị bắt gặp đi cùng một phụ nữ lạ mặt trong thang máy, nhưng vào buổi sáng hôm đó, ông Strauss-Kahn lại chỉ yêu cầu hầu phòng mang tới một suất đồ ăn sáng. Thông tin trên được tiết lộ sau khi các công tố viên ở Pháp mở cuộc điều tra về việc ông Strauss-Kahn đã từng cố gắng cưỡng hiếp nữ văn sĩ Tristane Banon, (32 tuổi) tại một căn hộ ở Paris vào năm 2003.
Nữ văn sĩ Tristane Banon, (32 tuổi)
Theo lời cô Tristane Banon, ông Dominique Strauss-Kahn đã cố gắng lột áo ngực và cởi quần của cô ra trong suốt một cuộc phỏng vấn đã được "sắp xếp trước" để nói về cuốn sách do cô viết. Vào đầu tuần trước, luật sư David Koubbi của cô Banon đã đệ đơn tố cáo hành vi tấn công tình dục của Cựu Tổng giám đốc IMF và hiện các nhà điều tra đang cố gắng xác minh sự việc này.
Trong vụ tố cáo tấn công tình dục mới nhất này, luật sư David Koubbi cho biết họ có những "nhân chứng"rõ ràng chứ không chỉ là những lời tố cáo đơn thuần. Trong đơn tố cáo mà ông David gửi tới toà án có trích dẫn một đoạn tin nhắn văn bản mà ông Strauss-Kahn đã gửi tới cô Banon. Một người bạn của cô Banon cũng đã đọc được tin nhắn này và ông Koubbi cho hay: " Người bạn đó đã gọi lại vào số máy nhắn tin đến và nhận ra giọng của ông Strauss-Kahn".
Các nhà điều tra đang dự định sẽ phỏng vấn bạn bè và người thân của cô Banon bao gồm cả mẹ của cô là bà Anne Mansouret - người khai rằng đã có mặt cạnh con gái mình ngay sau khi sự việc trên xảy ra, để xác minh sự việc này.
Trả lời phỏng vấn tờ L"Express vào tuần này, cô Banon đã thuật lại toàn bộ câu chuyện như sau: " Chúng tôi bắt đầu trò chuyện được một chút thì ông ta mời tôi uống café. Tôi cầm chắc chiếc máy ghi âm Dictaphone trong tay. Ông ta muốn chúng tôi tiếp tục câu chuyện trên một chiếc ghế dài và muốn tôi nắm tay ông ta nếu không ông ấy sẽ không trả lời. Tôi muốn bỏ đi. Ông ta đã tắt máy ghi âm của tôi đi và ôm chặt lấy tôi. Tôi yêu cầu ông ta để tôi đi và sau đó chúng tôi bắt đầu giằng co nhau". Tiếp đó, cô Banon đã cáo buộc ông Dominique cố gắng lột áo ngực và quần jean của mình mặc dù cô kháng cự quyết liệt.
Cựu Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn đang bị cáo buộc tấn công tình dục 2 người phụ nữ.
Trước những lời cáo buộc này, ông Henri Leclerc - luật sư của Strauss-Kahn ở Paris cho rằng cô Banon đã "vu khống"cho thân chủ của ông và rằng những tuyên bố của cô hoàn toàn là "bịa đặt".
Sự việc này khiến ông Dominique lại rơi vào tình thế rất bất lợi trong cuộc chạy đua giành chức Tổng thống Pháp với đối thủ Nicolas Sarkozy vào năm tới. Trước đó, ông Strauss-Kahn từng được trả tự do cùng với 6 triệu USD (3,7 triệu Bảng Anh) sau khi các công tố viên của Mỹ phát hiện có những điểm không đáng tin cậy trong lời khai của người phụ nữ buộc tội ông đã cưỡng hiếp mình.
Mặc dù không còn bị quản thúc tại gia, nhưng ông Strauss-Kahn vẫn bị hạn chế một số quyền và phải cam kết sẽ trở lại toà án ngay khi được yêu cầu cho đến khi vụ án này khép lại. Tuy nhiên, giờ đây, ông Dominique lại dính thêm bê bối tình dục mới và điều này có thể sẽ khiến sự nghiệp chính trị của ông sụp đổ hoàn toàn.
Theo VTC
Tân Tổng giám đốc IMF có thể bị điều tra Rắc rối pháp lý vẫn chưa buông tha người giữ chiếc ghế số một tại Quỹ Tiền tệ quốc tế. Sau ông Strauss-Kahn, nay đến lượt tân Tổng giám đốc Christine Lagarde phải đối mặt với khả năng phải ra hầu tòa. Tòa án Tư pháp Pháp đang cân nhắc khả năng mở cuộc điều tra đối với bà Christine Lagarde xung quanh...