IMF sắp cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu
Tổng giám đốc IMF cảnh báo rằng chiến tranh thương mại đang phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới…
Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde – Ảnh: Bloomberg.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chuẩn bị cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, sau khi Tổng giám đốc Christine Lagarde cảnh báo rằng chiến tranh thương mại và điều kiện tín dụng thắt chặt đang phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.
Theo hãng tin Bloomberg, phát biểu tại Washington ngày 1/10, bà Lagarde phát tín hiệu rằng bà không còn lạc quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu như cách đây mấy tháng. Mới cách đây 3 tháng, IMF còn dự báo nền kinh tế thế giới tăng trưởng 3,9% trong năm 2018 và 2019.
Dự báo mới của IMF về tăng trưởng toàn cầu sẽ được đưa ra trong bản cập nhật của báo cáo mang tên World Economic Outlook dự kiến công bố vào ngày 9/10, trước thềm hội nghị thường niên IMF tại Bali, Indonesia.
“Cách đây 6 tháng, tôi đã chỉ về phía những đám mây rủi ro ở đường chân trời”, bà Lagarde phát biểu. “Hôm nay, một vài trong số những rủi ro đó đã trở thành sự thật”.
Thừa nhận rằng nền kinh tế toàn cầu hiện vẫn đang tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong 7 năm, nhưng vị Tổng giám đốc IMF nhấn mạnh rằng những dữ liệu gần đây đã bắt đầu cho thấy sự giảm tốc. Hoạt động của các nhà máy từ châu Á sang châu Âu đồng loạt sụt giảm trong tháng 9, theo số liệu công bố ngày thứ Hai.
Bà Lagarde nói những lời đe dọa bảo hộ mậu dịch đang trở thành “những hàng rào thương mại thực sự”, gây tâm lý bấp bênh đối với cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đồng USD mạnh lên và các điều kiện tài chính thắt chặt làm gia tăng thêm thách thức đối với nhiều thị trường mới nổi.
Video đang HOT
Bà Lagarde kêu gọi các quốc gia giải quyết tranh chấp thương mạnh, cảnh báo rằng sự đứt gẫy trong các chuỗi cung ứng doanh nghiệp có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp. “Lịch sử cho thấy, việc đi một mình có thể là một điều hấp dẫn, các quốc gia cần phải chống lại sự mời gọi của tự cung tự cấp. Truyền thuyết Hy Lạp nói với chúng ta rằng, cách làm đó sẽ gây đắm thuyền”, bà nói, nhưng không đề cập đến các quốc gia cụ thể dựng hàng rào thương mại.
Thời gian qua, người đứng đầu IMF đã liên tục cảnh báo về nguy cơ một cuộc chiến thương mại tổng lực gây sụt giảm tăng trưởng toàn cầu giữa lúc thế giới đang chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên, cả Mỹ và Trung Quốc – hai nước đang ở trong cuộc chiến thương mại gay gắt – vẫn không chịu nhượng bộ nhau, đặt ra khả năng cuộc chiến này không sớm kết thúc.
Mỹ hiện đã áp thuế bổ sung lên 250 tỷ USD hàng Trung Quốc và Bắc Kinh đáp trả bằng cách tăng thuế đối với 110 tỷ USD hàng Mỹ. Trung Quốc cũng đã từ chối lời đề nghị đàm phán mới nhất mà Mỹ đưa ra vào tháng trước. Tổng thống Donald Trump ngày 1/10 nói giờ là lúc “còn quá sớm” để nối lại đàm phán thương mại với Bắc Kinh.
Trong khi đó, Mỹ đã đạt thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc, và với Canada-Mexico. Ngoài ra, Mỹ cũng đang xúc tiến đàm phán thương mại với châu Âu.
Trong cuộc họp vào tuần tới ở Indonesia, 189 quốc gia thành viên IMF hy vọng sẽ tìm được tiếng nói chung về thương mại. Đây là một thách thức lớn kể từ khi ông Trump lên cầm quyền, bởi ông tuyên bố sẽ xóa bỏ tất cả những thỏa thuận thương mại mà ông cho là bất lợi cho Mỹ và thúc đẩy chủ trương “nước Mỹ trên hết” trong đối ngoại.
Bà Lagarde khuyến cáo các quốc gia cảnh giác với “biến động tài khóa và tài chính”. Bà nhấn mạnh nợ toàn cầu, bao gồm cả nợ công và nợ của khu vực tư nhân, đã đạt mức kỷ lục 180 nghìn tỷ USD, tăng 60% so với năm 2007. Bà nói rằng các quốc gia mới nổi và đang phát triển sẽ gặp thách thức lớn hơn trong vấn đề trả nợ trong bối cảnh các quốc gia phát triển nâng lãi suất.
“Quy trình tăng lãi suất có thể gây thách thức lớn hơn nếu được đẩy nhanh bất ngờ”, bà nói. “Điều đó sẽ dẫn tới sự điều chỉnh của thị trường, biến động mạnh trong tỷ giá hối đoái, và làm suy yếu các dòng vốn chảy vào” các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
DIỆP VŨ
Theo vneconomy.vn
Danh mục cho vay của Techcombank sẽ phụ thuộc nhiều vào chuỗi giá trị Vingroup
Theo phân tích của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), sư thanh cong cua Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - Mã: TCB) trong 3 nam trở lại đây không thể thiếu vai trò của Vingroup.
ROE giảm trong 2018 do ảnh hưởng của đợt tăng vốn lớn
Techcombank là ngân hàng thành công nhất trong việc phát triển mô hình hệ sinh thái khách hàng tại Việt Nam, thể hiện ở những khía cạnh: Nguồn thu nhập đa dạng nhất hệ thống cùng vị trí dẫn đầu trong nhiều mảng dịch vụ như bancassurance và tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp; Tỷ lệ CASA cao thứ 3 trong hệ thống; Tăng trưởng lợi nhuận không phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng danh mục cho vay.
Mô hình này cùng sự lựa chọn thông minh về khách hàng mục tiêu là phân khúc cao cấp dự báo sẽ tiếp tục đem lại mức tăng trưởng tốt cho TCB trong tương lai. Đây cũng là một trong những ngân hàng dẫn đầu hệ thống về sức khỏe tài chính. Tại 30/6/2018, nếu không xét đến những ngân hàng có mảng kinh doanh tài chính tiêu dùng, TCB đứng thứ 1 về ROE (24,3%), ROA (3,2%) và NIM (3,5%) và đứng thứ 2 về hiệu quả hoạt động. Mặc dù ROE của ngân hàng sẽ giảm trong 2018 (21%) và 2019 (16%) do ảnh hưởng của đợt tăng vốn lớn, BVSC kỳ vọng TCB sẽ đưa ROE tăng trở lại mức 18-20% trong giai đoạn 2021 và 2022.
Được biết, vào năm 2017, HSBC đã thoái toàn bộ phần vốn góp vào TCB. Do đó, Masan trở thành cổ đông tổ chức lớn nhất của TCB với 20% cổ phần. Ông Hồ Hùng Anh (Chủ tịch HĐQT) cùng các thành viên trong gia đình nắm 17% cổ phần của TCB.
Hiện tại, trong nhóm các ngân hàng TMCP, TCB là ngân hàng đứng thứ 4 về tổng tài sản (sau STB, SHB, ACB và MBB) nhưng đứng thứ 1 về lợi nhuận với mạng lưới hoạt động gồm 315 chi nhánh và phòng giao dịch cùng 1.117 ATM phủ khắp toàn quốc. Sau khi bán đi TechcomFinance cho Lotte Card vào đầu năm 2018, TCB hiện có 3 công ty con với tỷ lệ sở hữu 100% là Techcom Capital, Techcom Securities và Techcom AMC.
Ngân hàng đứng thứ 2 trong hệ thống về cho vay bất động sản
Cho vay phát triển bất động sản và cho vay mua nhà hiện đóng góp 40% tổng dư nợ cho vay của TCB. Xét riêng về cho vay mua nhà, TCB chiếm 16% thị phần, đứng thứ 2 trong hệ thống sau BID. Riêng về phân khúc cao cấp và sang trọng, TCB nắm 31% thị phần trên thị trường Hồ Chí Minh & Hà Nội. Giá trị bình quân mỗi khoản vay của TCB là khoảng 2,6 tỷ VNĐ. Sự tập trung vào lĩnh vực cho vay bất động sản xuất phát từ mô hình kinh doanh theo chuỗi của TCB với sự thành công đặc biệt của chuỗi giá trị trong ngành bất động sản với Vingroup cùng hàng loạt dự án nhà ở của tập đoàn này trong những năm vừa qua.
Có thể thấy rất rõ vai trò của Vingroup đối với sự tăng trưởng về khách hàng cũng như lợi nhuận của TCB trong những năm vừa qua.Theo BVSC, hiện chuỗi giá trị Vingroup đang tạo ra khoảng 11 nghìn khách hàng vay mua nhà của Techcombank, trong đó 96% khách hàng nằm trong phân khúc thu nhập cao và thu nhập khá. Tỷ lệ đóng góp của chuỗi giá trị này vào CASA (Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trên tổng huy động) và tổng thu nhập hoạt động dịch vụ của Techcombank lần lượt là 8,1% và 27%.
Do đó, khả năng mở rộng danh mục khách hàng hiện tại cũng như danh mục cho vay của Techcombank phụ thuộc nhiều vào các dự án bất động sản của Vingroup.
Danh mục dự án đang phát triển hiện nay của Vingroup gồm 26 dự án đang phát triển, trong đó 21 dự án có thời gian mở bán trong 2018 - 2019. Riêng đối với Vincity là nhóm dự án nhà ở dành cho phân khúc thu nhập trung bình và thấp với khoảng 200.000 - 300.000 căn hộ trong vòng 5 năm tới, tổng giá trị các khoản vay có thể đạt 98.000 - 178.500 tỷ đồng.
Nếu các dự án của Vingroup tiêu thụ tốt, tăng trưởng trong 2018 - 2020 của Techcombank vẫn có thể được duy trì - BVSC nhận định.
Mặt khác, tính đến hết 30/6/2018, tăng trưởng tín dụng của Techcombank mới chỉ đạt 3,64%. Vì vậy, BVSC nhận định, trong 6 tháng cuối năm Techcombank sẽ đẩy mạnh cho vay bất động sản khi một số dự án của Vingroup mở bán.
Cụ thể trong thời gian từ nay đến cuối năm, Vingroup có kế hoạch mở bán khoảng 45.000 căn tại 9 dự án khác nhau (tổng giá trị hợp đồng ước tính khoảng 115.000 tỷ VNĐ, bao gồm: 3 dự án Vincity (một tại TP HCM và hai tại Hà Nội) trong quý III/2018; 3 dự án Vinhomes (hai tại Hà Nội và một tại Hải Phòng) trong quý IV/2018 và 3 dự án khác đã được mở bán trong nửa đầu năm sẽ được mở bán giai đoạn tiếp theo.
Tính đến cuối năm 2017, gần 11% khoản vay dài hạn của Vingroup đến từ Techcombank. Nếu không xét đến khoản vay hợp vốn thì Techcombank là "chủ nợ" lớn thứ hai của Vingroup sau Vietcombank. Techcombank cũng là trái chủ của Tập đoàn khi nắm giữ gần 300 tỷ đồng trái phiếu Vingroup phát hành ra. Mặt khác, Vingroup đóng góp 8% vào tổng tiền gửi không kỳ hạn của Techcombank. Theo HSC, ngoài ra, hơn 85% khoản vay mua nhà của Techcombank đến từ những dự án của Vingroup với hơn 11.000 khách hàng.
Do đó, BVSC nhận định Techcombank hoàn toàn có thể đạt được tăng trưởng tín dụng 15% cho cả năm 2018 và 2019. Đồng thời, dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2018 của Techcombank có thể đạt 8.243 tỷ đồng, tăng 27,9% so với năm ngoái.
Hoàng Dung
Theo antt.vn
TP.HCM: Trên 180.000 tỷ đồng cho vay qua kết nối ngân hàng doanh nghiệp Theo báo cáo của UBND TP.HCM, đến cuối tháng 9/2018, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 2,15 triệu tỷ đồng, tăng 7,5% so với cuối năm 2017. Trong đó, tiền gửi VND tiếp tục tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao, đạt gần 89% trong tổng nguồn vốn huy động. TP.HCM là địa phương...