IMF: Nợ toàn cầu cao ở mức chưa từng có
Khoản nợ của thế giới hiện đã vượt quá mức trung bình 86.000 USD một người – theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 nước vay nhiều nhất toàn cầu, chiếm hơn một nửa tổng số nợ của thế giới.
Khoản nợ của thế giới hiện đã vượt quá mức trung bình 86.000 USD một người.
Theo IMF, sự xuất hiện của Trung Quốc nằm trong top bảng xếp hạng là một sự phát triển tương đối mới. Kể từ đầu thiên niên kỷ, số nợ của Trung Quốc chiếm từ 3% lên 15%, cho thấy sự gia tăng tín dụng nhanh chóng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.
IMF cho rằng, nợ toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục là 184 nghìn tỉ USD trên danh nghĩa, tương đương với 225% GDP thế giới năm 2017. Số nợ này cao hơn 2 nghìn tỉ USD so với con số ước tính mà IMF đưa ra hồi tháng 10 do quỹ này đã gộp nợ của một số quốc gia trước đó chưa báo cáo dữ liệu cập nhật của họ.
Cơ sở dữ liệu nợ toàn cầu GDD cho thấy một hình ảnh chưa có tiền lệ về số nợ toàn cầu trong thời kỳ hậu Thế chiến thứ 2 – IMF cho biết.
GDD là một bộ dữ liệu toàn diện bao gồm nợ công và nợ tư nhân tại 190 quốc gia từ những năm 50.
Video đang HOT
Hải Yến
Theo RT
Giá dầu giảm gần 3% tuần này vì nỗi lo suy giảm tăng trưởng toàn cầu
Giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, khép lại một tuần đi xuống, khi đồng USD mạnh lên và sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Mỹ gây áp lực lên giá "vàng đen".
IEA dự báo đến quý 2 năm sau thì thị trường dầu thế giới sẽ chuyển sang trạng thái thiếu cung nếu OPEC và đối tác thực thi chặt chẽ thỏa thuận cắt giảm sản lượng - Ảnh: Reuters/MarketWatch.
Lúc đóng cửa tại thị trường New York, giá dầu thô WTI giao tháng 1/2019 hạ 1,38 USD/thùng, tương đương giảm 2,6%, còn 51,2 USD/thùng. Tính cả tuần, giá dầu WTI mất 2,7%.
Tại thị trường London, giá dầu thô Brent tụt 1,17 USD/thùng, tương đương giảm 1,9%, còn 60,28 USD/thùng. Cả tuần, giá dầu Brent trượt 2,3%.
Giá dầu đã tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, khi thống kê cho thấy tồn kho dầu của Mỹ giảm và có tin Saudi Arabia tính giảm lượng dầu xuất khẩu sang Mỹ trong tháng tới. Ngoài ra, thỏa thuận cắt giảm sản lượng mà Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Nga đạt được hồi đầu tháng cũng có tác dụng nâng đỡ giá dầu.
Tuy nhiên, áp lực giảm giá đối với dầu thô đã quay trở lại vào ngày thứ Sáu, khi các số liệu kinh tế u ám của Trung Quốc khiến chứng khoán Mỹ giảm điểm và làm dấy lên những lo ngại về triển vọng tiêu thụ dầu của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Thống kê cho thấy doanh thu bán lẻ tháng 11 của Trung Quốc tăng chậm nhất kể từ năm 2003, trong khi sản lượng công nghiệp của nước này tăng thấp nhất gần 3 năm. Những dữ liệu này cho thấy rủi ro mà kinh tế Trung Quốc phải đương đầu trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Bên cạnh đó, chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD tăng 0,6%, khiến giá dầu càng có thêm lý do để giảm. Đồng bạc xanh được giới đầu tư mua mạnh để phòng ngừa rủi ro về tăng trưởng và địa chính trị.
"Giá dầu vẫn còn rất nhạy cảm với sự bán tháo trên thị trường chứng khoán, nhất là khi sự bán tháo đó kết hợp với đồng USD mạnh lên như trong phiên giao dịch ngày hôm nay", ông Jim Ritterbusch, Chủ tịch Ritterbusch and Associates, nhận định trong một báo cáo.
Lo ngại về sự dư thừa nguồn cung dầu ngày càng lớn, OPEC và đối tác gồm Nga vào tuần trước đã nhất trí giảm sản lượng khai thác dầu 1,2 triệu thùng/ngày, tương đương hơn 1% tổng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu.
Trong bản báo cáo hàng tháng về triển vọng thị trường dầu lửa toàn cầu công bố hôm thứ Năm, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết sản lượng dầu của OPEC tăng 100.000 thùng/ngày và đạt mức 33,03 triệu thùng/ngày trong tháng 11. Trong đó, sản lượng dầu của Saudi Arabia đạt kỷ lục 11,06 triệu thùng/ ngày, tăng 410.000 thùng/ngày so với tháng 10.
"Cho tới khi việc OPEC giảm sản lượng bắt đầu phát huy tác dụng, thì trong ngắn hạn, thị trường dầu vẫn dư cung", ông Tony Nunan, nhà quản lý rủi ro dầu lửa thuộc Mitsubishi Corp., nhận định. "Nếu kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc, thì đó chắc chắn là một mối lo ngại".
Báo cáo của IEA dự báo đến quý 2 năm sau thì thị trường dầu thế giới sẽ chuyển sang trạng thái thiếu cung nếu OPEC và đối tác thực thi chặt chẽ thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Theo thỏa thuận này, OPEC sẽ giảm sản lượng dầu về mức 10,2 triệu thùng/ngày trong tháng 1.
IEA giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu năm 2019 ở mức 1,4 triệu thùng/ngày, không thay đổi so với lần dự báo trước. IEA dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới tăng trưởng 1,3 triệu thùng/ngày trong năm nay.
Ngân hàng Barclays dự báo giá dầu thế giới sẽ hồi phục trong nửa đầu năm 2019 nhờ tồn kho dầu giảm xuống, việc Saudi Arabia giảm xuất khẩu dầu, và biện pháp miễn trừ của Mỹ trong vấn đề trừng phạt Iran hết hạn.
Theo chuyên gia năng lượng James William thuộc WTRG Economics, việc Saudi Arabia có kế hoạch giảm bán dầu cho Mỹ "cho thấy Saudi Araiba thực sự nghiêm túc trong việc tái cân bằng thị trường dầu".
Diệp Vũ
Theo vneconomy.vn
Nợ toàn cầu lên cao kỷ lục mọi thời đại, mỗi người dân 'gánh' 86.000 USD Tổng các khoản nợ của thế giới đã lên tới 184 ngàn tỉ USD, tương đương với mỗi người dân hiện đang gánh trung bình 86.000 USD nợ, theo IMF. Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 nước đi vay nhiều nhất thế giới, chiếm hơn một nửa tổng nợ toàn cầu. IMF ước tính tổng nợ của ba nước này đã...