IMF: Nợ công toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 188 nghìn tỷ USD
Theo người đứng đầu IMF, sự gia tăng nợ công gần đây tại các nền kinh tế phát triển nhìn chung đến từ chính sách ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 7/11, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo, nợ công trên toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 188 nghìn tỷ USD, tương đương 230% sản lượng kinh tế thế giới, đe dọa sự ổn định tài chính toàn cầu.
Phát biểu tại trụ sở IMF ở thủ đô Washington (Mỹ), bà Kristalina Georgieva cho rằng tình hình nợ công tại các nền kinh tế phát triển đang ở mức không thể xác định kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Trong khi đó, nợ công tại các nền kinh tế mới nổi ở mức tương đương mức ghi nhận thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công trong những năm 1980.
Video đang HOT
[Tân Chủ tịch ECB đứng trước những nhiệm vụ đầy thách thức]
Theo người đứng đầu IMF, sự gia tăng nợ công gần đây tại các nền kinh tế phát triển nhìn chung đến từ chính sách ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bắt nguồn từ sự sụp đổ của Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers Holdings Inc. của Mỹ hồi năm 2008.
Bà Kristalina Georgieva đánh giá, tại các nước đang phát triển, tình trạng nợ công tăng phản ánh sự sụt giảm mạnh mẽ giá tiêu dùng, thảm họa thiên nhiên, xung đột vũ trang và những khoản đầu tư quá lớn vào những dự án không hiệu quả.
Trong báo cáo công bố hồi tháng 12 năm ngoái, IMF cho biết tổng nợ công toàn cầu năm 2017 là 184 nghìn tỷ, mức kỷ lục tại thời điểm đó. Bà Georgieva kêu gọi sự phối hợp hiệu quả hơn giữa các quốc gia đi vay và cho vay nhằm cải thiện những quy định về hợp đồng vay, có thể giúp giảm bớt những rủi ro và tăng tính trách nhiệm./.
Theo Phương Hoa (TTXVN/Vietnam )
PGS.TS Phạm Thế Anh: 'Việc phụ thuộc GDP sẽ làm vô hiệu hóa mọi chỉ tiêu giám sát của Quốc hội'
PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), cho rằng bên cạnh GDP, Quốc hội nên đưa ra các thước đo chính xác hơn, cụ thể hơn để giám sát.
PGS.TS Phạm Thế Anh
Trả lời báo giới bên lề tọa đàm "Đánh giá lại quy mô GDP của nền kinh tế: Những vấn đề đặt ra từ các góc nhìn đa chiều" do NEU tổ chức hôm 31/10, ông Phạm Thế Anh cho rằng việc điều chỉnh GDP là công việc thường xuyên, không thể tránh khỏi của các quốc gia, nhất là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và đang chuyển đổi như Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Thế Anh nhấn mạnh việc điều chỉnh GDP phải đi kèm với các giải trình chi tiết, làm rõ có sự khác biệt gì giữa hai con số GDP và vì sao lại có sự khác biệt đó.
"Có như vậy thì những người sử dụng con số thống kê mới có sự tin tưởng và các nhà hoạch định chính sách mới đưa ra các quyết sách phù hợp được", ông nói.
Theo ông Phạm Thế Anh, việc Tổng cục Thống kê (GSO) đánh giá lại quy mô GDP Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2017, làm quy mô GDP tăng thêm 25,4%, là để chuẩn bị cho một kế hoạch dài hơi trong tương lai. Nhưng ông Thế Anh cho rằng các cơ quan hoạch định chính sách, Chính phủ cần có thêm những chỉ tiêu khác để giám sát mức độ an toàn, lành mạnh của nền kinh tế chứ "không nên chỉ dựa vào con số GDP, phụ thuộc vào GDP".
"Tôi ví dụ, Quốc hội hiện đưa ra các thước đo: nợ công/GDP, chi tiêu Chính phủ/GDP, nợ nước ngoài/GDP, thâm hụt ngân sách/GDP... Ta cần có các chỉ tiêu song song với các chỉ tiêu trên như nợ công/thu ngân sách, nợ Chính phủ/thu ngân sách từ thuế...
"Tức là ta thay thế GDP bằng một thước đo chính xác hơn, cụ thể hơn, hiện thực hơn. Thu từ thuế là khoản thu mà Chính phủ có được, rất cụ thể, còn GDP rất rộng và không có cái cụ thể. Đó là chưa nói việc thay đổi GDP diễn ra thường xuyên. Do đó, nếu ta phụ thuộc vào con số GDP thì nó sẽ vô hiệu hóa tất cả chỉ tiêu giám sát của Quốc hội, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Chính phủ đặt ra", ông Thế Anh nêu quan điểm.
Vị PGS.TS của NEU cũng lưu ý rằng việc GSO điều chỉnh quy mô GDP không đồng nghĩa với tăng khả năng thu ngân sách của Chính phủ, do phần 25,4% tăng thêm không phải là những khoản thu mới xuất hiện.
"76.000 doanh nghiệp được bổ sung vào quá trình đánh giá lại GDP không phải là thứ GSO không quan sát được. Thực ra đó đều là những doanh nghiệp đã hoạt động, đăng ký với cơ quan thuế, do đó việc bổ sung này không hàm ý với tăng nguồn thu.
"Nếu ta cứ nhìn con số GDP tăng để nâng nợ công, chi tiêu Chính phủ thì sự an toàn, lành mạnh của nền tài chính quốc gia sẽ giảm đi", ông Thế Anh nói.
Vĩnh Chi
Theo vietnamfinance.vn
Chính phủ bất ngờ đính chính "sai sót" về nợ công Do phát hiện lỗi "kỹ thuật" nên Chính phủ vừa có văn bản đính chính sai sót về tình hình nợ công năm 2019 và dự kiến năm 2020. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa uỷ quyền Thủ tướng ký và phát hành văn bản đính chính này. Trước đó, báo cáo 512/BC-CP ngày 18/10/ 2019 về tình hình nợ...