IMF nhận định về tác động kinh tế do xung đột ở Dải Gaza
Ngày 7/12, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định tác động kinh tế của cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas cho đến nay “nhìn chung vẫn được kiểm soát” nhưng “rất không chắc chắn”.
Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Khan Younis, Dải Gaza, ngày 7/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trả lời báo giới, người phát ngôn IMF Julie Kozack cho biết kinh tế của Israel, Bờ Tây và Gaza, trung tâm của cuộc xung đột, sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Bà nhấn mạnh IMF dự kiến cuộc xung đột sẽ khiến hoạt động kinh tế giảm nghiêm trọng tại cả Bờ Tây và Gaza, vốn đã được dự báo GDP sẽ giảm trong trung hạn từ trước khi xảy ra xung đột. Tuy nhiên, bà Kozack cho rằng tác động cuối cùng sẽ phụ thuộc vào thời gian và mức độ của cuộc xung đột.
Đối với những nơi khác trong khu vực, bà Julie Kozack đánh giá xung đột có thể ảnh hưởng xấu đến khu vực gần đó ở một số lĩnh vực, trong đó có du lịch giảm ở các quốc gia láng giềng.
Các nước trong khu vực có nguy cơ đối mặt với giá dầu và khí đốt tăng cao hơn, thị trường tài chính và các tuyến thương mại gián đoạn cũng như khả năng chi phí thương mại cao hơn.
Video đang HOT
Mỹ bắt đầu trừng phạt Israel
Trong một động thái trừng phạt hiếm thấy đối với Israel, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với những người Do Thái định cư ở Bờ Tây có liên quan bạo lực nhằm vào người Palestine.
Theo AP, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã công bố quyết định này vào ngày 5.12, sau khi cảnh báo Israel vào tuần trước rằng Washington sẽ có hành động đối với các cuộc tấn công nhằm vào dân thường Palestine sống ở Bờ Tây. Vùng đất phía tây sông Jordan, cùng với Dải Gaza và Đông Jerusalem, là các khu vực mà người Palestine cư trú và coi là thuộc về lãnh thổ "nhà nước tương lai" của họ.
Trong một tuyên bố, ông Blinken cho biết chính sách hạn chế thị thực mới của Mỹ nhắm vào "các cá nhân được cho là có liên quan đến việc phá hoại hòa bình, an ninh hoặc ổn định ở Bờ Tây, bao gồm việc thực hiện hành vi bạo lực hoặc các hành động khác nhằm hạn chế quá mức khả năng tiếp cận của dân thường đối với dịch vụ thiết yếu và nhu yếu phẩm cơ bản".
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant gặp nhau tại Israel hôm 30.11. Ảnh REUTERS
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho hay lệnh cấm sẽ được thực thi từ ngày 5.12 và sẽ áp dụng cho "hàng chục" người định cư Israel ở Bờ Tây và gia đình họ, đồng thời sẽ có thêm nhiều người nữa bị đưa vào danh sách nếu bạo lực tiếp diễn. Ông không nêu con số chính xác cũng như từ chối cung cấp thông tin về bất kỳ đối tượng nào vì vấn đề bảo mật.
Theo ông Miller, bất kỳ công dân Israel nào có thị thực Mỹ mà nằm trong danh sách cấm vận sẽ được thông báo rằng thị thực của họ đã bị thu hồi. Ông cũng nói rằng động thái của Washington không có nghĩa là chính phủ Israel không cần phải thực hiện các hành động của riêng mình và "chúng tôi sẽ tiếp tục nói rõ với họ về điều đó".
Tổng thống Joe Biden và các quan chức cấp cao khác của Mỹ đã nhiều lần cảnh báo rằng Israel phải hành động để ngăn chặn bạo lực của người định cư Israel nhằm vào người Palestine ở Bờ Tây. Các cuộc tấn công tại khu vực này đã gia tăng trong những tháng gần đây khi Israel mở rộng các khu định cư của người Do Thái, và tăng vọt sau cuộc tấn công của Hamas ở miền nam Israel hôm 7.10.
Israel đã chiếm đóng Bờ Tây kể từ cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967. Họ cũng tiến hành xây dựng các khu định cư của người Do Thái ở đó, việc mà hầu hết các nước đều coi là bất hợp pháp. Israel phản đối lập trường này, viện dẫn các mối quan hệ lịch sử và tôn giáo với vùng đất.
Khi được hỏi về bạo lực do người định cư Do Thái gây ra ở Bờ Tây, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết không ai ngoài chính quyền Israel có quyền sử dụng bạo lực.
"Israel là một nhà nước pháp quyền. Quyền sử dụng bạo lực chỉ thuộc về những người được chính phủ cho phép làm như vậy", ông Gallant nói trong cuộc họp báo hôm 5.12, theo Reuters.
Trong cuộc họp báo hôm 5.12, ông Miller cũng chỉ trích Israel đã chưa làm đủ trong việc tạo điều kiện để nhiên liệu và hàng cứu trợ đi vào Gaza. "Mức độ cứu trợ đi vào (Gaza) hiện tại là không đủ. Nó cần phải tăng lên và chúng tôi đã nói rõ điều đó với chính phủ Israel", ông cho biết.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Biden cáo buộc Hamas đã cưỡng hiếp nhiều phụ nữ trong cuộc tấn công ở Israel hôm 7.10, trích dẫn thông tin từ các nạn nhân và nhân chứng. Phát biểu tại một sự kiện quỹ ở Mỹ, ông Biden cho biết những câu chuyện về "sự tàn ác không thể tưởng tượng nổi" đã được chia sẻ trong vài tuần qua, theo Reuters.
Đáp lại, Hamas đã lên án ông Biden, cho rằng nhà lãnh đạo "cố gắng buộc tội một cách sai trái" đối với các thành viên của lực lượng này. Hamas cũng cáo buộc tổng thống Mỹ đang tham gia nỗ lực của Israel nhằm che đậy tội ác chiến tranh ở Gaza và nhằm đánh lừa dư luận.
BTQP Mỹ cảnh báo Israel về 'thất bại chiến lược' trong cuộc chiến với Hamas Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết Israel có nguy cơ "thất bại chiến lược" trong cuộc chiến với Hamas nếu không chú ý đến những cảnh báo về số dân thường thiệt mạng ngày càng tăng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Ảnh: AFP Bloomberg ngày 3/12 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng (BTQP) Mỹ Lloyd Austin cảnh báo Israel...