Thiếu nhiên liệu, toàn bộ Dải Gaza không có sóng điện thoại và internet
Các dịch vụ điện thoại di động và internet đã ngừng hoạt động trên khắp Dải Gaza do thiếu nhiên liệu cho máy phát điện dự phòng.
Một trại tị nạn cho người Palestine của UNRWA tại thành phố Khan Younis, Dải Gaza ngày 1/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đài BBC, các công ty viễn thông Paltel và Jawwal thông báo tất cả các nguồn năng lượng duy trì mạng lưới viễn thông đã hết.
Trong một tuyên bố phát chiều 16/11, công ty Paltel nói: “Chúng tôi rất tiếc phải thông báo rằng tất cả các dịch vụ viễn thông ở Dải Gaza đã ngừng hoạt động vì tất cả các nguồn năng lượng duy trì mạng lưới đã cạn và nhiên liệu không được phép đưa vào”.
Cơ quan quan sát internet NetBlocks xác nhận các số liệu trực tiếp cho thấy Gaza đang mất mạng internet nghiêm trọng. Hầu hết người dân không sử dụng được các dịch vụ viễn thông.
Liên hợp quốc cho rằng tình trạng mất dịch vụ viễn thông có thể gây nguy hiểm cho trật tự dân sự và làm ảnh hưởng tới các nỗ lực viện trợ.
Israel đã chặn tất cả, chỉ cho phép một chuyến vận chuyển nhiên liệu tới Gaza từ khi bắt đầu cuộc chiến với Hamas cách đây 5 tuần.
Chính phủ Israel đã bảo vệ động thái ngăn chặn cung cấp nhiên liệu vào Gaza khi đang thực hiện chiến dịch trên bộ ở đây, nói rằng họ lo ngại Hamas có thể lấy nhiên liệu và sử dụng cho mục đích quân sự.
Một tàu chở 23.000 lít dầu diesel đã đi qua Ai Cập ngày 15/11, nhưng Israel chỉ cho phép tàu này tiếp nhiên liệu cho các xe tải chở hàng viện trợ của Liên hợp quốc.
Các dịch vụ quan trọng khác đã phải ngừng hoạt động vì những vấn đề tương tự, như bệnh viện, máy bơm nước, nhà máy khử muối, cơ sở xử lý nước thải và cửa hàng bánh.
Theo phóng viên BBC tại hiện trường, mọi liên lạc trên khắp Gaza đã bị cắt vào tối 16/11. Phóng viên này cho biết sẽ vô cùng khó khăn để lấy được thông tin về những gì đang xảy ra trên thực địa ở nơi khác, đặc biệt là ở những nơi như Bệnh viện Al-Shifa ở Thành phố Gaza, nơi lực lượng Israel đang tiến hành chiến dịch trong ngày thứ hai liên tiếp.
Video đang HOT
Ông Philippe Lazzarini, Giám đốc Chương trình Cứu trợ Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), cho biết ông lo ngại tình hình này có thể phá vỡ thêm trật tự dân sự. Ông nói trong một cuộc họp báo ở Geneva: “Đây là những dấu hiệu của tình huống khi bị mất dịch vụ viễn thông và không thể liên lạc với bất kỳ ai nữa… Điều đó gây ra nhiều lo lắng và hoảng loạn hơn. Tình hình này có thể kích động hoặc thay đổi trật tự dân sự ở Dải Gaza. Và nếu trật tự dân sự hoàn toàn bị phá vỡ, chúng tôi sẽ gặp khó khăn khi hoạt động trong một môi trường mà không có trật tự tối thiểu”.
Ngày 15/11, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cảnh báo việc mất liên lạc kéo dài có thể che giấu những hành động tàn bạo, khiến không ai phải chịu trách nhiệm, đồng thời làm ảnh hướng xấu tới các nỗ lực nhân đạo và khiến tính mạng gặp nguy hiểm.
Ông Lazzarini cũng cho rằng có một nỗ lực cố ý nhằm bóp nghẹt công việc của UNRWA ở Gaza, cảnh báo rằng cơ quan này có thể phải đình chỉ hoàn toàn hoạt động nếu nguồn cung cấp nhiên liệu cạn kiệt.
UNRWA đang tiếp nhận 813.000 người phải rời nhà cửa và cần ít nhất 160.000 lít nhiên liệu mỗi ngày để duy trì các hoạt động cơ bản.
Ông Lazzarini cảnh báo: “Nếu nhiên liệu không được cung cấp, mọi người sẽ bắt đầu chết vì thiếu nhiên liệu. Chính xác là từ khi nào thì tôi không biết. Nhưng không sớm thì muộn”.
Trong khi đó, bà Cindy McCain, Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP), cho biết nguồn cung cấp thực phẩm và nước uống thực tế không tồn tại và chỉ một phần nhỏ những gì cần thiết được qua biên giới. Bà cảnh báo: “Khi mùa đông đang đến rất nhanh, sống ở những nơi trú ẩn không an toàn và quá đông đúc cũng như thiếu nước sạch, người dân đang phải đối mặt với nguy cơ chết đói trước mắt”.
Cũng theo WFP, tình trạng thiếu nhiên liệu cũng làm tê liệt hoạt động phân phối và nhân đạo, trong đó có công tác cung cấp hỗ trợ lương thực. Ngay cả khi các xe tải đến từ Ai Cập và dỡ hàng hóa xuống Dải Gaza trong ngày 15/11, WFP vẫn không thể tiếp cận dân thường ở những nơi trú ẩn vì không đủ nhiên liệu cho các phương tiện phân phối.
Người Palestine tại một trại tị nạn của UNRWA ở thành phố Khan Younis, Dải Gaza ngày 1/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Tuy nhiên, Đại tá Moshe Tetro, người phát ngôn của COGAT (cơ quan giám sát chính sách ở các vùng lãnh thổ Palestine thuộc Bộ Quốc phòng Israel) nói với BBC: “Theo những gì tôi biết, ở Gaza không thiếu lương thực và không thiếu nước”.
Ông Tetro nói Israel đang thực hiện nghĩa vụ của mình khi tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp viện trợ và số lượng xe tải đi qua Ai Cập đang tăng lên mỗi ngày. Theo Liên hợp quốc, 1.139 xe tải viện trợ đã đến kể từ ngày 21/10, so với mức trung bình khoảng 500 xe mỗi ngày trước cuộc chiến.
Ông Tetro cũng nhấn mạnh rằng Israel đang làm mọi thứ có thể để giảm thương vong cho dân thường, bao gồm cả việc yêu cầu người dân ở phía Bắc Gaza sơ tán về phía Nam. Dù vậy, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói rằng nỗ lực giảm thương vong cho dân thường đã không thành công vì Hamas ngăn người dân tới nơi an toàn hơn.
Nhiều người trong số 1,5 triệu người phải di dời đã chạy đến Khan Younis, nơi có 300.000 người trước chiến tranh và nay dân số đã tăng gấp ba lần.
Ngày 16/11, có thông tin cho biết lực lượng Israel đã thả truyền đơn kêu gọi người dân sơ tán khỏi 4 thị trấn phía đông thành phố – Bani Shuhaila, Khuzaa, Abasan và Qarara – nơi hàng chục nghìn người đang trú ẩn.
Một phát ngôn viên của UNRWA cho biết miền Nam không an toàn chút nào và việc Israel mở rộng cuộc tấn công trên bộ vào khu vực sẽ là một tin xấu.
Làn sóng bạo lực ở Gaza lan sang Bờ Tây, 75 người Palestine thiệt mạng
Sau khi phong trào Hamas ở Dải Gaza tấn công các thị trấn của Israel ngày 7/10, số vụ bạo lực cũng gia tăng mạnh ở Bờ Tây.
Những người định cư có vũ trang đã tấn công một tòa nhà chung cư vào ngày 11/10, khiến 4 người thiệt mạng. Ảnh: CNN
Ibrahim Wadi 62 tuổi và con trai Ahmad 24 tuổi đang trên đường đến dự đám tang của 4 người Palestine bị người định cư Israel bắn chết ở Bờ Tây thì xe của họ bị tấn công. Hai người đã được chuyển đến bệnh viện và chết vì vết thương ngay sau đó.
Ngày 19/10, 9 người Palestine đã bị chết trong một số vụ đụng độ tại vùng Bờ Tây, nâng tổng số nạn nhân tại đây lên tới 75 người kể từ khi nổ ra xung đột giữa Hamas và Israel ngày 7/10. Đáng chú ý, trong vụ tấn công vào trại tị nạn Nur Shams ở phía Bắc Bờ Tây, đã có 7 người Palestine bị thiệt mạng, trong đó có một thiếu niên mới 16 tuổi. Hai người khác tử vong trên đường tới bệnh viện.
Theo kênh CNN, người dân Palestine ở Bờ Tây cho biết họ lo sợ làn sóng bạo lực từ quân đội và lực lượng an ninh Israel. Họ cũng lo sợ các cuộc tấn công trả thù của 700.000 người định cư Israel sống trong khu vực. Các vụ chết người mới nhất xảy ra trong bối cảnh một năm qua, Bờ Tây chứng kiến làm sóng gia tăng người định cư Israel tấn công người Palestine.
Ngay cả trước cuộc chiến với Hamas, Bờ Tây đã sôi sục. Sau làn sóng người Palestine tấn công người Israel vào năm ngoái, Israel đã tiến hành các cuộc xâm nhập và đột kích thường xuyên vào Bờ Tây. Kết quả là bạo lực đã khiến cả người Palestine và người Israel thiệt mạng ở mức kỷ lục, con số chưa từng thấy trong ít nhất một thập kỷ.
Vài ngày sau vụ hai cha con nói trên thiệt mạng tại Qusra - nơi có khoảng 7.000 người sinh sống, người dân vẫn lo sợ.
Những người định cư Israel có vũ trang đã tấn công một tòa nhà vào ngày 11/10, khiến người dân sống ở đây phải kêu cứu. Khi một số người hàng xóm đến hiện trường, những người định cư đã nổ súng và 4 người bị bắn chết.
Kể từ khi Israel giành quyền kiểm soát và chiếm đóng Bờ Tây vào năm 1967 từ Jordan sau cuộc chiến kéo dài sáu ngày, vùng lãnh thổ này đã có thường dân Israel định cư, thường được quân đội bảo vệ.
Hầu hết thế giới coi các khu định cư này là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế, nhưng bất chấp điều này, các chính phủ liên tiếp ở Israel vẫn cam kết hỗ trợ các khu định cư. Israel coi Bờ Tây là lãnh thổ tranh chấp và cho rằng chính sách định cư của nước này là hợp pháp.
Năm nay, sau khi Israel có chính phủ cực hữu, bạo lực giữa những người định cư Israel và người Palestine ở Bờ Tây bùng phát.
Tính đến giữa tháng 9 năm nay, Liên hợp quốc đã báo cáo có 798 vụ việc liên quan đến người định cư Israel trên lãnh thổ Bờ Tây, khiến 216 người Palestine bị thương. Trong cùng thời gian đó, lực lượng Israel đã giết chết 179 người Palestine ở Bờ Tây.
Quân đội Israel cho biết hầu hết là nghi phạm khủng bố hoặc những người có hành vi bạo lực với binh lính trong các cuộc đột kích, nhưng không đưa ra bằng chứng cho các trường hợp.
Người định cư Israel từ lâu đã bị cáo buộc có hành vi bạo lực với người Palestine. Ngoài giết người, họ còn đánh đập, gây thiệt hại tài sản và quấy rối.
Theo dân ở Bờ Tây, mục đích của người định cư Israel là đuổi người Palestine ra khỏi nhà và cuối cùng là ra khỏi Bờ Tây.
Người dân Palestine xếp hàng chờ lấy nước tại thành phố Khan Younis, miền Nam Dải Gaza, ngày 18/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Năm nay, do bị quốc tế chỉ trích, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã chỉ thị cho người định cư Do Thái không được chiếm đất ở Bờ Tây mà không có sự cho phép của chính phủ Israel. Nhưng trên thực tế, Israel đã phê duyệt số lượng kỷ lục căn nhà ở các khu định cư tại Bờ Tây.
Sau cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10, người Palestine đang phải chịu những lệnh cấm chặt chẽ trong việc đi lại trong Bờ Tây và giữa Bờ Tây với Israel. Trong khi đó, lực lượng quân sự Israel đóng cửa hoàn toàn các trạm kiểm soát và rào chắn.
Người Palestine sống ở Bờ Tây cho biết tình trạng đóng cửa đã ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày, ngăn họ đi làm, đi học, điều trị y tế và làm các hoạt động thiết yếu khác.
Trong cuộc gọi với Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 14/10, Tổng thống Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas đã yêu cầu chấm dứt các cuộc tấn công của người định cư nhằm vào người dân ở các thành phố, làng mạc và trại tị nạn của người Palestine ở Bờ Tây, nhấn mạnh cần thiết phải ngăn chặn giết hại thường dân ở cả hai bên.
Israel triển khai sớm xe bọc thép mới tới mặt trận Gaza Israel đã đưa tới tiền tuyến ở Gaza một loại xe bọc thép mới có khả năng bắn hạ tên lửa đang bay tới, dù theo kế hoạch, phải nhiều tháng nữa loại xe này mới được đưa vào hoạt động. Xe chở quân Eitan. Ảnh: IDF Một bức ảnh do Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) công bố cho thấy phương tiện...