IMF nhận định về những nguy cơ khi kinh tế Afghanistan sụp đổ
Do những bất ổn về chính trị và an ninh, kinh tế Afghanistan được dự báo suy giảm tới 30% trong năm 2021 và điều này có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng người tị nạn nước này tìm cách đến các nước láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu.
Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF) ngày 19/10 đã đưa ra nhận định trên trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực.
Người dân đợi bên ngoài một ngân hàng đóng cửa ở Kabul, Afghanistan, ngày 28/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
IMF cho biết với việc viện trợ phi nhân đạo bị tạm dừng và phần lớn tài sản nước ngoài bị đóng băng sau khi Taliban nắm chính quyền vào tháng 8, nền kinh tế vốn phụ thuộc vào viện trợ này “đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính và cán cân thanh toán nghiêm trọng”. Theo IMF, điều này sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân và đẩy hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo đói, có thể “châm ngòi” cho một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Video đang HOT
Báo cáo của IMF chỉ rõ rằng tình hình hỗn loạn ở Afghanistan có thể sẽ tác động đến kinh tế và an ninh khu vực và nghiêm trọng hơn “thúc đẩy sự gia tăng người tị nạn” – điều có thể gây ra gánh nặng cho các nguồn lực công cộng ở các nước tiếp nhận, gia tăng sức ép thị trường lao động và dẫn tới căng thẳng xã hội, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
Lấy ví dụ, có thêm 1 triệu người Afghanistan đi tị nạn ở các quốc gia láng giềng, chi phí hàng năm để tiếp nhận họ sẽ lên tới 100 triệu USD ở Tajikistan, tương ứng 1,3% GDP của nước này, khoảng 300 triệu USD ở Iran (0,03% GDP) và 500 triệu USD ở Pakistan (0,2% GDP).
Trong tháng 9, Tajikistan cho biết nếu không có sự hỗ trợ tài chính, nước này không đủ khả năng để tiếp nhận số lượng lớn người tị nạn, trong khi các quốc gia Trung Á khác cũng thông báo không có kế hoạch tiếp nhận người tị nạn.
Theo IMF, kinh tế Afghanistan khó khăn có thể ảnh hưởng đến các nước láng giềng trong lĩnh vực thương mại khi lâu nay xuất khẩu hàng hóa sang Afghanistan có liên quan đến Iran, Pakistan, Turkmenistan và Uzbekistan. IMF bày tỏ lo ngại việc trao đổi hàng hóa của Afghanistan hiện nay có thể làm gia tăng quan ngại về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Kể từ khi Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan ngày 15/8, đất nước vốn đang vật lộn với hạn hán và nghèo đói nghiêm trọng sau nhiều thập kỷ chiến tranh này đã chứng kiến nền kinh tế đứng bên bờ vực sụp đổ. Các nước châu Âu đều lo ngại nguy cơ người tị nạn Afghanistan tìm cách đến EU, như cuộc khủng hoảng người di cư Syria năm 2015.
Giới chức ngân hàng Afghanistan thúc giục Mỹ và IMF cho phép tiếp cận nguồn tài chính
Một thành viên hội đồng quản trị cấp cao của Ngân hàng trung ương Afghanistan (DAB) ngày 1/9 đã hối thúc Bộ Tài chính Mỹ và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thực hiện các bước đi nhằm trao cho lực lượng Taliban quyền tiếp cận ở mức hạn chế nguồn tiền dự trữ của Afghanistan để nước này không bị rơi vào khủng hoảng kinh tế.
Người dân đợi rút tiền trước một ngân hàng ở Kabul, Afghanistan, ngày 21/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Taliban đã nhanh chóng giành quyền kiểm soát Afghanistan. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng lực lượng này khó có thể dễ dàng tiếp cận khoản dự trữ gần 10 tỷ USD của ngân khố quốc gia. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã "đóng băng" các khoản dự trữ của Chính phủ Afghanistan được gửi trong các tài khoản ngân hàng tại Mỹ vào ngày 15/8 sau khi Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul. Trong khi đó, IMF cũng nêu rõ Afghanistan sẽ không thể tiếp cận các nguồn tiền của quỹ tài chính này.
Tuy nhiên, ông Shah Mehrabi - một giáo sư kinh tế tại trường Cao đẳng Montgomery ở Maryland (Mỹ) và là thành viên hội đồng quản trị của DAB từ năm 2002, cho rằng Afghanistan sẽ không thể tránh khỏi "một cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo" nếu chính quyền mới không được tiếp cận nguồn tài chính. Dự kiến trong tuần này, ông sẽ có các cuộc tiếp xúc với giới lập pháp Mỹ và hy vọng sẽ sớm trao đổi với các quan chức Bộ Tài chính Mỹ về những vấn đề liên quan.
Quan chức này nêu rõ: "Nếu cộng đồng quốc tế muốn ngăn chặn nền kinh tế sụp đổ, chỉ còn cách là cho phép Afghanistan tiếp cận có giới hạn các nguồn dự trữ và giám sát hoạt động này. Việc không thể tiếp cận nguồn tài chính dự trữ sẽ khiến nền kinh tế Afghanistan đình trệ, trực tiếp gây tổn thương tới người dân Afghanistan, khi các gia đình bị lún sâu hơn vào cảnh bần cùng".
Ông Mehrabi đã đề xuất rằng Mỹ có thể cho phép chính quyền ở Kabul có được một khoản tiền khoảng 100 - 125 triệu USD/tháng để bắt đầu tái thiết đất nước, đồng thời chỉ định một kiểm toán viên độc lập giám sát hoạt động này. Ông nhấn mạnh: "Chính quyền của Tổng thống Joe Biden nên trao đổi với Taliban về khoản tài chính này, giống như cách mà họ đã thương lượng về việc sơ tán công dân". Theo quan chức này, nếu khối tài sản trên vẫn bị đóng băng hoàn toàn, lạm phát sẽ tiếp tục tăng cao, người dân Afghanistan sẽ không đủ khả năng chi trả cho các nhu cầu cơ bản thiết yếu và ngân hàng trung ương sẽ mất các công cụ chính để tiến hành chính sách tiền tệ.
Ông Ajmal Ahmady - người từng là Giám đốc DAB trước khi lực lượng Taliban giành quyền kiểm soát Kabul - cho biết hiện DAB có khoảng 7 tỷ USD, trong đó bao gồm tiền mặt, vàng, trái phiếu và các khoản đầu tư khác, lưu giữ tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Phần lớn số tài sản còn lại nằm trong các tài khoản quốc tế khác và tại Ngân hàng Thanh toán quốc tế - một ngân hàng dành cho các ngân hàng trung ương có trụ sở tại Thụy Sỹ. Các kho chứa của DAB mà Taliban hiện có thể tiếp cận được chỉ vào khoảng 0,2% hoặc thậm chí ít hơn tổng tài sản dự trữ của Afghanistan.
80% ngân sách của Afghanistan biến mất, nền kinh tế có thể sụp đổ 70 - 80% ngân sách chính phủ Afghanistan đến từ các nhà tài trợ quốc tế và nền kinh tế của quốc gia này có thể sụp đổ nếu không có viện trợ. Để điều hành một đất nước, số tiền mặt 1,6 tỷ USD còn lại trong tay sẽ không giúp phong trào Hồi giáo Taliban cầm cự được lâu. Hơn thế...