IMF nhận định tích cực về kinh tế Nga
Bất chấp ảnh hưởng của hàng loạt biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt liên quan cuộc xung đột tại Ukraine, ngày 26/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) đánh giá kinh tế Nga đang ở tình trạng tốt hơn dự báo.
IMF đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trong năm nay theo hướng tích cực, từ mức giảm 8,5% xuống giảm 6%. Ảnh: TASS
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới được cập nhật ngày 26/7, IMF đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trong năm nay theo hướng tích cực, từ mức giảm 8,5% xuống giảm 6%. Nhà kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier Gourinchas nhận định đây vẫn sẽ là một mức suy thoái đáng kể đối với nền kinh tế Nga.
Theo ông Gourinchas, lý do chính giúp nền kinh tế nước Nga trụ vững hơn dự đoán là do “ngân hàng trung ương và các nhà hoạch định chính sách nước này đã ngăn ngừa được khủng hoảng tài chính khi các lệnh trừng phạt mới bắt đầu được áp đặt”. Trong khi đó, giá năng lượng tăng cao cũng mang lại nguồn thu dồi dào, bù đắp cho nền kinh tế của quốc gia xuất khẩu dầu khí thứ 3 thế giới.
Video đang HOT
Giá dầu thế giới liên tục dao động ở mức cao, khi đầu năm chỉ ở mức dưới 80 USD/thùng, sau đó tăng vọt lên gần 129 USD/thùng vào tháng 3 trước khi giảm xuống còn 105 USD/thùng ngày 26/7. Trong khi đó, giá khí đốt tự nhiên cũng tăng trở lại, gần đạt mức đỉnh.
Theo IMF, trong khi đà tăng trưởng của các nền kinh tế lớn như Mỹ và Trung Quốc đang dần giảm tốc, thì nền kinh tế Nga trong quý II/2022 cũng suy giảm ít hơn so với mức dự báo, trong đó xuất khẩu dầu thô và phi năng lượng duy trì tốt hơn dự đoán ban đầu. Đáng chú ý, Nga cũng ghi nhận tín hiệu phục hồi trong nhu cầu nội địa, khi những nỗ lực của chính phủ dần phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, quan chức IMF cho biết, trước mắt, nền kinh tế Nga vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn. Theo ông Gourinchas, những biện pháp trừng phạt đang được áp đặt, cùng với những biện pháp mới đây do châu Âu công bố, sẽ gây ra những hệ lụy lớn dần theo thời gian, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Nga.
Cuộc sống của nhiều người Mỹ khó khăn hơn thời kỳ cao điểm dịch COVID-19
Trong bối cảnh chi phí hàng hóa tăng cao, cuộc sống của nhiều người Mỹ đang rơi vào tình cảnh khó khăn hơn cả thời kỳ cao điểm đại dịch COVID-19.
Đài Sputnik (Nga) dẫn khảo sát gần đây nhất của Cục Điều tra Dân số Mỹ cho biết cứ 10 người trưởng thành, lại có đến 4 người cảm thấy "khá chật vật" hoặc "khó khăn" trong việc trang trải các chi phí sinh hoạt gia đình thường ngày. Đây là số liệu cao nhất kể từ khi cơ quan này thực hiện khảo sát vào tháng 8/2020.
Cuộc khảo sát cho biết trên 91,4 triệu hộ gia đình ở Mỹ đang gặp ít nhiều khó khăn khi chi trả các nhu cầu thiết yếu. Trong khi vào cùng kỳ năm ngoái, con số này chỉ ở mức trên 62,5 triệu hộ. Vào tháng 8/2020, khoảng 1/3 người Mỹ cho biết họ đang phải chật vật đáp ứng các nhu cầu cơ bản, nhưng con số đó đã giảm trong những tháng cuối cùng của năm 2020 và đầu năm 2021. Tuy nhiên, khi các chương trình cứu trợ COVID-19 kết thúc và lạm phát gia tăng, con số này bắt đầu tăng trở lại và hiện đã vượt qua mức đỉnh trước đó.
Chi phí năng lượng, thực phẩm và giá nhà ở tăng, chính là nguyên nhân gây ra những khó khăn mà nhiều người Mỹ đang phải đối mặt. Trên 1/3 số hộ gia đình được khảo sát cho biết họ đã bỏ những nhu cầu thiết yếu như thuốc men hoặc thực phẩm để chi trả hóa đơn năng lượng. Trên 1/5 hộ gia đình tham gia khảo sát cho hay họ đã phải duy trì nhiệt độ trong nhà ở mức "không tốt cho sức khỏe" để giảm chi phí năng lượng.
Trong khi đó, chi tiêu trung bình cho thực phẩm của mỗi hộ gia đình tại Mỹ đã tăng từ 220,69 USD lên 288,19 USD/tháng. Những người có thu nhấp thấp hơn chịu ảnh hưởng nặng nề hơn.
Đồng thời, chi phí nhà ở cũng đã tăng lên. Trên 29 triệu người Mỹ cho biết tiền thuê nhà của họ đã tăng trong 12 tháng qua. Trong đó, 18,9 triệu người nói rằng chi phí này đã tăng hơn 100 USD/tháng. Ngoài ra, gần 5,4 triệu hộ gia đình nói rằng họ "có khả năng" hoặc "rất có khả năng" bị đuổi hoặc tịch thu nhà trong 2tháng tới. Vào năm ngoái, con số này chỉ ở mức gần 4,2 triệu người.
Các chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng lạm phát, giá nhà ở và năng lượng không sớm giảm, các con số có thể tiếp tục tồi tệ hơn.
Trừng phạt Nga không có tác dụng, Hungary kêu gọi EU đề ra chiến lược mới Ngày 23/7, Thủ tướng Hungary Viktor Orban khẳng định Liên minh châu Âu (EU) cần vạch ra một chiến lược mới để giải quyết cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine, bởi các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga không phát huy tác dụng. Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh minh họa: The Moscow Times/TTXVN Trong một bài phát biểu...