IMF lên tiếng việc ECB tăng lãi suất lần thứ tám liên tiếp
Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ca ngợi quyết định của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc tăng lãi suất lần thứ tám liên tiếp và cam kết tiếp tục duy trì chừng nào lạm phát tại khu vực vẫn ở mức cao.
IMF hoan nghênh việc ECB tăng lãi suất. Ảnh: T.L.
AP ngày 16/6 dẫn lời Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva nêu rõ: “Chính sách tiền tệ nên tiếp tục thắt chặt và sau đó duy trì ở mức hạn chế trong một thời gian, cho đến khi lạm phát được neo lại và dần hướng tới mục tiêu đề ra của khu vực”.
Bà Kristalina Georgieva khẳng định, IMF hoan nghênh quyết định tăng lãi suất lần thứ tám liên tiếp nhằm kiềm chế lạm phát của ECB.
Hôm 15/6, ECB đã điều chỉnh tăng lãi suất lần thứ tám liên tiếp kể từ tháng 7/2022, đưa mức lãi suất tiền gửi từ – 0,50% lên mức 3,5%, cao nhất kể từ năm 2001. Các mức lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay cũng tăng lần lượt lên 4% và 4,25%.
Được biết, quyết định tăng lãi suất mới nhất của ECB trái ngược với quyết định tạm dừng tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) một ngày trước đó.
Trong thông cáo đưa ra, ECB nêu rõ, dù mức lạm phát đã hạ nhiệt nhưng vẫn còn ở mức quá cao trong một thời gian dài và áp lực về lạm phát phi năng lượng vẫn còn rất lớn. Lần điều chỉnh này vẫn nằm trong chủ trương siết chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế tỷ lệ lạm phát tăng cao trong khu vực đồng Euro.
Theo định chế tài chính châu Âu này, lạm phát khu vực đồng Euro sẽ vào khoảng 5,4% năm 2023, cao hơn mức 5,3% đưa ra hồi tháng 3, trước khi giảm xuống còn 3% trong năm 2024 và 2,2% trong năm 2025.
Cùng ngày, Chủ tịch ECB Christiane Lagarde thông tin, rất có thể ngân hàng trung ương này sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 7 tới bởi khu vực vẫn chưa đạt được mục tiêu về lạm phát như mong muốn
Nhà đầu tư chờ tin ECB tăng lãi suất để đối phó lạm phát, đồng euro tiếp đà hồi phục
Đồng euro tiếp tục đà phục hồi trong phiên giao dịch ngày 21/7 và tăng đã lên mức cao nhất trong 2 tuần qua trong bối cảnh các nhà đầu tư đang chuẩn bị đón chờ thông tin Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ điều chỉnh tăng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2011 và Nga khôi phục hoạt động của đường ống dẫn khí chủ chốt trong ngày.
Đồng euro (phía trên) và đồng đôla Mỹ tại Brussels, Bỉ, ngày 7/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, đồng euro đã tăng 0,3%, 1 euro đổi được 1,02095 USD. Ngày giao dịch trước đó, đồng euro tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 6/7, lên 1 euro đổi 1,0273 USD.
Như vậy, từ đầu tuần đến nay, đồng euro có 3 phiên tăng giá mạnh với kỳ vọng ECB có thể tăng 50 điểm cơ bản lãi suất để kiềm chế lạm phát. Cùng với đó, ECB có thể cung cấp thêm các chi tiết về một công cụ mới nhằm kiểm soát sự gia tăng quá mức trong lợi suất trái phiếu ngoại vi châu Âu.
Hiện thị trường chia rẽ về thông tin các nhà hoạch định chính sách của ECB sẽ lựa chọn phương án tăng 25 điểm cơ bản hay 50 điểm cơ bản lãi suất để ứng phó với lạm phát tăng cao do giá năng lượng và lương thực tăng trong thời gian gần đây.
Ngân hàng trung ương Anh tăng lãi suất mạnh nhất trong 27 năm Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 4/8, Ngân hàng trung ương Anh (BOE) quyết định tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, lên 1,75%, nhằm giải quyết tình trạng chi phí sinh hoạt tăng cao, bất chấp lo ngại rằng nền kinh tế đang tiến tới suy thoái. Trụ sở Ngân hàng Trung ương Anh ở London. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là...