IMF: Lạm phát Venezuela sẽ lên 10 triệu phần trăm vào 2019
Tốc độ lạm phát ở Venezuela sẽ lên gần 1,4 triệu phần trăm vào cuối năm nay, một phần do Chính phủ nước này ồ ạt in tiền…
Những trái ớt bày bán trong một khu chợ ở Caracas, Venezuela, hôm 21/8 – Ảnh: Reuters.
Tốc độ lạm phát hàng năm ở Venezuela sẽ lên gần 1,4 triệu phần trăm vào cuối năm nay, một phần do Chính phủ nước này ồ ạt in tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách – một báo cáo do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố ngày 9/10 nhận định.
Theo tin từ Bloomberg, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) mới nhất của IMF đã nâng dự báo lạm phát 2018 ở Venezuela lên 1,37 triệu phần trăm, từ mức dự báo 1 triệu phần trăm đưa ra hồi tháng 7, và chỉ 13.000% đưa ra hồi đầu năm.
Cũng theo báo cáo, giá tiêu dùng ở quốc gia Nam Mỹ này sẽ lên mức 10 triệu phần trăm vào năm 2019.
Về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Venezuela, IMF giữ nguyên mức dự báo đưa ra hồi tháng 7, cho rằng nền kinh tế này sẽ suy giảm 18% trong năm 2018. Như vậy, năm nay sẽ là năm thứ ba liên tiếp GDP của Venezuela suy giảm với tốc độ hai con số, trong bối cảnh sản lượng khai thác dầu thô sụt giảm và bất ổn chính trị gia tăng.
Chính sách kinh tế sai lầm kéo dài nhiều năm, cùng với sự sa sút của ngành công nghiệp dầu lửa vốn giữ vai trò trụ cột, đã đẩy kinh tế Venezuela vào một vòng xoáy khủng hoảng.
Giữa lúc dự trữ ngoại hối sụt giảm với tốc độ chóng mặt và người dân đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng thực phẩm và thuốc men, chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro vẫn giữ nguyên các biện pháp kiểm soát giá cả và tỷ giá. Giới phân tích cho rằng chính những biện pháp này càng khiến Venezuela lún sâu hơn vào khủng hoảng.
Video đang HOT
Nhằm bình ổn giá cả, vào tháng 8 vừa qua, ông Maduro đã tung một loạt biện pháp, gồm xóa bớt 5 chữ số 0 trên đồng nội tệ Bolivar, tăng lương cơ bản 3.000%, và neo buộc tiền lương cùng tỷ giá đồng Bolivar vào đồng tiền ảo Petro do Chính phủ nước này phát hành.
Từ khi lên cầm quyền vào năm 2013, ông Maduro đã có 24 lần tăng lương tối thiểu để chống lạm phát. Trong đợt gần nhất, lương cơ bản ở Venezuela tăng lên mức 1.800 Bolivar, tương đương chưa đầy 20 USD/tháng.
Tuy nhiên, nhiều công ty Venezuela giờ đây tuyên bố với người lao động rằng họ buộc phải thực hiện việc sa thải trên quy mô lớn vì không có tiền trả lương.
Cafe Con Leche Index, chỉ số đo giá cốc cà phê tại một cửa hiệu ở phía Đông thủ đô Caracas của Venezuela, do Bloomberg thực hiện, ước tính tốc độ lạm phát ở nước này đã lên tới 340.000% chỉ trong vòng 6 tháng trở lại đây.
Còn theo hãng tin Reuters, một nghị sỹ đối lập của Venezuela ngày 8/10 cho biết giá cả ở nước này đã tăng 488.865% trong vòng 12 tháng tính đến hết tháng 9 vừa qua.
Nghị sỹ Angel Alvarado nói rằng mức lạm phát hàng ngày ở Venezuela hiện nay là 4%. Mức lạm phát hàng tháng của tháng 9 là 233%, so với mức 223% của tháng 8.
Theo như các số liệu mới được đưa ra, các biện pháp bình ổn giá cả mà Tổng thống Maduro thực hiện mới đây có vẻ không có nhiều tác dụng trong việc kiềm chế tốc độ tăng giá “kinh hoàng” ở quốc gia thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) này.
Các nghị sỹ đối lập đã trở thành nguồn cung cấp số liệu kinh tế duy nhất ở Venezuela, kể từ khi Ngân hàng Trung ương nước này dừng đưa ra các con số thống kê từ gần 3 năm trước khi nền kinh tế bắt đầu suy sụp.
Ông Maduro tái đắc cử Tổng thống Venezuela vào tháng 5, trong một cuộc bầu cử mà phe đối lập cho là bị thao túng.
Về phần mình, nhà lãnh đạo khẳng định cuộc bầu cử hoàn toàn bình đẳng, minh bạch và đúng quy trình. Ông cũng luôn cho rằng tình hình kinh tế hiện nay của Venezuela là kết quả của một “cuộc chiến kinh tế” do phe đối lập và các thế lực thù địch bên ngoài gây ra.
An Huy
Theo vneconomy.vn
"Lạc quan về tăng trưởng kinh tế số học mà bỏ quên chất lượng là thiếu sót"
"Khả năng tăng trưởng GDP đạt được ít nhất 6,7%, khả năng đạt được 7% là có tuy nhiên vấn đề luôn luôn đặt ra là tăng trưởng nhanh như thế chưa chắc tốt", ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính cho biết.
Ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính
Tính chung tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm đạt 6,98%, là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011. Theo đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng chính thức cả năm là 6,7%, GDP quý cuối của năm chỉ cần tăng khoảng 6,1% so với cùng kỳ. Ông dự báo thế nào về tăng trưởng GDP năm 2018?
Dự báo của tôi có lẽ hơi bảo thủ một chút, khả năng tăng trưởng GDP đạt được ít nhất 6,7%, khả năng đạt được 7% là có tuy nhiên vấn đề luôn luôn đặt ra là tăng trưởng nhanh như thế chưa chắc tốt. Vấn đề cần đặt ra là chất lượng tăng trưởng ngay cả khi đạt được mức tăng trưởng 6,7% con số không quan trọng bằng chất lượng tăng trưởng được định nghĩa theo nghĩa giá trị hàng hoá, dich vụ.
Không những tăng về số học mà phải tăng về chất lượng, chẳng hạn như tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam với các nền kinh tế khác và đặc biệt vấn đề an sinh xã hội, y tế, giáo dục phải được cải thiện... Nếu lạc quan về tăng trưởng kinh tế số học mà bỏ quên chất lượng là thiếu sót.
GDP quý III có vẻ vẫn tăng trưởng rất tốt bất chấp Ngân hàng Nhà nước có quan điểm thận trọng hơn đối với tăng trưởng tín dụng. Theo ông, chính sách tiền tệ thắt chặt nói chung sẽ phải mất bao lâu để thể hiện ra trên số liệu tăng trưởng GDP (giảm tốc tăng trưởng GDP)?
Thường thường thắt chặt tín dụng đâu đó mất khoảng thời gian 6 tháng sẽ có tác dụng. Từ đầu năm Ngân hàng Nhà nước đã có chính sách tiền tệ tương đối thắt chặt, mục tiêu tăng trưởng tín dụng chính thức 17%, thậm chí với một số ngân hàng thấp hơn, chỉ 11% thành ra Ngân hàng Nhà nước đã thận trọng từ đầu năm, thi hành chính sách tín dụng thắt chặt hơn so với năm ngoái.
Liên quan đến chỉ tiêu lạm phát, CPI bình quân 9 tháng ở mức 3,57%. Hai nhóm mặt hàng chính tác động tới mức lạm phát của Việt Nam là xăng dầu và lương thực, thực phẩm. Trong khi giá xăng dầu tăng mạnh thời gian gần đây, áp lực lên chỉ số lạm phát như thế nào?
Theo tôi lạm phát năm nay khó đạt được mức 4% như đã đặt ra nếu chúng ta duy trì mức 4% tốt quá nhưng với tình hình hiện tại, vấn đề giá xăng dầu, giá thực phẩm, giá dịch vụ y tế, giao thông đang tăng, tạo áp lực lớn đối với chỉ tiêu lạm phát.
Giá dầu có khả năng tiếp tục tăng mạnh khi OPEC và Nga không đồng ý việc gia tăng sản lượng và chính sách cấm vận kinh tế của Tổng thống Trump bắt đầu có hiệu lực vào tháng 11 này. Giá xăng dầu thế giới tăng kéo theo đó, giá xăng trong nước cũng sẽ tăng theo và mặt hàng xăng dầu tăng cũng kéo theo nhiều mặt hàng khác cùng tăng.
Bên cạnh đó, giá thực phẩm như thịt heo có thể tiếp tục tăng trở lại do khan hiếm nguồn cung vì dịch tả lợn châu Phi lan ra nhiều nước trong khu vực, nguồn cung khan hiếm đẩy giá heo tăng thời gian tới gây sức ép lên lạm phát, lương thực và thực phẩm chiếm hơn 27% quyền số CPI.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam, trong những tháng cuối năm theo ông cần biện pháp gì hạn chế tác động của nó?
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang hiện đang trở thành đề tài bàn luận trên khắp thế giới, cả 2 quốc gia Trung Quốc và Mỹ hầu như không tìm giải pháp, thậm chí họ liên tiếp tiến tới mức độ càng ngày càng mạnh mẽ hơn. Với Việt Nam, cần tăng chất lượng hàng xuất khẩu tạo ra cạnh tranh nhiều hơn nữa và điều cũng quan trọng nữa là Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước nên hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu qua việc điều chỉnh tỷ giá hợp lý.
Xin cảm ơn ông!
BẢO VY
Theo bizlive.vn
Venezuela lạm phát 488,865% trong hai tháng qua Theo một chính trị gia đối lập tại Venezuela thì bất chấp các biện pháp của chính phủ, lạm phát của nước này trong 2 tháng qua vẫn lên tới 488,865%. Ớt chuông trong một quầy hàng tại Venezuela được niêm yết với mức giá 6 triệu BF, tức 60 Bs sau chính sách cắt 5 số 0 của chính quyền, tương đương...