IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu do biến thể Omicron
Sự tác động của biến thể Omicron là nguyên nhân cản đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc trong năm 2022.
Đây là nhận định được đưa ra trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF) công bố ngày 25/1.
Cảng container ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Trong báo cáo, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2022 xuống mức 4,4%, thấp hơn 0,5% so với dự báo công bố tháng 10 năm ngoái. Theo IMF, yếu tố dẫn tới sự sụt giảm này là do đợt bùng phát dịch mới đây của biến thể Omicron, cho dù giới chuyên gia dự báo số ca mắc mới do biến thể này có thể giảm dần bắt đầu từ quý II/2022.
Video đang HOT
Báo cáo nhấn mạnh kinh tế thế giới bước sang năm 2022 với tốc độ tăng trưởng yếu hơn so với kỳ vọng và sự xuất hiện của biến thể Omicron vào cuối tháng 11 năm ngoái đe dọa làm chậm lại đà hồi phục yếu ớt hiện nay. Trong khi đó, giá năng lượng tăng cao và chuỗi cung ứng bị gián đoạn đã khiến lạm phát tăng trên phạm vị rộng hơn và trong thời gian dài hơn so với dự báo, đặc biệt là tại Mỹ.
Trong báo cáo hằng quý trên, IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trừ Ấn Độ. Mỹ và Trung Quốc ghi nhận sự sụt giảm mạnh nhất. Theo IMF, ảnh hưởng lớn nhất đối với triển vọng kinh tế toàn cầu là tốc độ tăng trưởng của Mỹ và Trung Quốc chậm lại, mà nguyên nhân của sự sụt giảm này đến từ nhiều yếu tố. IMF dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ chỉ ở mức 4% trong năm nay, thấp hơn 1,2% so với mức dự báo trước đó. Kế hoạch chi tiêu xã hội khổng lồ của Tổng thống Joe Biden bị “kẹt” tại Quốc hội, cùng với chuỗi cung ứng bị gián đoạn sẽ tác động phần nào đến tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Trong khi đó, IMF chỉ rõ các biện pháp phong tỏa mới đây tại Trung Quốc đã khiến sức tiêu dùng cá nhân giảm và những thách thức trong lĩnh vực bất động sản đã khiến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này giảm 0,8%, xuống còn 4,8% trong năm 2022.
Theo IMF, tình trạng gián đoạn liên quan đến chính sách “Zero COVID” và cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản là những yếu tố khiến tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chững lại. Ngoài Mỹ và Trung Quốc, IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn khác như Đức giảm 0,8%. Brazil và Mexico cùng mức giảm 1,2%.
Tuy nhiên, IMF lại có đánh giác lạc quan đối với kinh tế Ấn Độ khi dự báo tốc độ tăng trưởng nước này tăng 0,5%, lên mức 9% trong năm 2022. Nhật Bản chi ghi nhận tố độ tăng trưởng vừa phải, ở mức 3,3%. Báo cáo của IMF cũng đánh giá triển vọng kinh tế thế giới năm 2023 tích cực, nhưng chưa đủ để bù đắp cho sự sụt giảm trong năm 2022. Tăng trưởng toàn cầu của cả năm 2022 và 2023 dự kiến thấp hơn 0,3% so với dự báo trước đó.
IMF khuyến cáo không nên xem tiền kỹ thuật số là kênh phòng ngừa rủi ro
Trong báo cáo mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyến cáo không nên xem tiền kỹ thuật số là một kênh phòng ngừa rủi ro biến động thị trường vì đồng tiền này hiện diễn biến theo thị trường chứng khoán, làm tăng nguy cơ lây lan ra khắp các thị trường tài chính.
Đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin. Ảnh: AFP/TTXVN
Các chuyên gia kinh tế cho biết, trước đại dịch, các đồng tiền kỹ thuật số, trong đó có Bitcoin và Ethereum hầu như không có tương quan với thị trường chứng khoán, nhưng thanh khoản cao do các biện pháp ứng phó của các ngân hàng trung ương với đại dịch và mức độ chấp nhận rủi ro của giới đầu tư gia tăng khiến các đồng tiền kỹ thuật số và giá cổ phiếu cùng tăng.
Mối liên hệ được tăng cường này đã khiến Bitcoin không còn đóng vai trò là một kênh phòng trừ rủi ro trong thời kỳ thị trường biến động như những người ủng hộ tiền kỹ thuật số lâu nay vẫn ca ngợi. Thay vào đó, đồng tiền này giờ đây lại là một tài sản rủi ro.
Các chuyên gia dẫn các phân tích cho thấy hiệu ứng lan tỏa giữa tiền kỹ thuật số và chứng khoán có xu hướng tăng lên trong những thời kỳ biến động trên thị trường tài chính, như vào tháng 3/2020, hay trong đợt biến động mạnh của giá Bitcoin như đầu năm 2021.
Các chuyên gia của IMF nhận định những diễn biến đồng bộ của tiền kỹ thuật số và chứng khoán "có thể sớm gây ra nhiều nguy cơ cho sự ổn định tài chính, đặc biệt ở những nước áp dụng tiền kỹ thuật số rộng rãi". Vì thế, các chuyên gia kêu gọi xây dựng "một khung quản lý toàn diện và phối hợp trên toàn cầu để định hướng cho các quy định và hoạt động giám sát ở phạm vi quốc gia, cũng như giảm thiểu các nguy cơ đối với sự ổn định tài chính xuất phát từ hệ sinh thái tiền kỹ thuật số".
Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu thành nơi đáng sống, ai cũng khỏe mạnh, hưởng phúc lợi Đó là khẳng định của ông Trần Văn Tuấn - phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - tại buổi họp báo cung cấp các hoạt động kỷ niệm 30 năm thành lập tỉnh này vào chiều 10-12. Ông Nguyễn Văn Xinh (đứng) và Trần Văn Tuấn cùng chủ trì buổi họp báo - Ảnh: ĐÔNG HÀ Bà Nguyễn Thị...