IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
IMF nhân mạnh: “Trung Quôc và các nước đôi tác cân phải làm viêc môt cách tích cực đê giải quyêt những khiêm khuyêt còn lại trong hê thông thương mại”.
Ảnh: Bloomberg
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, IMF khẳng định rằng cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ đang tạo ra thêm nhiều rủi ro suy giảm đến kinh tế Trung Quốc.
IMF dự báo nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ tăng trưởng 6,2% trong năm nay và 6,0% trong năm 2020, như vậy dự báo về kinh tế Trung Quốc đã giảm đi so với lần dự báo lần trước.
IMF nhấn mạnh: “Trung Quốc và các nước đối tác cần phải làm việc một cách tích cực để giải quyết những khiếm khuyết còn lại trong hệ thống thương mại”. Tuy nhiên IMF khẳng định rằng không cần thêm biện pháp kích thích tiền tệ để hỗ trợ cho kinh tế nội địa với điều kiện rằng sẽ không có thêm lần tăng thuế nào hoặc tăng trưởng kinh tế không giảm tốc sâu hơn.
Kinh tế Trung Quốc đang trải qua quá trình suy giảm kéo dài, căng thẳng tăng cao với Mỹ. Mỹ mới đây đã tăng thuế với hàng xuất khẩu Trung Quốc và cố gắng ngăn chặn nguồn cung linh kiện cho công ty như Huawei Technologies. Trong tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định rằng sản lượng kinh tế đang ổn định và cải thiện rõ nét, đây là tuyên bố mới nhất của ông nói đến sức mạnh và tính vững bền của kinh tế Trung Quốc.
Video đang HOT
Dự báo mà IMF đưa ra như vậy bi quan hơn so với dự báo theo các chuyên gia Bloomberg. Kinh tế Trung Quốc giảm tốc trong tháng 4/2019 và xu thế này nhiều khả năng sẽ kéo dài trong những tháng tới. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vẫn giữ mục tiêu tăng cường các gói kích thích, chính sách kích thích tài khóa đã được áp dụng.
IMF chỉ ra rằng dù Trung Quốc đã có một số bước tiến trong cải cách, Trung Quốc cần để cho các yếu tố thị trường có vai trò lớn hơn và đẩy mạnh mở cửa Trung Quốc với phần còn lại của thế giới.
Cơ quan quản lý ngành ngân hàng Trung Quốc mới đây đã thông báo về các biện pháp mới để mở cửa ngành dịch vụ tài chính đón nhà đầu tư nước ngoài. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, ông Dịch Cương, trước đây từng nói đến việc Ngân hàng Trung ương cần tập trung nhiều hơn vào các công cụ phòng ngừa để giúp nhà đầu tư nước ngoài quản trị rủi ro.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
WB hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay xuống 2,6%
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu công bố ngày 4/6, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới khi xung đột thương mại leo thang và các nền kinh tế lớn giảm tốc mạnh.
Hàng hóa được xếp tại cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 30/4/2018. (Ảnh: EPA-EFE/TTXVN)
WB nhận định kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm nay, giảm 0,3 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 1 và cũng thấp hơn nhiều mức tăng trưởng 3% của năm ngoái.
Ở Đông Á và Thái Bình Dương, tăng trưởng kinh tế có thể chỉ đạt 5,9%, lần đầu tiên xuống dưới mức 6% kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á hơn 20 năm trước. Dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc vẫn ở mức 6,2% trong năm nay.
Triển vọng tăng trưởng của Mỹ không thay đổi, vẫn là 2,5%, nhưng xuất khẩu của Mỹ sang châu Âu và châu Á sẽ chậm lại rất rõ rệt.
Trong khi đó, tình hình kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro xấu đi nhanh chóng, với mức dự báo tăng trưởng được điều chỉnh giảm từ 1,6% xuống 1,2%, khi xuất khẩu tới Trung Quốc, Trung Á và các thị trường khác giảm.
Với Nhật Bản, WB dự báo 0,1 điểm phần trăm, xuống 0,8%, khi nền kinh tế nước này vẫn yếu, đặc biệt là về thương mại.
Không đề cập đến đe dọa đánh thuế mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm vào Mexico nhưng báo cáo của WB hạ dự báo tăng trưởng của nước này 0,3 điểm phần trăm, xuống chỉ 1,7%.
Trong khi đó, dự báo cho Brazil cũng bị hạ 0,7 điểm phần trăm xuống 1,5%.
Rủi ro lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu là nguy cơ gia tăng những va chạm về thương mại giữa các nền kinh tế lớn, mà mới đây nhất là việc ông Trump trong tuần trước thông báo sẽ áp thuế trừng phạt lên hàng hóa của Mexico do bất đồng về chính sách nhập cư. Thương mại của toàn cầu trong năm nay được cho là chỉ tăng trưởng 2,6%, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và giảm 1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1.
Tân Chủ tịch Ngân WB David Malpass nói rằng triển vọng kinh tế toàn cầu, cả trong ngắn và dài hạn, đang đứng trước những thách thức lớn.
Theo ông, tăng trưởng kinh tế của toàn cầu hiện "mong manh" và sự giảm tốc này cản trở tiến triển của cuộc chiến chống đói nghèo.
Trong khi đó, nhà kinh tế của thiết chế tài chính này, ông Ayhan Kose, cho rằng sự leo thang căng thẳng thương mại là rủi ro số một đối với triển vọng tăng trưởng của toàn cầu, và kêu gọi tìm kiếm các giải pháp để ổn định tăng trưởng.
WB cũng cảnh báo về mức nợ gia tăng và cho rằng các nền kinh tế mới nổi có thể sớm nhận thấy sai lầm trong quyết định đi vay để thúc đẩy tăng trưởng.
Ông Kose cho biết nợ công của các nền kinh tế phát triển và mới nổi kể từ năm 2007 tăng trung bình 15% và những nước này cần "cực kỳ thận trọng" để không bị hấp dẫn bởi mức lãi suất thấp hiện nay mà vay nhiều hơn.
Theo ông, việc vay nhiều sẽ làm tăng khả năng tổn thương trước khủng hoảng, từ đó hạn chế các quyết định chính sách, trong khi không thể biết khi nào lãi suất tăng./.
Lê Minh
Theo vietnamplus.vn
Sự thật về sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc Giới chuyên gia nghi ngờ Trung Quốc đang tô vẽ số liệu kinh tế nước này, trong khi chính quyền Bắc Kinh nói những lo ngại đã bị thổi phồng. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên thế giới đang cố gắng hết sức để đánh giá mức độ nghiêm trọng của suy thoái kinh tế Trung Quốc, nhưng để có được một...