IMF dự báo tăng trưởng kinh tế trong ngành ngân hàng và tài chính Việt Nam ổn định
Theo ông Francois Phainchaud, Trưởng đại diện Văn phòng Đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam ( IMF), các chính sách liên quan phòng chống COVID-19 đã giúp Việt Nam duy trì tỷ lệ tử vong thấp và ổn định kinh tế trong ngành ngân hàng và tài chính.
Đây là công việc khó khăn, nhưng Việt Nam đã làm tốt.
Ngành công nghiệp logistics Việt Nam thu hút đầu tư hạ tầng góp phần tăng trưởng kinh tế. Ảnh: TTXVN.
Liên quan tới các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới Việt Nam, ông Francois Phainchaud cho rằng, thế giới đang phải đối mặt rất nhiều rủi ro về lạm phát, khủng hoảng kinh tế.
Tuy nhiên, Việt Nam đang phục hồi rất tốt. Việc gỡ bỏ các hạn chế liên quan tới COVID-19, các nỗ lực bao phủ vaccine, các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội được triển khai mạnh mẽ, hiệu quả, dẫn tới sự phục hồi của các lĩnh vực như du lịch.
Đại diện IMF cho biết, tổ chức này đã tăng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên. Đây là quốc gia duy nhất tại châu Á và khu vực ASEAN mà IMF tăng dự báo tăng trưởng.
Video đang HOT
Năm 2023, IMF giảm dự báo xuống còn 6,7% do mức tăng cao của năm 2022, nhưng vẫn là mức rất cao so với các khu vực khác và so với các nước khác, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á.
Theo đại diện IMF, tỷ lệ lạm phát được Việt Nam kiểm soát rất tốt. Giá các dịch vụ, giao thông, giá xăng dầu và tỷ giá được giữ ổn định. Ngân hàng Nhà nước đã có những nỗ lực để kéo giảm lạm phát, giữ ổn định vĩ mô và đang làm rất tốt. Các điều kiện tài chính cũng được điều hành chặt chẽ.
Về điều hành kinh tế thời gian tới, IMF khuyến nghị các chính sách tiền tệ cần phải cẩn trọng, duy trì chính sách tiền tệ phải thắt chặt, trao đổi kỹ lưỡng, hành động nhất quán.
IMF cho rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang cố gắng ổn định tỷ giá để giúp sản xuất trong nước, điều này phù hợp với chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, nếu nâng trần tín dụng sẽ ảnh hưởng tới tỷ giá.
Theo IMF chính sách tài khóa hỗ trợ chính sách tiền tệ và cho phục hồi kinh tế cần được triển khai với vai trò mạnh mẽ hơn, nhắm tới mục tiêu cụ thể hơn, trên diện rộng hơn để không đi ngược lại chính sách tiền tệ.
Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục xử lý vấn đề nợ xấu, các rủi ro tiềm tàng. Tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam đang tăng khá nhanh và GDP tăng rất cao, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hệ thống ngân hàng để phát triển thị trường vốn.
Đại diện IMF nhấn mạnh việc điều hành chính sách tiền tệ cần hết sức thận trọng và tính toán kỹ lưỡng. Ví dụ tỷ giá Việt Nam đang thấp hơn nước khác, Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng ổn định tỷ giá này giúp sản xuất trong nước.
Trong khi đó chính sách về tài khóa hỗ trợ chính sách tiền tệ và phục hồi kinh tế cũng cần được triển khai. Chính sách về tài khóa cần hỗ trợ mạnh mẽ hơn, hướng tới mục tiêu cụ thể và trên diện rộng để không đi ngược lại chính sách tiền tệ.
Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục tăng cường quản lý hệ thống ngân hàng với những chính sách cẩn trọng để phát triển thị trường vốn bền vững.
Việt Nam nằm trong số các quốc gia phát triển nhanh nhất trong thập kỷ tới
Trang eurekalert.org ngày 27/7 đăng kết quả nghiên cứu của Phòng thí nghiệm tăng trưởng thuộc Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy Việt Nam được dự báo sẽ nằm trong số các nền kinh tế phát triển nhanh nhất đến năm 2030.
Toàn cảnh tòa nhà Landmark 81 tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: TTXVN
Trong số này, ngoài Việt Nam còn có Trung Quốc, Uganda, Indonesia và Ấn Độ.
Theo kết quả nghiên cứu, khi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 không còn, tăng trưởng dài hạn được dự báo sẽ tập trung ở châu Á, Đông Âu và Đông Phi. Trung Quốc được kỳ vọng là nền kinh tế phát triển nhanh nhất tính theo đầu người, ngay cả khi dự báo cho thấy tốc độ tăng trưởng đang chậm lại so với những gì nước này đã đạt được trong thập kỷ qua. Nghiên cứu cho thấy các quốc gia đã đa dạng hóa sản xuất sang các lĩnh vực phức tạp hơn, như Việt Nam và Trung Quốc, là những quốc gia sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong thập kỷ tới.
Các nhà nghiên cứu của Phòng thí nghiệm tăng trưởng đã công bố bảng xếp hạng quốc gia mới tính theo Chỉ số phức tạp kinh tế (ECI), đánh giá sự đa dạng và tinh vi về năng lực sản xuất thể hiện trong hàng hóa xuất khẩu của mỗi quốc gia. Bất chấp sự gián đoạn về thương mại do đại dịch, xếp hạng mức độ phức tạp kinh tế của các nước vẫn ổn định đáng kể.
Bảng xếp hạng ECI cho thấy các quốc gia phức tạp kinh tế nhất trên thế giới được giữ ổn định, các vị trí đầu bảng theo thứ tự là Nhật Bản, Thụy Sĩ, Đức, Hàn Quốc và Singapore. Các quốc gia đáng chú ý khác là Anh (xếp thứ 10), Mỹ (12), Trung Quốc (16) và Italy (17). Những nền kinh tế đang phát triển đã đạt được những bước tiến lớn nhất trong việc cải thiện mức độ phức tạp, trong đó có Việt Nam (51), Campuchia (72), Lào (89) và Ethiopia (97). Những quốc gia tụt hạng nhanh nhất trong thập kỷ qua do ngày càng phụ thuộc vào hàng hóa hoặc không đa dạng hóa xuất khẩu đó là Botswana (111), Zimbabwe (114), Ecuador (119) và Cuba (120). Trong số các quốc gia có chỉ số kinh tế phức tạp nhất, Pháp (19) giảm mạnh nhất khi tụt 6 bậc trong bảng xếp hạng.
Nhìn vào dự báo tăng trưởng đến năm 2030, 3 cực tăng trưởng đã được xác định. Một số nền kinh tế châu Á đã nắm giữ sự phức tạp kinh tế cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng nhanh nhất trong thập kỷ tới, dẫn đầu là Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ. Ở Đông Phi, một số nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh chóng, mặc dù được thúc đẩy bởi sự gia tăng dân số nhiều hơn là sự phức tạp của nền kinh tế như Uganda, Tanzania và Mozambique. Tính trên cơ sở bình quân đầu người, khu vực Đông Âu có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ những tiến bộ liên tục về mức độ phức tạp kinh tế, với Gruzia, Litva, Belarus, Armenia, Latvia, Bosnia và Herzegovina, Romania và Albania đều được xếp hạng 15 nền kinh tế hàng đầu được dự đoán trên cơ sở bình quân đầu người.
Ngoài các cực tăng trưởng này, các dự báo cũng cho thấy tiềm năng của Ai Cập trong việc đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Các khu vực đang phát triển khác phải đối mặt với triển vọng tăng trưởng đầy thách thức hơn do mức độ phức tạp kinh tế đạt được ít hơn, bao gồm Mỹ Latinh, Caribe và Tây Phi.
Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị vùng kinh tế trọng điểm phía nam Sáng 9.7, Thủ tướng chủ trì Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết 53, kết luận số 27 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Hội nghị được tổ chức tại TP.HCM. Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Chính phủ...