IMF cảnh báo rủi ro tăng cao, tăng trưởng toàn cầu chậm lại
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde mới đây cảnh đã báo về các nguy cơ tiềm tàng đang dần dần trở thành sự thật, làm chậm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, theo AFP.
Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde
Trong một bài diễn văn chỉ vài giờ sau khi Mỹ, Mexico và Canada tuyên bố đạt được thỏa thuận sửa đổi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), bà Lagarde đã nói rằng rào cản thương mại gia tăng “không chỉ gây tổn hại riêng đến thương mại, mà còn thúc đẩy tình trạng không chắc chắn trong đầu tư và sản xuất”.
Bà Lagarde cùng hàm ý IMF sẽ hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu vào tuần tới, đồng thời kêu gọi các chính phủ nên hợp tác cùng nhau để gỡ bỏ tranh chấp, sửa chữa hệ thống thương mại toàn cầu hơn là tìm cách phá hủy nó.
“Rủi ro từ tranh chấp thương mại là rất cao vì việc phá vỡ các chuỗi giá trị toàn cầu có thể gây tổn thương cho nền kinh tế ở nhiều quốc gia, bao gồm cả các nền kinh tế tiên tiến. Lịch sử cho thấy rằng, mặc dù tự ra khơi một mình có vẻ rất hấp dẫn, nhưng các nước phải cùng chống lại cái gọi là tự cung tự cấp về kinh tế bởi vì điều đó sẽ chỉ làm đắm tàu. Thông điệp chính của tôi hôm nay là chúng ta cần phải quản lý rủi ro, đẩy mạnh cải cách và hiện đại hóa hệ thống đa phương”, bà Lagarde nói.
Dự kiến trong tuần tới IMF sẽ phát hành tài liệu đánh giá Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất để cập nhật dự báo đã đưa ra vào tháng 7.2018, khi đó ước tính tăng trưởng kinh tế thế giới ở mức 3,9% trong năm nay và năm tiếp theo. Tuy nhiên, theo như nhận định của bà Lagarde thì hiện “triển vọng này đã trở nên kém tươi sáng”.
Video đang HOT
Trước cuộc họp của tổ chức giám sát hệ thống tài chính toàn cầu có trụ sở tại Washington hồi tháng 4.2018, Tổng giám đốc IMF đã từng đưa ra lời cảnh báo về “những đám mây đầy rủi ro đang dần trở nên rõ ràng”. Hiện tại, bà Lagarde nâng mức báo động khi nói rằng “một số trong những rủi ro đó đã bắt đầu trở thành hiện thực” và “có những dấu hiệu cho thấy tăng trưởng toàn cầu không đạt được nhiều tiến bộ”.
“Các nền kinh tế ở châu Âu và Nhật Bản đã chậm lại, trong khi Trung Quốc đang phải điều tiết lại các chỉ số nền kinh tế”, bà Lagarde cho hay.
Động thái tăng lãi suất của Mỹ và đồng USD ngày càng mạnh hơn đang khiến dòng vốn chảy ra khỏi các thị trường mới nổi. Mặc dù các yếu tố này vẫn chưa ảnh hưởng đáng kể đến thị trường tài chính, nhưng “nếu tranh chấp thương mại hiện tại leo thang hơn nữa, thì một loạt các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển sẽ bị sốc”.
Bên cạnh những rủi ro thương mại, bà Lagarde còn nhắc lại về tình trạng nợ toàn cầu đã “chạm ngưỡng cao nhất mọi thời đại ở mức 182.000 tỉ USD, cao hơn gần 60% so với năm 2007″.
Phương Anh
Theo thanhnien.vn
Diễn biến thương mại Mỹ - Canada tích cực đẩy giá vàng giảm
Giá vàng cho đến nay đã không giữ được vị thế tài sản an toàn cho nhà đầu tư dù diễn biến trên toàn cầu có nhiều bất lợi.
Ảnh: GettyImages
Phiên giao dịch ngày thứ Hai, giá vàng hạ. Trước đó giá vàng đã có 6 tháng giảm liên tiếp.
Chỉ số đồng USD trở lại xu thế tăng, chỉ số tăng 0,2% trong ngày thứ Hai, thị trường tiếp tục quan tâm nhiều đến diễn biến xung quanh Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Hai trên thị trường New York, giá vàng giao kỳ hạn tháng 12/2018 giảm 4,50USD/ounce tương đương 0,4% xuống 1.191,70USD/ounce, trong phiên giá vàng đã có lúc rớt xuống mức khoảng 1.188,10USD/ounce.
Tính theo kỳ hạn gần nhất, trong tuần trước, giá vàng giảm 0,4% và tính cả tháng 9/2018, giá vàng giảm 0,9%, theo số liệu của FactSet. Giá vàng kỳ hạn giảm 4,6% trong quý 3/2018.
Trong báo cáo quý được công bố mới đây, chuyên gia tại FXTM, ông Lukman Otunuga nhận định giá vàng cho đến nay đã không giữ được vị thế tài sản an toàn cho nhà đầu tư dù diễn biến trên toàn cầu có nhiều bất lợi, có thể kể đến căng thẳng thương mại toàn cầu cũng như diễn biến xấu trên nhiều thị trường mới nổi khiến cho tâm lý chuộng rủi ro giảm bớt.
Diễn biến giá vàng giao ngay trên thị trường New York - Kitco
Cũng theo ông Otunuga, những thông tin như môi trường lãi suất tăng, tăng trưởng kinh tế lên cao, thị trường chứng khoán tăng điểm chỉ là một trong số nhiều yếu tố không mang đến điều gì mà chỉ khiến cho giá vàng sụt giảm sâu hơn.
Giá của các loại kim loại quý nhạy cảm với việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất cơ bản bởi nó đẩy cao lợi suất trái phiếu Mỹ, điều đó khiến cho sức hấp dẫn của các kim loại quý giảm đi. Cùng lúc đó nó khiến cho tỷ giá đồng USD tăng, vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.
Fed dự kiến sẽ nâng lãi suất cơ bản lần thứ 4 trong năm nay vào tháng 12, kỳ vọng Fed có tiếp tục nâng lãi suất được nữa hay không sẽ còn tùy thuộc vào báo cáo thị trường việc làm Mỹ tháng 9/2018 công bố ngày thứ Sáu tuần này.
Trong bài phát biểu vào ngày thứ Hai tại Boston, chủ tịch Fed tại Boston, Eric Rosengren, cho biết ông ủng hộ việc Fed nâng lãi suất từ từ để ngăn lạm phát tăng quá cao.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Eurozone trước nguy cơ mới Bảy năm sau cuộc đại suy thoái khiến nền kinh tế chao đảo, Chính phủ Italia vừa đưa ra quyết định nới lỏng chính sách "thắt lưng, buộc bụng", tăng chi tiêu ngân sách năm 2019 bất chấp những cảnh báo từ phía Liên minh châu Âu (EU). Trong bối cảnh nợ công của nước này vẫn ở mức cao, kế hoạch chi...