IMF bơm 50 tỷ USD ứng phó Covid-19, chứng khoán Trung Quốc nổi sóngc
Sắc xanh phủ kín thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương trong phiên giao dịch 5/3 sau khi chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones vọt tăng hơn 1.000 điểm.
Chứng khoán Trung Quốc đại lục dẫn sóng tăng điểm tại khu vực trong phiên giao dịch 5/3. Ảnh: AFP
Các thị trường chứng khoán tạo sóng nhờ thông tin Tổ chức Tiền tệ Quốc tế ( IMF) hôm 4/3 công bố gói cứu trợ 50 tỷ USD để ứng phó với tác động của dịch Covid-19. Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết, gói cứu trợ lần này sẽ được cung ứng ngay lập tức và dành cho các quốc gia thu nhập thấp và các quốc gia có thị trường mới nổi.
Chứng khoán Trung Quốc đại lục dẫn sóng tăng điểm tại khu vực với chỉ số Shanghai Composite tăng 1,99% lên 3.071,68 điểm còn chỉ số Shenzhen Composite tăng 1,777% lên 1.929,44 điểm. Tại thị trường Hong Kong, chỉ số Hang Seng bật tăng 1,95% lúc cuối phiên nhờ cổ phiếu của tập đoàn bảo hiểm nhân thọ AIA vọt lên gần 3%.
Chứng khoán Australia cũng ghi nhận sóng tăng điểm sau khi nước này công bố thống kê kim ngạch thương mại trong tháng 1. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia chốt phiên tăng 1,11% với cổ phiếu của công ty sinh học toàn cầu CSL bật tăng 2,88%.
Số liệu vừa được công bố cho thấy, kim ngạch thương mại hàng hóa và dịch vụ của Australia đạt mức thặng dư 5,21 tỷ đô la Australia (tương đương 3,445 tỷ USD), vượt trên mức kỳ vọng thặng dư 4,8 tỷ đô la Australia mà các chuyên gia dự báo với hãng tin Reuters trước đó.
Australia dự báo dịch Covid-19 sẽ “xén” ít nhất một nửa điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý I/2020 sau khi nước này ghi nhận ca tử vong thứ 2 do Covid-19.
Video đang HOT
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đóng cửa tăng 1,09% lên 21.329,12 điểm trong khi chỉ số Topix cũng lên điểm 0,88% và kết thúc ngày giao dịch với 1.515,71 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc chốt phiên với 2.085,26 điểm, tăng 1,26% khi cổ phiếu của công ty dược phẩm sinh học Celltrion tăng 4,3%.
Nhìn chung, chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) tăng hơn 1,26%.
Nhà đầu tư tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình dịch Covid-19 với hơn 90.000 ca nhiễm virus được xác định trên toàn cầu.
Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết số tiền từ gói cứu trợ 50 tỷ USD sẽ được ưu tiên củng cố các hệ thống chăm sóc y tế và sau đó là các chương trình kích thích tài khóa và cải thiện thanh khoản thị trường.
Động thái của IMF diễn ra sau khi một loạt ngân hàng trung ương trên thế giới cắt giảm lãi suất, chẳng hạn Cục dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng Dự trữ Australia.
“Chúng tôi vẫn giữ ổn định các danh mục đầu tư bởi vẫn còn nhiều bất ổn quanh dịch Covid-19 khi số ca nhiễm virus tăng nhanh trên toàn cầu”, Ed Brooke, cố vấn đầu tư cao cấp tại công ty quản lý tài sản Escala Partners (Australia).
Chứng khoán phố Wall đêm qua ghi nhận phiên giao dịch tăng bứt tốc. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones vọt tăng 1.173,45 điểm để chốt phiên với 27.090,86 điểm – mức tăng điểm cao thứ hai trong lịch sử giao dịch. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 tăng 4.2% và kết thúc phiên giao dịch với 3.130,12 điểm, còn Nasdaq Composite đóng phiên với 9.018,09 điểm, tăng 3,8%.
Thị trường tiền tệ hôm nay ghi nhận chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác nhích nhẹ từ mức 97,326 lên 97.339. Đồng yên Nhật Bản lên giá và trao tay ở mức 107,22 JPY “ăn” 1 USD còn đô la Australia cũng mạnh lên và giao dịch 1 AUD/0,6627 USD.
Giá dầu trên thị trường châu Á chiều nay đi lên, với dầu thô Brent giao kỳ hạn tăng 0,9% lên 51,59 USD/thùng còn dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ tăng 0,75% lên 47,13 USD/thùng.
Lê Quân (CNBC)
Theo baodautu.vn
Ngay cuối năm của Donald Trump, điềm báo đen đủi
Sau một chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, vượt các định lịch sử và vô địch các đời tổng thống Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ quay đầu giảm khá mạnh ngay trước ngày cuối cùng của thập kỷ. Nỗi e ngại về một năm mới khá lớn.
Trong phiên đêm qua (giờ Việt Nam), chỉ số công nghiệp Dow Jones của Mỹ bất ngờ chứng kiến phiên giảm mạnh nhất trong 1 tháng qua. Chỉ số đại diện cho nền công nghiệp Mỹ giảm hơn 183 điểm (tương đương giảm 0,6%) xuống còn 28.462 điểm.
Các chỉ số khác giảm ở mức gần tương tự. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm 0,6%, mất mốc 9.000 điểm, xuống còn 8.946 điểm; chỉ số tầm rộng S&P 500 giảm 0,5% xuống còn 3.221 điểm.
Mặc dù mây đen ập tới, các cổ phiếu trụ cột với những cái tên nổi bật như Microsoft, Visa và J.P. Morgan... đều giảm nhưng chứng khoán Mỹ vẫn ghi nhận một tháng cuối thập kỷ mạnh mẽ chưa từng có và một năm 2019 bứt phá từ 20-30%.
Chỉ số tầm rộng S&P 500 vẫn có một mức tăng khoảng 28,5% trong cả năm 2019 và đây là mức tăng mạnh nhất trong vòng hơn 30 năm qua.
Ông Donald Trump chịu áp lực từ chiến dịch buộc tội từ phía Đảng Dân chủ.
Trong năm 2019, chứng khoán Mỹ tăng điểm là nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng đến từ các doanh nghiệp trong nước sau khi chính quyền ông Donald Trump có động thái cắt giảm thuế trước đó cũng như nới lỏng các chính sách đầu tư.
Bên cạnh đó, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã có những chính sách tiền tệ nới lỏng đáng kể trong năm, với 3 lần hạ lãi suất và trong cuộc họp gần nhất cơ quan này cho biết sẽ chưa sớm tăng lãi suất trở lại.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên áp cuối năm xuất phát từ áp lực chốt lời sau vài tuần liên tục các chỉ số đua nhau tăng điểm lên các mức kỷ lục mới và sự thận trọng trở lại trước một năm mới vẫn còn khá nhiều điều bất định ở phía trước.
Nền kinh tế Mỹ có một năm khá ổn định với tăng trưởng được duy trì, lạm phát tiến dần tới mục tiêu 2% và quan trọng nhất là một thị trường lao động rất tốt, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua.
Căng thẳng thương mại với Trung Quốc lên cao trong cả năm, nhưng nền kinh tế Mỹ không có nhiều tín hiệu cho thấy bị ảnh hưởng nhiều. Thỏa thuận giai đoạn 1 được chốt trong tháng cuối cùng của năm đã mở ra thêm nhiều cơ hội cho nước Mỹ.
Theo CNBC, đại diện Trung Quốc sẽ tới Mỹ trong tuần tới và có thể thỏa thuận sẽ được ký trong dịp này.
Trước đó, Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cho biết, thỏa thuận đang trong quá trình hoàn thành việc dịch thuật và có thể được ký trong tuần tới hoặc lâu hơn.
M. Hà
Theo vietnamnet.vn
PV Coating (PVB) lỗ thêm 6,6 tỷ đồng trong quý 3, nâng tổng lỗ 9 tháng đầu năm lên 39 tỷ đồng 9 tháng đầu năm 2019 PV Coating lỗ 39 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi sau thuế 30 tỷ đồng. CTCP Bọc ông Dầu khí Việt Nam (PV Coating - mã chứng khoán PVB) công bố báo cáo tài chính quý 3/2019 với doanh thu đạt hơn 9,2 tỷ đồng, chỉ bằng 18% cùng kỳ. Trong khi đó chi phí giá vốn...