IMF: 2016 là “năm của những thách thức lớn”
Cuộc phục hồi tăng trưởng kéo dài 6 năm qua của nền kinh tế toàn cầu đang bị đuối, và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 19/1 đã cắt giảm mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thế giới năm nay – hãng tin Bloomberg cho biết.
IMF ước tính kinh tế thế giới tăng trưởng 3,1% trong năm ngoái, mức tăng yếu nhất kể từ cuộc suy thoái 2009. 2015 cũng là năm mà tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển giảm tốc năm thứ 5 liên tiếp.
Nhận định u ám của IMF về triển vọng kinh tế thế giới được đưa ra trong bối cảnh giá hàng hóa cơ bản sụt giảm mạnh và bất ổn chính trị đẩy Brazil chìm sâu vào suy thoái, giá dầu lao dốc làm các nhà sản xuất “vàng đen” điêu đứng, và đồng USD tăng giá “làm khó” cho kinh tế Mỹ.
Trong báo cáo hàng quý Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) mới nhất, IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,4% trong năm nay, từ mức dự báo tăng 3,6% đưa ra hồi tháng 10/2015.
Nhận định mà IMF đưa ra có thể khiến giới đầu tư toàn cầu thêm phần bi quan.
Thị trường tài chính quốc tế đã có sự mở đầu tồi tệ cho năm 2016, với các chỉ số chứng khoán liên tiếp sụt giảm mạnh, giá dầu liên tục lập đáy, và chính sách tiền tệ dần thắt chặt của Mỹ khiến các dòng vốn ồ ạt tháo chạy khỏi những tài sản có độ rủi ro cao hơn trên khắp thế giới.
“Năm nay sẽ là một năm của những thách thức lớn. Các nhà hoạch định chính sách nên nghĩ tới sự vững vàng trong ngắn hạn và những cách mà họ có thể dùng để củng cố điều đó, bên cạnh việc nhìn về triển vọng tăng trưởng dài hạn”, chuyên gia kinh tế trưởng Maurice Obstfeld của IMF nhận định.
IMF ước tính kinh tế thế giới tăng trưởng 3,1% trong năm ngoái, mức tăng yếu nhất kể từ cuộc suy thoái 2009. 2015 cũng là năm mà tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển giảm tốc năm thứ 5 liên tiếp.
Theo IMF, kinh tế thế giới đang cùng lúc đối mặt với ba sự điều chỉnh lớn, gồm: các thị trường mới nổi giảm tốc, Trung Quốc dịch chuyển sang mô hình tăng trưởng ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu và sản xuất, và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) rút dần khỏi chính sách lãi suất siêu thấp.
IMF cảnh báo, tăng trưởng toàn cầu có thể trệch hướng nếu những thách thức này không được quản lý tốt.
Theo dự báo của giới phân tích, chủ đề triển vọng tăng trưởng toàn cầu xấu đi khai mạc tại Davos, Thụy Sỹ vào ngày 20/1. Dự kiến sẽ có hơn 2.500 nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư và học giả tham dự sự kiện này.
IMF nhận định các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ tăng trưởng 4,3% trong năm nay, giảm từ mức dự báo tăng 4,5% đưa ra hồi tháng 10, và so với mức tăng 4% mà nhóm này đạt được trong năm 2015.
“Chặng đường của chúng ta năm nay có thể sẽ gập ghềnh, đặc biệt là với các nước mới nổi và đang phát triển”, ông Obstfeld nói.
Video đang HOT
IMF dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,3% trong năm nay, kinh tế Brazil giảm 3,5%, và kinh tế Nga giảm 1%.
Đối với các nền kinh tế phát triển, IMF dự báo sự phục hồi “khiêm tốn và không đều” sẽ tiếp tục diễn ra. Định chế này hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2016 còn 2,6%, từ mức 2,8% đưa ra hồi tháng 10.
Theo IMF, kinh tế khu vực Eurzone sẽ tăng 1,7% trong năm 2016, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 10. Kinh tế Nhật được IMF dự báo tăng 1%, còn kinh tế Anh được dự báo tăng 2,2%.
Trước IMF, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (Global Economic Prospects) công bố ngày 6/1, WB cắt giảm mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thế giới năm 2016 xuống còn 2,9%, từ mức dự báo tăng 3,3% đưa ra trong báo cáo hồi tháng 6.
WB cũng cho biết kinh tế thế giới tăng trưởng 2,4% trong năm 2015, thấp hơn mức dự báo tăng 2,8% đưa ra trong báo cáo tháng 6, đồng thời giảm so với mức tăng 2,6% đạt được trong năm 2014.
Theo_NDH
Những tài sản sinh lời tốt nhất năm 2015
Dù chứng kiến nhiều phiên sụt giảm nhưng thị trường chứng khoán Trung Quốc lại tăng trưởng mạnh nhất châu Á năm 2015.
Dù có nhiều giai đoạn trồi sụt và biến động bất thường, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng trưởng 12% trong năm nay.
Trong năm 2015, dù một số loại tài sản như hàng hóa mất giá mạnh, nhưng còn khá nhiều loại tài sản khác vẫn tăng giá tương đối tốt, theo thống kê của CNBC.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu
Chỉ số FTSE MIB của thị trường chứng khoán Italy tăng 12% trong năm nay và đồng thời là chỉ số chứng khoán tăng trưởng mạnh nhất khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Thị trường chứng khoán và kinh tế Italy hưởng lợi nhờ các biện pháp nới lỏng định lượng của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), ngoài ra, kinh tế Italy không quá phụ thuộc vào xuất khẩu như Đức nên dù kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại cũng không tác động nhiều đến Italy.
Tuy nhiên, mức tăng của chỉ số FTSE MIB còn quá thấp nếu so với chỉ số chứng khoán MICEX của Nga, vốn đã tăng 25% trong năm 2015.
Theo chủ tịch ngân hàng UBS tại Nga, mức độ lạc quan của nhà đầu tư chứng khoán Nga về triển vọng kinh tế nước này hiện đang cao bất ngờ.
Các số liệu thống kê chính thức về kinh tế Nga tiếp tục phát đi tín hiệu bi quan. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính kinh tế Nga tăng trưởng âm 3,8% trong năm 2015 bởi chịu áp lực từ các biện pháp trừng phạt của quốc tế, giá dầu thấp, tình trạng rút vốn ồ ạt khỏi các thị trường mới nổi.
Tại châu Âu, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh nhất trong năm qua là Hy Lạp khi giảm 31%.
Năng lượng
Từ tháng 7/2014, giá dầu bắt đầu quá trình sụt giảm không ngừng, và đáng tiếc tình trạng đó kéo dài đến hiện tại và không biết đến khi nào mới kết thúc. Trong khoảng thời gian trên, hoạt động sản xuất dầu đá phiến của Mỹ tiếp tục tăng trưởng trong khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) kiên quyết không thu hẹp sản xuất.
Nhu cầu dầu của Trung Quốc, một trong những nước tiêu thụ nhiều năng lượng nhất thế giới, đã giảm khá mạnh.
Vậy trong số các tài sản năng lượng, có tài sản nào tăng giá không? Giá xăng kỳ hạn New York Harbor RBOB giao tháng 1 tăng 15% trong năm vừa qua, và như vậy ghi nhận mức tăng cao nhất trong nhóm tài sản này.
Trong năm 2015, giá dầu Brent, dầu WTI và khí đốt tự nhiên giảm từ 30% đến 35%. Giá dầu diesel giảm gần 40% tính từ đầu tháng 1 đến nay.
Trong tuần này, đã có lúc giá dầu Brent giao kỳ hạn tháng 2 giảm xuống mức thấp khoảng 36,04 USD/thùng, mức thấp nhất từ tháng 7/2004. Giá dầu WTI giao kỳ hạn trên thị trường Mỹ giảm xuống mức khoảng 34,12 USD/thùng.
Ngân hàng Barclays tính toán giá dầu Brent ở mức trung bình 54 USD/thùng trong năm 2015 và 60 USD/thùng trong năm 2016. Còn ngân hàng Societe Generale thì cho rằng giá dầu Brent sẽ chỉ lên được mốc 60 USD/thùng vào quý cuối của năm 2016.
Các chỉ số chứng khoán tại châu Mỹ
Chỉ số chứng khoán Merval của thị trường Argentina tăng gần 40% trong năm 2015, đánh dấu mức tăng trưởng cao hơn tất cả các thị trường chứng khoán khác tại khu vực Bắc và Nam Mỹ. Chỉ số Nasdaq 100 của thị trường Mỹ tăng gần 9%.
Nhà đầu tư chứng khoán đang rất kỳ vọng vào "sự trỗi dậy" của kinh tế Argentina. Vào tháng 11 năm nay, chính phủ mới đã cam kết đưa ra một loạt các biện pháp cải cách như chấm dứt kiểm soát ngoại hối, dàn xếp các tranh chấp nợ với chủ nợ.
Khi thực hiện tốt những mục tiêu đổi mới này, Argentina sẽ có thể tiếp cận với thị trường vốn quốc tế và nhờ vậy có thêm tiền để phát triển các dự án giúp tăng trưởng kinh tế.
Kim loại quý
Năm 2015 là một năm sụt giảm thê thảm của giá cả các loại hàng hóa và kim loại quý không phải một ngoại lệ. Giá vàng và bạc giảm 9% trong năm nay, đánh dấu mức năm sụt giảm mạnh nhất trong nhiều năm qua.
Phiên giao dịch ngày thứ Tư tuần này, giá vàng giao ngay ở mức 1.069 USD/oz trong khi giá platinum là 865 USD/oz.
Trong một tuần trước đó, giá vàng đã giảm 2% sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất cơ bản đồng USD lần đầu tiên trong 1 thập kỷ.
Các chỉ số chứng khoán châu Á
Dù có nhiều giai đoạn trồi sụt và biến động bất thường, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng trưởng 12% trong năm nay và là thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh nhất tại châu Á.
Các đồng tiền lớn của thế giới
Trong năm 2015, đồng tiền có mức tăng giá ấn tượng nhất chính là đồng USD bởi nhà đầu tư dự báo FED sẽ nâng lãi suất. Giá USD đã tăng trung bình đến 9% so với rổ tiền tệ mạnh.
Nếu tính chi tiết mức tăng so với từng loại tiền tệ lớn khác của thế giới, đồng USD đã lên giá 10% so với đồng Euro.
Phiên giao dịch ngày thứ Tư, một Euro đổi được 1,09 USD, thấp hơn nhiều so với mức 1,21 USD vào đầu năm nay.
Đồng Euro giảm giá bởi các biện pháp nới lỏng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Hiện có không ít dự báo về khả năng đồng Euro sẽ sớm chạm mức cân bằng tỷ giá với đồng USD.
Theo_NDH
4 điểm nóng ảnh hưởng đến dòng chảy vốn 2016 Năm 2016, việc hội nhập sâu rộng hơn nữa với nền kinh tế thế giới đem lại nhiều cơ hội huy động vốn mới và tìm đối tác chiến lược cho các DN Việt Nam. Tuy nhiên, theo TS Cấn Văn Lực, cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV kiêm Giám đốc Trường đào tạo Ngân hàng BIDV, mức độ...