Imexpharm báo lãi 11 tháng 218 tỷ, đạt 84% kế hoạch năm
CTCP Dược phẩm Imexpharm (HoSE: IMP) công bố tình hình kinh doanh 11 tháng với doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng lần lượt 6% và 1% so cùng kỳ.
Cụ thể, tổng doanh thu và thu nhập lũy kế của Imexpharm đến tháng 11/2020 đạt 1.175 tỷ đồng tăng trưởng 0,3% so với cùng kỳ và đạt 67% kế hoạch năm (1.750 tỷ) do ĐHĐCĐ đề ra.
Tình hình kinh doanh của Imexpharm đã có chuyển biến tích cực sau thời gian bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch bệnh lần 2.
Cụ thể doanh thu riêng tháng 11/2020 tăng trưởng 6% so với cùng kỳ và tăng trưởng 35% so với tháng 10/2020. Tỷ trọng OTC/ETC trong 11 tháng đươc giữ ở mức 61,5%/38,5%. Kênh OTC đang trên đà hồi phục nhưng vẫn tăng trưởng âm ở mức gần 10% so với cùng kỳ trong khi đó ETC tăng tưởng 40% so với năm 2019.
Lợi nhuận của 11 tháng trong năm 2020 đạt 218 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 84% kế hoạch năm.
Video đang HOT
Lợi nhuận tăng trưởng khả quan hơn doanh thu do các hoạt động kiểm soát chi phí đươc thực hiện tốt. Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều giảm trong 11 tháng của năm 2020. Việc tái cơ cấu lại danh mục sản phẩm, tập trung khai thác những mặt hàng có biên lợi nhuận cao, đặc biệt của các nhà máy EU-GMP, làm cho giá vốn hàng bán giảm 1,7%. Chi phí bán hàng được cắt giảm 8,6% trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 5,4%.
Trong tháng 12, Imexpharm sẽ tiếp tục triển khai các chương trình bán hàng, hội thảo khoa học để thúc đẩy doanh số của kênh bán hàng OTC trong tháng cuối năm và chuẩn bị cho quý 1 năm 2021.
Tình hình công nợ cũng sẽ tiếp tục được kiểm soát chặt và việc theo dõi tồn kho cũng được cập nhật liên tục để có giải pháp kịp thời với tình trạng biến động của giá nguyên vật liệu.
Việc cắt giảm chi phí, tăng biên lợi nhuận cho các sản phẩm được phát động trong toàn bộ các nhà máy của công ty, thông qua các sáng kiến cải tiến. Công ty sẽ tiếp tục rà soát các chi phí vận hành tại nhà máy theo chủ trương tiết kiệm, tăng năng suất và hiệu quả hoạt động.
Nợ phải trả của TCT Sông Đà gần 10.600 tỉ đồng
Theo báo cáo tài chính công ty mẹ năm 2019 đã kiểm toán, hết năm 2019, tài sản của TCT Sông Đà là 15.132 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu 4.551 tỉ đồng và nợ phải trả là 10.580 tỉ đồng.
(TCT) Sông Đà chính thức chuyển sang mô hình CTCP từ ngày 6/4/2018. Ảnh: Internet.
Với Tổng công ty (TCT) Sông Đà, Bộ Xây dựng cho biết đã hoàn thành công tác cổ phần hoá và chính thức chuyển sang mô hình CTCP từ ngày 6/4/2018 với vốn điều lệ hơn 4.495 tỉ đồng. Trong đó, Bộ Xây dựng đại diện vốn nhà nước nắm 99,79%.
Trong đó, nợ phải trả công ty mẹ là 6.647 tỉ đồng, nợ do công ty mẹ vay để cho vay lại là 2.956 tỉ đồng. Tại ngày 31/12/2019, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 2,32 lần, thấp hơn mức 3 lần qui định.
Theo Bộ Xây dựng, tỉ lệ này duy trì trong mức an toàn, các khoản nợ đều trong hạn thanh toán. TCT không có nợ quá hạn hoặc nợ xấu, kinh doanh có lãi và bảo toàn được vốn chủ sở hữu.
Về kế hoạch thu xếp nguồn thu để thanh toán nợ, với các khoản vay cho vay lại, TCT sẽ thu của các đơn vị theo hợp đồng đã kí. Đối với các khoản vay và nợ phục vụ hoạt động kinh doanh và đầu tư của công ty mẹ (6.647 tỉ đồng), TCT sẽ được đảm bảo thanh toán từ các nguồn sau: thu tiền nợ khối lượng xây lắp hoàn thành các công trình 3.757 tỉ đồng, thu tiền khối lượng xây lắp các công trình đã thi công dở dang khoảng 2.000 tỉ, thu từ thoái vốn đầu tư theo Đề án tái có cấu công ty mẹ - Tổng công ty khoảng 2.500 tỉ đồng.
Cụ thể, TCT sẽ thoái vốn tại các đơn vị CTCP là Điện Việt Lào do Sông Đà nắm 35,11%, tương ứng giá trị đầu tư là 1.107 tỉ đồng; Sudico do TCT sở hữu 36,35% vốn ứng với giá trị đầu tư là 1.065 tỉ và Thuỷ điện Cửa Đạt do Sông Đà nắm 6,8% vốn, giá trị đầu tư khoảng 55 tỉ đồng.
Từ thực tế các khoản vay mà Sông Đà phải thu xếp để trả nợ trong thời gian tới, Bộ Xây dựng cho biết hiện đã chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại TCT phải tập trung thực hiện hai giải pháp.
Một là, đẩy nhanh công tác thi công, nghiệm thu, thanh toán để thu tiền khối lượng xây lắp hoàn thành tại các dự án , các công trình theo hợp đồng đã ký, có các biện pháp để thu hồi công nợ, các khoản nợ vay.
Hai là, thực hiện chủ trương thoái vốn theo kế hoạch đã được Bộ Xây dựng, Đại hội đồng cổ đông Tổng công ty thông qua, trong năm 2020, Tổng công ty sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết để thoái vốn tại một số đơn vị theo đúng quy định của pháp luật (Sudico, Thủy điện Việt Lào...)
Hiện tại, Bộ Xây dựng đã có chỉ đạo Người đại diện phần vốn nhà nước tại Sông Đà tập trung thực hiện việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC theo kế hoạch.
Tập đoàn VEXILLA Việt Nam (SVN): Tổng giám đốc và Kế toán trưởng đua mua cổ phiếu Theo thông tin từ HNX, Tổng giám đốc và Kế toán trưởng CTCP Tập đoàn VEXILLA Việt Nam (mã chứng khoán SVN) cùng đăng ký mua vào lượng lớn cổ phiếu SVN. Cụ thể, ông Nguyễn Văn Chiến và bà Nguyễn Thị Thu Huyền, lần lượt là Tổng giám đốc và Kế toán trưởng Tập đoàn VEXILLA Việt Nam cùng đăng ký mua...