ILO: Thu nhập của lao động toàn cầu tiếp tục giảm
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 5/9 đã công bố báo cáo có tên gọi “Cập nhật Triển vọng Việc làm và Xã hội Thế giới: Tháng 9 năm 2024″, trong đó cho biết tỷ lệ thu nhập lao động toàn cầu tiếp tục giảm, làm gia tăng bất bình đẳng, trong khi các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) đang đối diện với nhiều thách thức.
Công nhân làm việc tại một nhà máy ở Dagenham, Anh. Ảnh minh họa: Getty Images/TTXVN
Trong báo cáo nêu trên, ILO cho rằng khoảng cách ngày càng tăng giữa thu nhập lao động và vốn, cũng như những thách thức đáng lo ngại đối với giới trẻ.
Cơ quan của LHQ cũng ghi nhận áp lực gia tăng về bất bình đẳng khi thu nhập không tăng và một tỷ lệ lớn thanh niên vẫn không có việc làm, được giáo dục hoặc được đào tạo. Báo cáo cho thấy tỷ lệ thu nhập từ lao động toàn cầu, thể hiện phần tổng thu nhập của người lao động, đã giảm 0,6 điểm phần trăm từ năm 2019 đến năm 2022 và kể từ đó vẫn giữ nguyên, làm trầm trọng thêm xu hướng giảm kéo dài.
Báo cáo cũng cho rằng đại dịch COVID-19 là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm này, với gần 40% mức giảm trong tỷ lệ thu nhập từ lao động xảy ra trong những năm đại dịch, từ 2020 tới 2022. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng hiện hữu, làm suy yếu tiến trình đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững số 10, mục tiêu hướng tới giảm bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia.
Những tiến bộ công nghệ, bao gồm tự động hóa, đã và đang đóng vai trò quan trọng trong xu hướng này. Mặc dù những đổi mới thúc đẩy năng suất và sản lượng nhưng bằng chứng cho thấy rằng người lao động không được chia sẻ công bằng từ những lợi ích thu được. Báo cáo cảnh báo nếu không có các chính sách toàn diện để đảm bảo lợi ích của tiến bộ công nghệ được chia sẻ rộng rãi, cụ thể là những diễn tiến mới đây trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, vấn đề này có thể làm sâu sắc hơn tình trạng bất bình đẳng, khiến việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) trở nên khó khăn hơn. Trong báo cáo, Phó Tổng giám đốc ILO Celeste Drake kêu gọi: “Các quốc gia phải hành động để chống lại nguy cơ suy giảm tỷ lệ thu nhập từ lao động. Chúng ta cần các chính sách thúc đẩy phân chia các lợi ích kinh tế công bằng để đạt được tăng trưởng toàn diện và xây dựng con đường phát triển bền vững cho tất cả mọi người”.
ILO nỗ lực xóa bỏ việc làm phi chính thức tại Mỹ Latinh
INhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế chính thức, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã đưa ra một chiến lược nhằm giải quyết những thách thức lao động hiện tồn tại ở khu vực Mỹ Latinh, gắn liền với tình trạng việc làm phi chính thức.
Công nhân làm việc tại một nhà máy ở Sao Paulo, Brazil. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, những mục tiêu này đạt được thông qua phát triển năng suất, việc làm và kỹ năng, bảo trợ xã hội cũng như tuân thủ các quyền lao động với khung chính sách lồng ghép tập trung vào bình đẳng giới. Chiến lược chính thức hóa cho khu vực Mỹ Latinh và Caribe - được thực hiện từ năm 2024 đến năm 2030 - nhằm cấu trúc và tăng cường hành động của tổ chức này hướng tới việc làm bền vững và công bằng xã hội.
Theo Giám đốc ILO tại Mỹ Latinh và Caribe, bà Ana Virginia Moreira, tình trạng phi chính thức trong khu vực bao gồm cả việc làm phi chính thức và các đơn vị kinh tế phi chính thức, là những vấn đề đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện, bên cạnh việc thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho chính thức hóa và phát triển bền vững.
ILO nhấn mạnh điều kiện làm việc phi chính thức ảnh hưởng tới 50% người lao động trong khu vực và mặc dù đã có tiến bộ, nhưng đây vẫn là một thách thức dai dẳng đòi hỏi các chính phủ, các đối tác xã hội khác nhau và khu vực tư nhân phải có hành động ngay lập tức, đổi mới và quyết tâm.
Tình trạng này liên quan đến người lao động nghèo và khả năng tiếp cận bảo trợ xã hội hạn chế. Tương tự như vậy, khu vực Mỹ Latinh phải đối mặt với sự không đồng nhất trong kinh doanh.
Bên cạnh đó, chuyển đổi số, biến đổi khí hậu và hoạt động bất hợp pháp mang lại nhiều thách thức cũng như cơ hội đan xen.
ILO cho biết việc chuyển đổi sang nền kinh tế chính thức là một trong những thách thức lớn nhất trong thế giới việc làm. Tổ chức này ước tính rằng 52% số người có việc làm ở Mỹ Latinh và Caribe là làm việc phi chính thức.
Tương lai bị tước đoạt Bất chấp cái nóng oi ả và dù ở cái tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới", song nhiều trẻ nhỏ ở Ghana, thậm chí có những em chỉ mới 5 tuổi, đã phải dùng những con dao rựa, to gần bằng người, thu hoạch hạt cacao - vốn là nguyên liệu quan trọng để làm ra một số loại chocolate được yêu...