ILO hướng tới sự phục hồi lấy con người làm trung tâm sau dịch COVID-19
Ngày 6/12, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã tổ chức Hội nghị khu vực châu Á và Thái Bình Dương (APRM) tại Singapore để thảo luận về tuyển dụng và việc làm tương lai.
Người dân xếp hàng chờ nhận bảo hiểm thất nghiệp bên ngoài Trung tâm bảo trợ thất nghiệp xã hội ở Santiago, Chile, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm ở nước này. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
ILO cho biết sự kiện này diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với việc làm toàn thế giới khi lĩnh vực này đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm tác động kéo dài của đại dịch COVID-19 cộng với các cuộc khủng hoảng lương thực, năng lượng và tài chính toàn cầu.
Video đang HOT
Trong 4 ngày diễn ra hội nghị, các đại biểu sẽ thảo luận các vấn đề ảnh hưởng đến tuyển dụng và việc làm ở châu Á, Thái Bình Dương cùng các quốc gia Arab. Tổ chức này cho biết thêm kết luận đưa ra tại cuộc họp sẽ giúp định hình phương hướng các chính sách lao động và việc làm của từng thành viên, cũng như công việc của ILO ở cả khu vực châu Á và Thái Bình Dương trong tương lai.
Tổng giám đốc ILO Gilbert Houngbo cho biết đại dịch COVID-19 cùng với các cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế và khí hậu đã đẩy lùi tiến bộ xã hội và ILO mong muốn mọi người có thể chia sẻ lợi ích của sự phát triển lấy con người làm trung tâm trong tương lai.
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng thống Singapore Halimah Yacob nhấn mạnh đại dịch COVID-19 và những biến động kinh tế gần đây đã tạo cơ hội để nhìn nhận lại về mô hình tăng trưởng và ILO đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo một mô hình tăng trưởng công bằng và toàn diện hơn, trong đó mọi người đều có quyền lợi.
Bộ trưởng Nhân lực Singapore Tan See Leng cho biết APRM năm nay tập trung vào việc lấy con người làm trung tâm để phục hồi sau COVID-19, vốn đang trở nên khó khăn hơn nhiều do đại dịch tiếp tục lây lan, lạm phát ở mức cao, gián đoạn chuỗi cung ứng và bất ổn địa chính trị.
Ông cho biết ILO đóng vai trò không thể thiếu trong việc đưa thế giới vượt qua thách thức, bằng cách đề ra chiến lược toàn cầu rõ ràng với mục đích và tầm nhìn chung, dựa trên nguyên tắc hợp tác ba bên và đối thoại xã hội. Ông bày tỏ tin tưởng với sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, người sử dụng lao động và các nhóm người lao động, thế giới sẽ hình thành “con đường rõ ràng hướng tới sự phục hồi lấy con người làm trung tâm sau dịch COVID-19″.
Kỳ vọng của Indonesia trên cương vị chủ tịch ASEAN 2023
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Indonesia đã công bố chủ đề Năm Chủ tịch ASEAN 2023 là "Các vấn đề của ASEAN: Tâm điểm tăng trưởng".
Thông qua chủ đề này, ASEAN mong muốn trở thành một khu vực hòa bình, ổn định, là mỏ neo cho ổn định toàn cầu.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngoài ra, Tổng thống Indonesia Joko Widodo bày tỏ hy vọng ASEAN sẽ trở thành một khu vực kinh tế phát triển nhanh, bao trùm và bền vững, phù hợp với tinh thần hợp tác chung và thực hiện Hiến chương ASEAN. Do đó, việc xây dựng năng lực của các thể chế ASEAN cần được tăng cường để giúp ứng phó với các thách thức quốc tế trong 20 năm tới. Cụ thể, Tổng thống Indonesia kỳ vọng rằng đến năm 2045, ASEAN sẽ thích ứng hơn, phản ứng nhanh hơn và cạnh tranh hơn.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi bày tỏ mong muốn ASEAN duy trì vai trò nổi bật và phù hợp trong việc giải quyết các vấn đề khác nhau mà người dân Indonesia, cũng như khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và thế giới phải đối mặt.
Với thiện chí và nỗ lực tích cực, Indonesia hy vọng vai trò chủ tịch ASEAN năm 2023 sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho người dân Indonesia mà còn cho người dân ASEAN và thế giới trong bối cảnh ASEAN đóng vai trò là trung tâm tăng trưởng.
Tuy nhiên, người đứng đầu ngành ngoại giao Indonesia lưu ý nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN 2023 diễn ra vào thời điểm tình hình toàn cầu - từ địa chính trị đến kinh tế - không dễ dàng và thuận lợi. Hơn nữa, các cuộc đối đầu địa chính trị hiện nay có thể vẫn sẽ diễn ra gay gắt trong năm tới. Trong khi đó, về kinh tế toàn cầu, nếu các nước không sớm tăng cường hợp tác để vượt qua khủng hoảng lương thực và năng lượng cũng như giải quyết tình trạng khan hiếm phân bón, khả năng tài chính của các nước đang phát triển nói riêng sẽ yếu đi.
Dẫu vậy, giữa những dự báo về sự suy giảm liên tục của nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng ở khu vực Đông Nam Á vẫn cao hơn mức trung bình toàn cầu. Bà Marsudi nhắc lại rằng Đông Nam Á đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng tài chính trước đó, tuy nhiên khu vực này đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế khá mạnh mẽ thời gian qua. Ngoại trưởng Indonesia nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của ASEAN hầu như luôn cao hơn mức trung bình của thế giới, chẳng hạn tăng trưởng kinh tế của khu vực năm 2012 đạt 6,2%, trong khi tăng trưởng toàn cầu chỉ ở mức 2,7%.
Năm 2022 này, tăng trưởng kinh tế khu vực được dự báo sẽ đạt 5,1%, cao hơn mức dự báo tăng trưởng toàn cầu là 3,2%. Ngoại trưởng Marsudi nêu rõ Indonesia mong muốn duy trì xu hướng tích cực này để ASEAN trở thành tâm điểm tăng trưởng và duy trì ổn định của khu vực.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cung cấp bột mì miễn phí cho các nước kém phát triển Theo hãng tin Reuters của Anh ngày 21/11, Đài phát thanh Haberturk dẫn lời Tổng thống Recep Tayyip Erdogan xác nhận ông đã nhất trí với người đồng cấp Vladimir Putin về kế hoạch nhập khẩu lúa mì từ Nga để sản xuất bột mì tại Thổ Nhĩ Kỳ và cung cấp miễn phí cho các nước kém phát triển nhất nhằm xoa...