ILO hoan nghênh Việt Nam thông qua Bộ Luật Lao động sửa đổi
Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO) hoan nghênh việc Việt Nam thông qua Bộ Luật Lao động sửa đổi vào ngày 20/11, qua đó tiến gần hơn các tiêu chuẩn lao động quốc tế.
“Đây là một tiến bộ quan trọng do những sửa đổi trong Luật Lao động sẽ cải thiện đáng kể vấn đề việc làm và quan hệ lao động của Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc cho hội nhập quốc tế và thương mại công bằng”, Tiến sĩ Chang-Hee Lee, giám đốc ILO Việt Nam, cho biết trong một thông cáo ngày 20/11.
Nội dung thay đổi quan trọng nhất trong Bộ Luật Lao động sửa đổi lần này là khả năng người lao động tại doanh nghiệp được quyền thành lập hay tham gia một tổ chức đại diện do họ lựa chọn.
Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi). Ảnh: Hải Quân.
Những nội dung thay đổi quan trọng
Lần sửa đổi Luật Lao động mới nhất này (các lần sửa đổi trước vào năm 1994, 2002, 2006 và 2012) tạo khung pháp luật hoàn thiện hơn cho quan hệ việc làm, điều kiện lao động và chức năng đại diện của người sử dụng lao động và người lao động.
Luật Lao động sửa đổi lần này cũng chú trọng hơn tới việc thực hiện thương lượng tập thể tự nguyện.
Video đang HOT
Một nội dung thay đổi lớn khác là mở rộng phạm vi bảo vệ tới những người lao động được tuyển dụng nhưng không được ký hợp đồng lao động bằng văn bản.
“Nhờ có sự tham vấn chặt chẽ, các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động giờ đây được quy định rõ ràng hơn, cũng như đã có thêm các quyền và quy trình thể chế mới”, tiến sĩ Lee cho biết thêm.
Điểm tiến bộ được thể hiện ở những định nghĩa mới về phân biệt đối xử và quấy rối, việc cho phép người lao động được đơn phương nghỉ việc với điều kiện có thông báo trước một cách phù hợp.
Luật cũng đưa ra hướng dẫn chi tiết hơn về cưỡng bức lao động và lao động chưa thành niên, giúp người sử dụng lao động hiểu rõ hơn những gì được pháp luật cho phép và không cho phép, cũng như và giúp tăng cường năng lực của thanh tra lao động trong việc tư vấn và thực thi pháp luật trong những lĩnh vực này.
Nhiều bảo vệ mới cho người lao động được thông qua trong Bộ Luật Lao động sửa đổi. Ảnh: Hoàng Hà.
Những khoảng cách cần cải thiện
Quyền tự do hiệp hội, xóa bỏ phân biệt đối xử, lao động trẻ em và lao động cưỡng bức là bốn nguyên tắc được đặt ra trong tám Công ước cơ bản của ILO trong khuôn khổ Tuyên bố 1998.
Việt Nam đã phê chuẩn 6 trên 8 công ước này, hai công ước còn lại là Công ước số 105 về lao động cưỡng bức và Công ước số 87 về tự do hiệp hội – dự kiến được phê chuẩn lần lượt vào năm 2020 và 2023.
Tôn trọng các công ước cơ bản của ILO là yêu cầu trọng tâm của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới bao gồm CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam) cũng như của các chính sách về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.
“Luật Lao động sửa đổi đóng vai trò quan trọng, mở đường cho việc thực hiện một cách đầy đủ Tuyên bố 1998 của ILO”, tiến sĩ Lee nhận định.
“Luật tạo khung pháp luật tốt hơn về việc làm và quan hệ lao động, giúp tăng trưởng công bằng và bền vững, trong bối cảnh Việt Nam đang phấn đấu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao. Điều này cũng sẽ góp phần đáng kể để đạt được tiến bộ về việc làm thỏa đáng cho mọi người lao động, cả nam và nữ”.
“Bộ Luật vừa được thông qua thể hiện rõ những bước tiến quan trọng, tiệm cận và phù hợp hơn với cả bốn nguyên tắc cơ bản trong lao động đã được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, cũng như ở nhiều nước khác, vẫn còn có những khoảng cách và nội dung có thể tiếp tục cải thiện”, giám đốc ILO Việt Nam chia sẻ.
Theo news.zing.vn
Tuần làm việc thứ 5, Quốc hội bỏ phiếu kín miễn nhiệm 2 nhân sự
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định.
Theo chương trình kỳ họp thứ 8, từ ngày 18 - 22/11, Quốc hội bước sang tuần làm việc thứ 5. Ngoài các nội dung quan trọng, trong tuần này, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định.
Việc phê chuẩn miễn nhiệm các chức danh này sẽ được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín. Trước đó, Bộ Chính trị quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến làm Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương, thay ông Nguyễn Quốc Triệu đã nghỉ hưu.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cũng được Bộ Chính trị chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2015 - 2020 thay ông Lê Thanh Quang được cho thôi giữ chức để điều trị bệnh hiểm nghèo.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định.
Ngoài nội dung về nhân sự, tuần này Quốc hội tập trung cho công tác xây dựng pháp luật. Cụ thể, Quốc hội nghe trình dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; thảo luận tại Tổ các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
Quốc hội thảo luận tại Hội trường các dự án: Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Thanh niên (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.
Ngoài ra, Quốc hội sẽ thông qua một số dự án luật quan trọng như: Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật Thư viện; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Quốc hội cũng sẽ biểu quyết Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn và thảo luận tại hội trường về việc phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa Việt Nam và Campuchia; Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia./.
Theo Kim Anh/VOV.VN
Tuần tới, Quốc hội sẽ dành thời gian làm công tác nhân sự Tuần sau, dự kiến vào ngày 22/11, Quốc hội sẽ dành thời gian cho công tác nhân sự: miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế và Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật. Đáng chú ý, ngoài nội dung về nhân sự, cũng trong tuần sau, Quốc hội dự kiến thông qua dự án luật quan trọng: Bộ luật Lao động (sửa đổi). Bộ trưởng...