IFC hỗ trợ phát triển ngành kho vận Việt Nam
Tổ chức IFC – thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), sẽ cung cấp khoản vay trị giá 70 triệu USD để hỗ trợ phát triển ngành kho vận, nhờ đó thúc đẩy thương mại và tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Ngành kho vận Việt Nam đang đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu lớn và một năng lực cạnh tranh cao.
Số tiền 70 triệu USD sẽ dành cho Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần ( ITL Corp) của Việt Nam.
Theo IFC, ngành kho vận Việt Nam, đã có tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, song vẫn còn phân tán với trên 95% số đơn vị cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước với phạm vi hoạt động khiêm tốn và năng lực cạnh tranh chưa cao.
Do vậy, “gói tài trợ của IFC – khoản đầu tư đầu tiên vào ngành kho vận của Việt Nam – được thực hiện đúng vào thời điểm khan hiếm các nguồn tài trợ dài hạn do tác động của đại dịch Covid-19. Khoản vay này sẽ giúp ITL Corp chuyển đổi và tăng trưởng thông qua việc bổ sung tài sản, phát triển kho bãi và cơ sở vật chất mới. Đồng thời, triển khai các hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến.
Video đang HOT
Theo Tổng Giám đốc ITL Corp Ben Anh, gói tài trợ dài hạn, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch như hiện nay, là sự hỗ trợ vô cùng giá trị, chắc chắn sẽ giúp ITL Corp nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống kho vận hiện tại cũng như mở rộng mạng lưới và danh mục kinh doanh để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Ngoài ra, IFC cũng sẽ giúp công ty cải thiện các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp để phát triển bền vững.
Chi phí kho vận cao làm tăng chi phí kinh doanh chung và ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam cả trên toàn cầu và trong nước. “Do vậy, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động bởi đại dịch Covid-19, IFC vẫn quyết định đầu tư vào chuỗi cung ứng kho vận của Việt Nam nhằm tăng cường hiệu quả và khả năng cạnh tranh của hoạt động thương mại”, đại diện IFC nhấn mạnh.
Novaland tiếp tục kế hoạch phát hành 14 gói trái phiếu với tổng giá trị gần 1.300 tỷ
HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, HoSE: NVL) vừa thông qua phương án phát hành 14 gói trái phiếu với tổng giá trị 1.290 tỷ đồng.
Novaland cũng phê duyệt phương án góp thêm 1.612 tỷ đồng vào Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Phát.
Sau khi Novaland rót thêm, vốn điều lệ của An Phát sẽ tăng từ 20 tỷ đồng lên 1.632 tỷ đồng, trong đó Novaland chiếm 99,99% vốn.
Novaland dùng vốn huy động từ phát hành trái phiếu hoặc các hình thức khác để rót vốn và An Phát.
Ngoài ra, Novaland vừa thông qua phương án phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu. Theo đó, Novaland cần chuyển đồi 6 trái phiếu, tương đương hơn 27 tỷ đồng tính theo mệnh giá trái phiếu là 200.000 USD/trái phiếu. Giá chuyển đổi là 60.000 đồng/cổ phiếu.
Tỷ lệ chuyển đổi là 75.910 cổ phiếu/trái phiếu. Như vậy Novaland sẽ phát hành 455.460 cổ phiếu, tăng vốn thêm hơn 4,55 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 29/7 vừa qua, Novaland đã phát hành 440 tỷ đồng trái phiếu.
Kế đến ngày 30/7, HĐQT Novaland tiếp tục thông qua phương án phát hành 8 lô trái phiếu khác với tổng giá trị 2.500 tỷ đồng.
Được biết, giai đoạn 2017-2019, Novaland đã phát hành gần 15.874 tỷ đồng trái phiếu có lãi suất dao động 5,5-12,24% mỗi năm. Trong đó, công ty đã tất toán 6.547 tỷ đồng trái phiếu.
Tính đến ngày 30/6/2020, tổng tài sản của Novaland đã tăng hơn 8.800 tỷ đồng so với đầu năm lên gần 98.780 tỉ đồng.
Nợ phải trả của Novaland tăng 13% lên gần 74.213 tỷ đồng. Trong đó, tổng dư nợ vay chiếm hơn 38.000 tỷ đồng (chủ yếu là trái phiếu) và hơn 20.186 tỷ đồng tiền công ty hợp tác đầu tư phát triển dự án với bên thứ ba.
Một góc nhìn khác về sự phát triển nóng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Bất chấp sự phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam còn cả một chặng đường rất dài để phát triển, để đủ sức chia sẻ gánh nặng cung cấp vốn cho nền kinh tế với hệ thống ngân hàng thương mại như kỳ vọng của Chính phủ. Thực tế qua những con số...