IFC đầu tư 3,4 tỷ USD vào khu vực Đông Á và Thái Bình Dương
IFC, thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, đã cam kết đầu tư 3,4 tỷ USD trong năm tài khóa 2018 vào khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng của khối tư nhân năng động trong khu vực nhằm đảm bảo sự tăng trưởng bền vững thông qua đổi mới, tạo việc làm, và phát triển cơ sở hạ tầng.
IFC đã cung cấp khoản vay trị giá 15,3 triệu USD cho một trong số các công ty sản xuất và cung cấp nước sạch tư nhân đầu tiên tại Việt Nam – DNP Water JSC
IFC đã cung cấp 2 tỷ USD từ nguồn vốn của tổ chức và huy động 1,4 tỷ USD từ các nhà đầu tư khác trong năm tài khóa này. Qua đó, giúp các doanh nghiệp tạo ra được trên 550.000 việc làm, phân phối điện cho 4,4 triệu người, cung cấp nước cho 9,6 triệu người, và cải thiện sinh kế của hơn 710.000 nông dân.
Ông Vivek Pathak, Giám đốc Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của IFC cho biết: “IFC kiến tạo các cơ hội tại các thị trường mới nổi và tạo thêm nhiều việc làm với mục tiêu đạt được sự bền vững thông qua cung cấp các dịch vụ hiệu quả với chi phí thấp hơn trong các lĩnh vực chính như tài chính, cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục.”
Các nỗ lực của IFC đã giúp thúc đẩy sự phát triển của trái phiếu xanh trong khu vực. IFC cùng với các thành viên khác của Nhóm Ngân hàng Thế giới đã giúp Fiji trở thành thị trường mới nổi đầu tiên trên thế giới phát hành trái phiếu xanh của chính phủ, huy động được 50 triệu USD giúp quốc gia này ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu.
IFC cũng là nhà đầu tư duy nhất của trái phiếu xanh do Ngân hàng BDO Unibank Inc phát hành trị giá 150 triệu USD – đây là lần đầu tiên một ngân hàng thương mại của Philippines phát hành loại trái phiếu này và cũng là khoản đầu tư đầu tiên của IFC vào trái phiếu xanh phát hành bởi một định chế tài chính trong khu vực.
Sau đó, IFC cũng thực hiện các khoản đầu tư tương tự tại Thái Lan và Indonesia. IFC cũng đã phát hành trái phiếu xanh bằng đồng peso đầu tiên – tương ứng với khoảng 90 triệu USD – nhằm hỗ trợ thị trường vốn và các dự án đầu tư thích ứng với biến đổi khí hậu tại Philippines.
Video đang HOT
Trong khi đó, tại Việt Nam, nơi chỉ có khoảng 35% dân số được sử dụng nước máy, IFC đã cung cấp khoản vay trị giá 15,3 triệu USD cho một trong số các công ty sản xuất và cung cấp nước sạch tư nhân đầu tiên tại Việt Nam – DNP Water JSC – nhằm tăng khả năng tiếp cận nước sạch cho các hộ gia định và cư dân tại các thành phố trực thuộc tỉnh.
Khi khu vực tư nhân đóng góp 90% tổng số việc làm trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, IFC đã tăng cường các hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) nhằm nâng cao khả năng tạo việc làm, vốn được xem là chìa khóa để giảm nghèo trong khu vực.
Ngoài các hỗ trợ tài chính, IFC còn tư vấn cho các chính phủ và doanh nghiệp tư nhân trong khu vực nhằm kiến tạo một môi trường thuận lợi cho kinh doanh và cải thiện các tiêu chuẩn về phát triển bền vững. Tính đến cuối năm tài khóa 2018, tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, IFC đang triển khai 108 dự án tư vấn trị giá 244,1 triệu USD.
Sang năm tài khóa 2019, phối hợp cùng với các tổ chức thành viên khác của Nhóm Ngân hàng Thế giới, trọng tâm chiến lược của IFC tiếp tục sẽ là tối đa hóa các khoản tài trợ cho khu vực tư nhân nhằm giải quyết các thách thức phát triển.
Bằng cách làm việc với chính phủ các nước để tạo dựng môi trường thuận lợi cho kinh doanh và huy động các nguồn lực của Nhóm Ngân hàng Thế giới, IFC đang không ngừng tăng cường các khoản đầu tư tư nhân vào lĩnh vực điện tại Myanmar, Philippines, Papua New Guinea, CHDCND Lào và Việt Nam; vào lĩnh vực du lịch tại Indonesia, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon và Fiji, và vào lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp tại Việt Nam, cùng những lĩnh vực khác.
Nhuệ Mẫn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Trái phiếu xanh
Phát hành trái phiếu xanh vừa có thể huy động được vốn, vừa phát đi thông điệp về ý thức phát triển bền vững.
Phát hành trái phiếu xanh vừa huy động được vốn, vừa phát đi thông điệp về ý thức phát triển bền vững.
Trong lúc các nhà đầu tư đau đầu vì những dự án xanh, sạch, bền vững thường có chi phí cao khiến việc huy động vốn khó khăn, thì một sáng kiến được giới thiệu từ 11 năm trước đang mở ra triển vọng mới cho họ. Đó là trái phiếu xanh.
Giống như những loại trái phiếu khác, trái phiếu xanh chào một mức lợi suất cố định. Điểm khác biệt lớn nhất là người phát hành phải đảm bảo tiền thu về được tài trợ cho các dự án xanh. Khái niệm "xanh" trải rộng từ việc giảm thiểu, thích nghi với biến đổi khí hậu, kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm cho đến bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Chỉ trong năm 2017, lượng trái phiếu xanh mới phát hành tăng trưởng 78%, lên hơn 155 tỉ USD toàn cầu, đưa tổng lượng đã phát hành trên thế giới đạt 389 tỉ USD. Con số này được kỳ vọng sẽ đạt 250 tỉ USD vào năm 2018, theo Climate Bonds Initiative (CBI).
Phần lớn các trái phiếu xanh đến từ các quốc gia phát triển. Tại các thị trường mới nổi, hầu hết hoạt động chỉ đến từ hai quốc gia là Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng hiện nay trái phiếu xanh đang có dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ ở các thị trường mới nổi khác. Tháng 5.2017, Ngân hàng BNDES (Brazil) đã huy động 1 tỉ USD trong thương vụ chào bán trái phiếu xanh lớn nhất từ châu Mỹ Latinh. Số tiền thu về được dùng để tài trợ một danh mục dự án rộng rãi từ năng lượng gió đến mặt trời ở Brazil.
Là một trong những người chơi lớn trong thị trường này, IFC đã phát hành hơn 7 tỉ USD trái phiếu xanh kể từ năm 2010. Những khoản tiền thu được dùng để đầu tư cho những nhà máy điện mặt trời ở Mozambique, nhà máy điện gió ở Panama, hệ thống chuyên chở công cộng thông minh thân thiện môi trường ở Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều dự án khác.
Trong cùng thời gian đó, IFC đã giúp các ngân hàng ở Colombia, Philippines, Morocco và nhiều quốc gia khác thực hiện các thương vụ tương tự. Gần đây nhất là đấu thầu cho trái phiếu 7 năm trị giá 100 triệu USD của Banco Galicia từ Argentina để tài trợ dự án năng lượng hiệu quả, năng lượng tái tạo và xây dựng bền vững. Các dự án này được kỳ vọng sẽ làm giảm khí thải nhà kính tại Argentina khoảng 157.600 tấn CO2 mỗi năm, tương đương với khí thải từ 33.700 xe hơi.
Để bảo vệ 900.000 cư dân và sinh kế của họ, vào năm 2017, Fiji làm việc với IFC và World Bank để trở thành chính phủ quốc gia đang phát triển đầu tiên phát hành trái phiếu chính phủ xanh. Với mục tiêu huy động 100 triệu đô-la Fiji, tương đương với 50 triệu USD, hai đợt phát hành đầu tiên thu hút sự quan tâm chưa từng có từ các nhà đầu tư và lượng đặt mua đã vượt xa lượng chào bán. Thông qua trái phiếu, Fiji đã tạo ra cách mới để thu hút vốn và phát triển một thị trường vốn tư nhân tìm kiếm những cơ hội đầu tư vào các dự án xanh thông minh. Sau động thái của Fiji, Nigeria cũng đã phát hành trái phiếu xanh.
"Phát hành trái phiếu xanh cũng là một cách để nhà phát hành truyền thông tốt hơn về chiến lược kinh doanh chú ý đến việc thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu," Yves Perrier, CEO Amundi, giải thích trong thông báo thành lập quỹ Amundi Planet Emerging Green One (EGO) với quy mô 1,4 tỉ USD, quỹ lớn nhất đầu tư vào trái phiếu xanh, tập trung vào thị trường mới nổi. Nếu cộng đồng muốn chống biến đổi khí hậu thành công, tài trợ cho trái phiếu xanh cần đạt đến mốc 1 tỉ USD phát hành hằng năm vào cuối năm 2020. Đến năm 2030, cần đến 90.000 tỉ USD đầu tư vào các dự án khí hậu.
Việt Nam cũng đã thí điểm trái phiếu xanh từ năm 2016, với việc chính quyền TP.HCM phát hành 523 tỉ đồng để tài trợ cho 11 dự án xanh và chính quyền Bà Rịa - Vũng Tàu phát hành 80 tỉ đồng trái phiếu xanh để tài trợ cho một dự án về quản lý nguồn nước. Thị trường trái phiếu Việt Nam đã đi những bước rất dài với tốc độ tăng trưởng bình quân 24% mỗi năm trong giai đoạn 2011-2016 và đạt đến quy mô 2.000 ngàn tỉ đồng vào năm 2017, tương đương 40% GDP. Với mục tiêu đến năm 2030 đạt 65% GDP, rõ ràng có rất nhiều dư địa cho nhiều loại trái phiếu nở rộ, trong đó có trái phiếu xanh.
Theo RobecoSAM, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có điểm ESG (chỉ số bền vững về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) thấp nhất. Vì vậy, việc phát hành trái phiếu xanh có thể nói là "nhất tiễn song điêu" khi vừa huy động được vốn, vừa phát đi thông điệp về ý thức phát triển bền vững.
Một cơ hội cho Việt Nam, theo ông Lê Hải Trà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sở Gi có thể nói là "nhất tiễn song điêu" khi vừa huy động được vốn, ao dịch Chứng khoán TP.HCM, các nước phát triển như khối OECD có nhu cầu đầu tư vào các dự án xanh như một phương thức để bảo vệ môi trường. Vì nền kinh tế quá ổn định khiến lãi suất thấp nên họ sẽ ít có xu hướng đầu tư trái phiếu trong khu vực hơn. Điều này mở ra triển vọng cho các nước đang phát triển như Việt Nam.
Tuy nhiên, vì mới chập chững những bước đi đầu tiên, trái phiếu xanh ở Việt Nam vẫn khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn về tính minh bạch của việc giải ngân vốn, mức độ cam kết đầu tư vào các dự án bền vững, đặc biệt là hạn mức vay nợ của địa phương. Việc làm rõ các quy định pháp luật và có quy định ưu tiên cho các dự án xanh là những giải pháp mà ông Lê Văn Bắc, Công ty Đầu tư Tài chính TP.HCM, kiến nghị để rộng đường cho thị trường này.
Theo nhipcaudautu.vn
Phía sau chiến lược tìm kiếm nguồn vốn ngoại tệ từ quốc tế Việc tìm kiếm nguồn vốn ngoại tệ từ quốc tế giúp gia tăng nguồn vốn, cải thiện năng lực tài chính. Đồng thời là cách ngân hàng khẳng định tên tuổi. Từ đó tạo nền tảng xâm nhập và mở rộng mạng lưới ra thị trường quốc tế. Xu hướng tìm vốn ngoại tệ Sau khi Công ty cổ phần Hàng không VietJet...