IFC đang tìm đối tác để thoái vốn tại VietinBank
Bloomberg vừa dẫn nguồn tin cho biết, Công ty Tài chính quốc tế ( IFC) đang tìm kiếm đối tác để nhượng lại phần cổ phần mà định chế này đang nắm giữ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – VietinBank (HoSE: CTG).
Một Phòng Giao dịch của Vietinbank ở chợ Bình Tây, Tp. HCM. (Ảnh: Bloomberg)
Nguồn tin ẩn danh này cho biết, IFC đang làm việc với một nhà tư vấn về triển vọng bán 8% cổ phần của VietinBank – tổ chức tín dụng lớn thứ 3 Việt Nam về vốn hóa.
Tuy nhiên, “đại diện IFC và Tổng Giám đốc Lê Đức Thọ từ chối bình luận về thông tin này” – hãng tin viết .
Theo Bloomberg, quy mô vốn hóa của Vietinbank đã đăng 11% trong năm nay, và đạt mức 99,8 nghìn tỷ đồng (khoảng 4,3 tỷ USD) vào phiên Thứ Tư (19/9).
Kế hoạch thoái vốn của IFC sẽ mở ra cơ hội để cho các nhà đầu tư nước ngoài khác có thể tham gia đầu tư vào nhà băng này, khi mà “room ngoại” ở VietinBank đã chạm mức trần 30%.
Video đang HOT
IFC bắt đầu đầu tư vào VietinBank từ năm 2011, sau khi chi ra 1.854 tỷ đồng để sở hữu hơn 168 triệu cổ phiếu, tương đương 10% vốn điều lệ CTG lúc đó.
Hiện, tổng số cổ phiếu CTG mà IFC nắm giữ đạt xấp xỉ 299 triệu đơn vị, tương đương 8,02% vốn, gồm: 98 triệu cổ phiếu mà IFC đứng tên trực tiếp và gần 200,9 triệu cổ phiếu đứng tên quỹ Đầu tư Cấp vốn IFC L.P.
Tính toán của Bloomberg cho thấy, từ năm 2010, khối ngoại đã đầu tư ít nhất 2,2 tỷ USD vào các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Trong đó, khoản đầu tư lớn nhất được thực hiện vào năm 2013, khi Mitsubishi UFJ Financial Group Inc. chi ra 742 triệu USD để sở hữu 19,7% cổ phần VietinBank, và trở thành cổ đông lớn thứ 2 nhà băng này, sau Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (tỷ lệ sở hữu 64,5%).
Gần đây, tháng 3/2018, một định chế quốc tế lớn là quỹ Warburg Pincus đã chấp thuận đầu tư hơn 370 triệu USD vào một ngân hàng thương mại khác của Việt Nam, là Techcombank. Đến tháng 4, ngân hàng này tiếp tục huy động được 922 triệu USD từ IPO.
Được biết, các thương vụ tăng vốn tới đây của Vietcombank hay BIDV cũng đều có những nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng đăng ký mua, như Quỹ đầu tư quốc gia Singapore – GIC hay Ngân hàng Hàn Quốc Keb Hana.
Theo viettimes.vn
Cổ phiếu ngân hàng quay đầu lao dốc
Đỏ và xám là hai sắc màu bao trùm cổ phiếu nhóm tài chính ngân hàng chiều ngày 11/12/2017.
Trong phiên giao dịch hôm nay 11/12, thị trường chứng khoán sụt mạnh ngay từ đầu phiên, trong đó tâm điểm hướng vào nhóm dầu khí khi cuối tuần qua có một số thông tin liên quan đến việc khởi tố, bắt giữ các cán bộ ngành này, đặc biệt là ông Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (sau này là Hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN).
Ông Thăng bị khởi tố sau khi cơ quan cảnh sát điều tra mở rộng vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại PVN, gây thiệt hại 800 tỷ đồng của PVN góp vốn vào Oceanbank và vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Việc ông Đinh La Thăng bị khởi tố, bắt giam cho thấy không hề có vùng cấm nào và không loại trừ một ai trong việc xử lý cán bộ có sai phạm, thể hiện quyết tâm của Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng.
Tuy nhiên trong ngày đầu tiên thị trường chứng khoán giao dịch sau tin "nóng" trên thì nhóm ngân hàng lại sụt mạnh hơn cả nhóm dầu khí. Ngoại trừ LPB của LienVietPostBank, thì tất cả các cổ phiếu ngân hàng còn lại trên sàn HoSE, HNX lẫn UpCOM đồng loạt sụt giảm mạnh. Trong đó CTG của VietinBank chìm sâu nhất khi phải "nằm sàn". Một số ngân hàng ghi nhận cổ phiếu giảm sâu như là BID của BIDV giảm 4%, VCB của Vietcombank giảm 5,2%; STB của Sacombank mất 5%; SHB giảm 5,3%...
Cổ phiếu của dòng ngân hàng sụt mạnh trong phiên 11/12, ngoại trừ LPB của LienVietPostBank và KLB của Kienlongbank
Thông tin đầu tiên được cho là tác động đến thị trường là lịch xét xử các đại án gồm Huỳnh Thị Huyền Như - cựu cán bộ VietinBank; ông Trầm Bê và Phan Huy Khang - cựu sếp Sacombank; ông Phạm Công Danh - cựu chủ tịch Ngân hàng Xây Dựng ra tòa lần thứ 3. Các phiên tòa này sẽ được xét xử trong tháng 1 tại Tp. Hồ Chí Minh, với vụ Huyền Như xử trước và vụ đại án liên quan Phạm Công Danh và 3 ngân hàng BIDV, Sacombank, TienphongBank diễn ra sau và kéo dài đến sát Tết nguyên đán.
Thời gian qua, các đại án kinh tế liên quan đến hoạt động ngân hàng được đưa ra xét xử công khai, minh bạch và là hồi chuông cảnh tỉnh cho những cán bộ ngành ngân hàng không vì tư lợi mà đánh mất đi đạo đức nghề nghiệp để rồi phải trả giá bằng những năm tháng vướng vòng lao lý. Các bản án nghiêm khắc nhưng cũng thấu tình đạt lý chính là những thông tin tích cực, hướng đến một ngành ngân hàng trong sạch, lành mạnh hơn.
Tuy nhiên một nguyên nhân nữa khiến cho các cổ phiếu ngân hàng sụt giảm còn bởi hoạt động chốt lời của nhà đầu tư sau thời gian dài dòng cổ phiếu "vua" này đi lên không ngừng nghỉ cho đến hết tháng 11.
Tính đến 30/11, cổ phiếu MBB của Ngân hàng Quân đội đã tăng gấp đôi, nhiều cổ phiếu tăng giá 60 - 70% như là CTG của VietinBank, BID của BIDV, ACB của ngân hàng ACB, STB của Sacombank...Các cổ phiếu khác cũng tăng trên dưới 30% như VCB của Vietcombank, VIB của VIB...Duy chỉ có KLB của Kienlongbank và VPB của VPBank là không tăng mà lại giảm.
Trong số các cổ phiếu sụt giảm phiên hôm nay, đáng lưu ý VPBank đã có phiên giảm thứ 5 liên tiếp; CTG của VietinBank đứng giá 1 phiên và giảm 5 phiên trong vòng 6 phiên trở lại đây; ACB, BID, EIB có phiên giảm thứ 3 liên tiếp...
LPB của LienVietPostBank là cổ phiếu duy nhất chống được vòng xoáy thị trường hôm nay nhờ các thông tin tích cực. Cuối tuần qua, Tổng giám đốc ngân hàng là ông Phạm Doãn Sơn cho biết trong 11 tháng đầu năm ngân hàng kinh doanh rất tích cực, dự kiến cả năm sẽ đạt lợi nhuận không dưới 1.700 tỷ đồng (kế hoạch là 1.500 tỷ) và sẽ nâng tỷ lệ chi trả cổ tức từ 12% lên 15% trong đó 12% bằng tiền mặt và 3% bằng cổ phiếu. Ngoài ra LienVietPostBank cũng đang được các nhà đầu tư săn đón và lãnh đạo ngân hàng này tin tưởng LPB đủ sức để hấp dẫn người mua.
Theo Trí thức trẻ
Giá trị thực của Gemadept Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu GMD của Gemadept đã giảm hơn 20% so với VN-Index. Nguyên nhân là giá trị thu về từ khoản thoái vốn logistics thấp hơn kỳ vọng thị trường. Tuy nhiên, đây có lẽ chỉ là xu thế ngắn hạn; đặc biệt khi "thị trường bỏ qua xu thế tiềm năng đang mạnh dần lên của...