iều trị nấm lưỡi ở trẻ
Con gái tôi 15 tháng tuổi, lưỡi của cháu thường xuyên bị nổi những mảng trắng trên bề mặt và có một số đường nứt nhỏ. Cháu đau và ăn uống rất kém, nhiều người nói cháu bị nấm lưỡi. Xin hỏi bác sĩ chữa trị thế nào?
Nguyễn Thị Tĩnh (Hà Giang)
Nấm lưỡi còn gọi là đẹn hoặc tưa lưỡi. Ở trẻ em thường do bị lây nhiễm nấm Candida albican từ mẹ trong khi sinh hoặc nhiễm thứ phát sau sinh. Triệu chứng: có đám màu trắng ngà mọc trên mặt lưỡi sau chuyển màu vàng nâu trên lưỡi hoặc cả vùng niêm mạc họng, thậm chí xuống vùng thanh môn và thanh quản, hiếm hơn có thể xuống sâu trong phổi gây nguy hiểm cho đường hô hấp hoặc qua đường tiêu hóa xuống bao tử gây tiêu chảy…
Bạn nên vệ sinh lau lưỡi cho con hằng ngày bằng nước muối sinh lý: dùng gạc sạch thấm nước muối sinh lý lau lưỡi cho bé ngày 2 lần sáng và trước khi đi ngủ; Sau đó dùng bột rơ miệng (Nystatine 25.000 đơn vị), dạng gói. Pha với 1-2 muỗng nước muối sinh lý hoặc nước nấu chín để nguội rồi dùng gạc sạch quấn quanh ngón tay trỏ lau lưỡi và lớp lót trong họng cho bé ngày 1 lần, sau khi lau khoảng 20-25 phút mới cho bé ăn.
Nếu việc vệ sinh và dùng thuốc không mang lại kết quả, bạn cần đưa con đến khám và xin tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nhi của các bệnh viện.
Video đang HOT
BS. Văn Bàng
Theo suckhoedoisong
Trẻ em có cần truyền dịch khi ốm?
Theo các bác sĩ, không phải bệnh gì và ai cũng có thể truyền dịch được, lạm dụng điều này sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu.
Cha mẹ ở Trung Quốc bị ám ảnh về công dụng của truyền dịch đến nỗi con họ chỉ cần cảm lạnh, sốt hay tiêu chảy là họ đưa đi truyền. Lý do mà các bậc cha mẹ đưa ra là truyền dịch tác dụng nhanh hơn uống thuốc.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, không phải bệnh gì và ai cũng có thể truyền dịch được, nhiều trường hợp thiệt mạng do truyền dịch. Truyền dịch thường xuyên cho trẻ em có thể gây ra nguy hiểm.
Trẻ em truyền dịch thường xuyên có đề kháng thấp
Khi trẻ bị những bệnh nhẹ như cảm lạnh, ho, sốt, nếu cha mẹ vội vàng cho con truyền với quan niệm nhanh khỏi, thì nghĩa là họ đang làm giảm sức đề kháng của con. Vì thế, khi bị những chứng bệnh thông thường như trên, hệ miễn dịch của trẻ sẽ không còn hoạt động tốt nữa mà phụ thuộc truyền dịch nếu không sẽ rất khó khỏi.
Năm 2010, một thống kế cho thấy trung bình mỗi người Trung Quốc dùng 8 chai dịch truyền/năm, cao hơn so với mức trung bình quốc tế là 2,5 đến 3,3 chai. Nhưng đến nay, nhiều nghiên cứu cho thấy 70% truyền dịch là không cần thiết.
Miễn dịch là "bác sĩ" tốt nhất để trị bệnh cho con
Miễn dịch là hệ thống phòng thủ của cơ thể, chống lại virus và vi khuẩn xâm nhập. Khi sức đề kháng của cơ thể tốt hơn chúng sẽ tiêu diệt được các vi khuẩn, virus và làm giảm bệnh tật đồng thời giúp cơ thể tự chống chọi với các bệnh thông thường như sốt, ho, cảm lạnh... mà không cần đến thuốc.
Làm thế nào để cải thiện miễn dịch cho con
Bổ sung kẽm và selen để thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào miễn dịch.
Kẽm và selen là các nguyên tố vi lượng quan trọng với cơ thể con người, thành phần quan trọng của tế bào miễn dịch ở người và quyết định phần lớn khả năng miễn dịch của cơ thể.
Kẽm có trong nhiều các thực phẩm như sữa mẹ, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đỗ, trứng, thịt, gan, bơ, lạc, hải sản... Các thực phẩm chứa nhiều selen là sữa mẹ, sữa, rau xanh, rau bina, bông cải xanh, cải bắp, dầu thực vật...
Tuy nhiên, cha mẹ cần hỏi bác sĩ dinh dưỡng liều lượng bổ sung kẽm và selen phù hợp với con, bởi nếu thừa hai chất này sẽ nguy hại tới sức khỏe.
Duy trì tập thể dục đúng cách
Tập thể dục cũng là cách để cải thiện hệ miễn dịch của trẻ và giúp thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển của bé. Bạn có thể cho con chơi một số môn thể thao như chạy, chơi bóng, bơi lội...
Theo VTC
Mai là ngày đi uống vitamin A miễn phí, các mẹ có con từ 6 tháng tuổi trở lên nhớ cho con đi uống đầy đủ Trong các ngày từ 29/11 đến 2/12, các tỉnh thành trên cả nước tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A miễn phí thứ hai trong năm 2019. Các mẹ bận đến mấy cũng nhớ sắp xếp thời gian cho con đi uống đúng lịch. Vitamin A - đến hẹn lại bổ sung Mỗi năm, các tỉnh thành trên cả nước đều tổ...