IEA: Năng lượng tái tạo là trọng tâm trong kế hoạch khôi phục kinh tế
Khi nhiều nước cam kết tăng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để đáp ứng các mục tiêu khí hậu hà khắc, IEA kêu gọi chính phủ các nước tăng gấp đôi những nỗ lực đó khi lên kế hoạch khôi phục kinh tế.
Tuabin gió tại Biển Baltic, miền Bắc nước Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 20/5 kêu gọi chính phủ các nước coi năng lượng sạch là trọng tâm của kế hoạch khôi phục kinh tế sau đại dịch COVID-19, trong bối cảnh phát triển năng lượng tái tạo trên toàn thế giới dự kiến lần đầu tiên giảm tốc trong vòng 20 năm qua.
IEA cảnh báo các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng, khi thế giới đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng hiện nay, vốn đã làm suy yếu nhu cầu năng lượng và đe dọa gây ra suy thoái kinh tế.
IEA trước đây dự báo 2020 là năm “bội thu” của năng lượng xanh, nhưng hiện đã cắt giảm dự báo hai năm về tăng trưởng công suất năng lượng tái tạo gần 10%, do chuỗi cung ứng bị gián đoạn, hoạt động xây dựng bị trì hoãn, các biện pháp giãn cách xã hội và những thách thức tài chính.
Theo IEA, mặc dù các ngành cung cấp điện như điện Mặt Trời, điện gió và thủy điện, phần lớn sẽ phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng COVID-19, nhưng thị trường nhiên liệu sinh học được sử dụng chủ yếu trong các phương tiện giao thông sẽ bị thay đổi hoàn toàn vì hoạt động đi lại trên toàn cầu bị đóng băng và giá dầu giảm mạnh.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia cam kết tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để đáp ứng các mục tiêu khí hậu hà khắc, IEA đã kêu gọi chính phủ các nước tăng gấp đôi những nỗ lực đó khi lên kế hoạch khôi phục kinh tế sau đại dịch nhằm lấy lại và vượt tốc độ tăng trưởng năng lượng sạch đã đạt được trong những năm trước khi xảy ra đại dịch.
IEA cho biết công suất năng lượng tái tạo năm 2019 đã tăng 7% so với năm trước đó. Tuy nhiên, sản lượng nhiên liệu sinh học được sử dụng chủ yếu trong các phương tiện giao thông năm 2020 sẽ giảm 13% so với năm ngoái./.
Video đang HOT
Phát triển điện gió: Nhà đầu tư còn nhiều băn khoăn
Để gỡ khó cho doanh nghiệp, mới đây, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị Chính phủ cho các dự án điện gió được hưởng cơ chế giá mua điện cố định tới hết tháng 12/2023.
Tiềm năng phát triển điện gió của Việt Nam có thể lên tới hàng trăm nghìn MW, nhưng đến nay, mới chỉ có khoảng 377 MW công suất điện gió đi vào vận hành.
Mặc dù cho rằng mức giá hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo (Feed-in Tariff - FIT) cho điện gió là hấp dẫn, song nhiều nhà đầu tư và chuyên gia vẫn băn khoăn về các chính sách liên quan đến loại hình năng lượng này.
Quyết định 39/2018/QĐ-TTg (Quyết định 39) sửa đổi, bổ sung Quyết định 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió đã tạo động lực thúc đẩy thị trường điện gió tại Việt Nam. Nhiều dự án điện gió đã được đề xuất bổ sung quy hoạch và đang được thi công xây dựng.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho hay tính đến tháng 3/2020, có 78 dự án đã được bổ sung vào Quy hoạch Phát triển điện lực với công suất khoảng 4.880 MW; 11 dự án điện gió đã phát triển với tổng công suất 377 MW; 31 dự án đã ký hợp đồng mua bán điện với tổng công suất 1.662 MW, kế hoạch đi vào vận hành trong năm 2020 và 2021.
Ngoài ra, còn gần 250 dự án điện gió, có tổng quy mô công suất tới 45.000 MW đang đề nghị bổ sung quy hoạch. Đây là con số thể hiện sự quan tâm rất lớn của các chủ đầu tư về loại hình năng lượng này.
Đánh giá về các dự án đã hoạt động và dự án được bổ sung vào quy hoạch, ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió tỉnh Bình Thuận cho rằng con số này đang có sự chênh lệch lớn. Lý do phải kể đến là việc thi công điện gió phức tạp hơn rất nhiều so với điện Mặt Trời, đặc biệt là với điện gió ngoài khơi.
Đơn cử như bàn giao diện tích mặt biển cho chủ đầu tư đang vướng nhiều thủ tục như cho thuê đất thế nào, an ninh quốc phòng, cho thuê toàn bộ diện tích hay chỉ thuê móng trụ... Đây là những vấn đề chưa có tiền lệ.
Ngoài ra, trong Quyết định 39 còn thiếu nhiều chính sách phát triển điện gió ngoài khơi xa bờ, thêm vào đó, thời hạn để hưởng giá FIT theo quyết định này là cuối năm 2021 chỉ còn 18 tháng, không đủ để nhà đầu tư triển khai đầu tư các dự án điện gió mới.
Trong khi vì lý do dịch bệnh COVID-19, nhiều nước, nhiều doanh nghiệp đã tạm dừng sản xuất, không thể cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị thi công. Các nhà thầu cũng không thể đảm bảo tiến độ thi công trước thời hạn trên.
"Chúng tôi rất cần sau thời điểm đó, giá FIT mới như thế nào, bởi không có mức giá thì doanh nghiệp không có cơ sở để lập dự án đầu tư cho mục tiêu phát điện sau năm 2021. Rất mong Chính phủ trước mắt có thể gia hạn thời gian hưởng giá FIT này để hỗ trợ cho doanh nghiệp," ông Thịnh nói.
Đồng quan điểm trên, theo ông Lê Anh Tùng, đại diện Công ty Ecotech, các dự án của doanh nghiệp này thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn về mốc thời gian hưởng ưu đãi trên. Các nhà sản xuất thiết bị dừng sản xuất, có thể chậm trễ trong giao hàng, do đó, việc gia hạn giá FIT là rất cần thiết đối với doanh nghiệp.
"Hiện nay, các dự án đã được triển khai không thể dừng đầu tư hay thi công được. Nhưng nếu tiếp tục đầu tư, xây dựng mà không kịp thời hạn thì thực sự rất khó khăn vì sẽ không có mức giá điện để thanh toán, mua bán," ông Tùng cho hay.
Việc kéo dài giá FIT điện gió là rất cần thiết vì những rào cản liên quan đến làm dự án này nhiều và phức tạp hơn so với điện Mặt Trời, trong đó rào cản lớn nhất là Luật Quy hoạch khi chưa có quy hoạch về không gian biển, cũng như các hướng dẫn liên quan đến an ninh quốc phòng với các dự án triển khai ngoài khơi... Đó là chưa tính đến câu chuyện kỹ thuật cao, chậm tiến độ giao hàng.
Để gỡ khó cho doanh nghiệp, mới đây, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị Chính phủ cho các dự án điện gió được hưởng cơ chế giá mua điện cố định tới hết tháng 12/2023, sau đó mới tiến hành đấu thầu, đấu giá cạnh tranh để chọn nhà phát triển dự án.
Tuy nhiên, ngoài câu chuyện về cơ chế giá, những khó khăn trong thi công, các luật liên quan, thì vấn đề nhiều doanh nghiệp lo ngại là lưới điện liệu có thể theo kịp số lượng lớn công suất của các dự án đưa lên lưới.
Theo tờ trình số 1931/BCT-ĐL ngày 19/3/2020 của Bộ Công Thương về việc xem xét bổ sung quy hoạch các dự án điện gió, kịch bản cơ sở và kịch bản cao đến năm 2020 là điện gió Việt Nam đạt tổng công suất trên 1.000 MW; đến năm 2025 kịch bản cơ sở là 6.000 MW và kịch bản cao là 11.630 MW nhằm thay thế cho sản lượng điện từ nguồn nhiệt điện than và nhiệt điện dầu có chi phí sản xuất rất cao và góp phần giảm phát thải khí CO2.
Ông Bùi Văn Thịnh cho rằng hiện nay, tại khu vực tỉnh Bình Thuận, điện gió Phú Lạc vẫn bị cắt giảm công suất, thời điểm cao nhất cắt giảm 61%, bình quân thất thoát 20% sản lượng điện hằng quý, hằng tháng do lưới điện không đáp ứng được.
"Vậy câu chuyện đặt ra là làm thế nào để có sự đồng bộ về nguồn và lưới trong những năm tới khi lượng điện tái tạo đưa vào lớn, tập trung ở một số tỉnh," ông Thịnh đặt câu hỏi và đề nghị quy hoạch phải rõ ràng hơn, cụ thể. Nếu không làm kỹ quy hoạch thì sẽ gặp tình trạng đầu tư vào mà không giải tỏa được công suất. Hay ngược lại, với lưới điện hiện nay thì nguồn điện gió, điện Mặt Trời đưa vào bao nhiêu là phù hợp. Với phương án cao như Bộ Công Thương đưa ra thì lưới điện sẽ được triển khai như thế nào? Cần phải có những kiến nghị bằng con số rõ ràng hơn, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng không truyền tải được công suất, gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp, lãng phí nguồn lực đầu tư.
Theo tiến sỹ Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh, các kết quả tính toán cho thấy theo danh mục các dự án đăng ký bổ sung quy hoạch và đã bổ sung quy hoạch, từ sau năm 2020, tắc nghẽn của các dự án năng lượng tái tạo vẫn rất cao và với hiện trạng hiện nay là không thể giải quyết được. Đây là thách thức lớn giữa chủ đầu tư, ngành điện và Bộ Công Thương.
Tiến sỹ Hà Đăng Sơn bày tỏ hy vọng Tổng sơ đồ điện VIII được đưa ra thời gian tới sẽ có điều chỉnh và tiếp cận phù hợp hơn./.
Quý I, sản lượng thuỷ điện giảm 30,4% sản lượng, điện mặt trời tăng 28 lần Lũy kế 3 tháng đầu năm, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 57,29 tỷ kWh, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhiệt điện than chiếm 59% tổng sản lượng điện sản xuất ra. Trong sản lượng điện của quí I, thủy điện huy động được 8,93 tỷ kWh (giảm 30,4 % so với...