IEA: ‘Kỷ nguyên điện’ sẽ theo sau thời kỳ đỉnh cao của nhiên liệu hóa thạch

Theo dõi VGT trên

Ngày 16/10, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết thế giới đang đứng trước sự thay đổi đáng kể hướng tới một kỷ nguyên điện mới, khi nhu cầu nhiên liệu hóa thạch dự kiến sẽ đạt đỉnh vào cuối thập kỷ này.

Sự chuyển đổi này có thể dẫn đến nguồn cung dầu và khí đốt dư thừa, từ đó thúc đẩy đầu tư vào năng lượng xanh.

IEA: Kỷ nguyên điện sẽ theo sau thời kỳ đỉnh cao của nhiên liệu hóa thạch - Hình 1
Cối xay gió tại một nhà máy điện gió ở Vịnh Suez, Ai Cập, ngày 17/9/2022. Ảnh: Getty Images/TTXVN

Tuy nhiên, báo cáo của IEA cũng chỉ ra sự bất ổn đáng kể do căng thẳng địa chính trị ở các khu vực giàu dầu mỏ như Trung Đông và Nga, cùng với các cuộc bầu cử sắp tới ở các quốc gia chiếm một nửa nhu cầu năng lượng toàn cầu.

Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho rằng trong nửa cuối thập kỷ này, triển vọng về nguồn cung dầu và khí đốt tự nhiên có thể dồi dào hoặc dư thừa, tùy thuộc vào tình hình địa chính trị. Điều này làm thay đổi cơ bản bối cảnh năng lượng, theo đó, nguồn cung dư thừa có thể dẫn đến giá thấp hơn, cho phép các quốc gia phân bổ nhiều nguồn lực hơn cho các sáng kiến năng lượng sạch.

Trong ngắn hạn, các cuộc xung đột đang diễn ra ở khu vực Trung Đông có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu, làm nổi bật nhu cầu cấp thiết về đầu tư để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang các công nghệ năng lượng sạch hơn và an toàn hơn.

Theo IEA, năm ngoái, công suất năng lượng tái tạo đã đạt mức cao kỷ lục, với hơn 560 gigawatt được bổ sung trên toàn cầu. Dự kiến sẽ có khoản đầu tư trị giá là 2.000 tỷ USD vào năng lượng sạch vào năm nay – gần gấp đôi so với mức đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch. Báo cáo của IEA cũng dự đoán nhu cầu dầu toàn cầu sẽ đạt đỉnh trước năm 2030 ở mức chỉ dưới 102 triệu thùng/ngày, sau đó giảm xuống còn 99 thùng/ngày vào năm 2035, chủ yếu là do nhu cầu trong lĩnh vực vận tải giảm khi mức sử dụng xe điện tăng lên.

Báo cáo cũng nêu rõ với các chính sách hiện tại, giá dầu dự kiến sẽ giảm xuống còn 75 USD/thùng vào năm 2050, từ mức 82 USD/thùng vào năm 2023. Tuy nhiên, nếu các quy định nghiêm ngặt hơn về môi trường được áp dụng trên toàn cầu, giá dầu có thể giảm đáng kể xuống còn 25 USD/thùng vào năm 2050.

Trong khi nhu cầu về khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) dự kiến sẽ tăng 145 tỷ mét khối từ năm 2023 đến năm 2030, song nhu cầu này sẽ chậm hơn so với mức tăng công suất xuất khẩu, dự kiến khoảng 270 mét khối trong cùng kỳ. Thặng dư công suất LNG có khả năng tạo ra một thị trường cạnh tranh, với giá tại các khu vực nhập khẩu chính trung bình ở mức 6,5-8 USD cho một triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu) cho đến năm 2035, so với giá LNG tiêu chuẩn hiện tại ở châu Á là khoảng 13 USD/mmBtu.

Đông Nam Á hướng tới năng lượng tái tạo để đảm bảo an ninh năng lượng

Đông Nam Á là nơi có một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Khi nhu cầu năng lượng tăng lên, khu vực này đang chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo để bảo vệ an ninh năng lượng của mình.

Đông Nam Á hướng tới năng lượng tái tạo để đảm bảo an ninh năng lượng - Hình 1
Nhu cầu sự dụng năng lượng tái tạo ngày càng tăng cao tại khu vực Đông Nam Á. Ảnh: NRDC

Video đang HOT

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nhu cầu năng lượng ở Đông Nam Á đã tăng trung bình 3% mỗi năm trong hai thập kỷ qua - xu hướng này sẽ tiếp tục đến năm 2030 theo các chính sách hiện tại.

Nghiên cứu từ Trung tâm Năng lượng ASEAN cho thấy nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu năng lượng của khu vực, chiếm khoảng 83% vào năm 2020 so với tỷ trọng 14,2% của năng lượng tái tạo trong cùng kỳ.

Trung tâm cho biết đến năm 2050, dầu, khí đốt tự nhiên và than đá sẽ chiếm 88% tổng nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp.

Ông Zulfikar Yurnaidi, giám đốc mô hình hóa năng lượng và hoạch định chính sách tại Trung tâm Năng lượng ASEAN, cho biết, sự phụ thuộc lớn vào nhiên liệu hóa thạch làm tăng tính dễ bị tổn thương của khu vực trước những cú sốc về giá năng lượng và hạn chế về nguồn cung.

Đại dịch COVID-19 hay vụ xung đột ở Ukraine đã đẩy giá tăng cao trong những năm gần đây, với giá dầu chuẩn đạt mức cao nhất trong hơn một thập kỷ vào tháng 3 năm ngoái. Mới tuần trước, giá dầu tăng gần 6% khi bùng phát xung đột ở Trung Đông.

"Năng lực tài chính của chúng tôi khác với châu Âu. Chúng tôi không thể trả giá cao hơn mọi người để có được nguồn cung cấp khí đốt cho riêng mình", ông Yurnaidi chia sẻ.

Chuyên gia David Thoo, nhà phân tích năng lượng và năng lượng carbon thấp tại BMI Fitch Solutions, cho biết, lĩnh vực năng lượng khí đốt và than đá của Đông Nam Á đã mở rộng khi năng lượng phát triển, ngày càng khiến các thị trường này phải hứng chịu giá nhiên liệu hóa thạch biến động trên thị trường quốc tế.

Trung tâm Năng lượng ASEAN ước tính nếu các quốc gia Đông Nam Á không thực hiện những phát hiện quan trọng hoặc bổ sung vào cơ sở hạ tầng sản xuất hiện có, khu vực này sẽ trở thành nhà nhập khẩu ròng khí đốt tự nhiên vào năm 2025 và than đá vào năm 2039. Điều đó sẽ làm tăng giá nhiên liệu hóa thạch và gây thêm căng thẳng cho người tiêu dùng.

Ông Yurnaidi cho biết, để ngăn chặn điều này, khu vực phải đa dạng hóa các nguồn năng lượng để tăng trưởng kinh tế và an ninh.

Thoo cho biết, hầu hết, nếu không phải tất cả, các thị trường Đông Nam Á đã có những bước tiến trong việc công bố các mục tiêu năng lượng tái tạo và xây dựng kế hoạch chuyển đổi năng lượng carbon thấp.

Ông Yurnaidi chia sẻ: "Nhìn chung, các chính sách và xu hướng của khu vực cho thấy các nước đang mong muốn chuyển đổi sang năng lượng sạch".

Malaysia

Theo Bộ Kinh tế, Malaysia đã đưa ra Lộ trình chuyển đổi năng lượng quốc gia vào tháng 7, nhằm tăng cường công suất năng lượng tái tạo và giảm sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nhập khẩu khí đốt tự nhiên.

Bộ này cho biết, lộ trình đã xác định 10 dự án hàng đầu, bao gồm kế hoạch xây dựng nhà máy quang điện mặt trời công suất 1 gigawatt - lớn nhất Đông Nam Á - có thể trực tiếp biến ánh sáng mặt trời thành năng lượng.

Theo các nhà chức trách, năng lượng mặt trời vẫn là phân khúc đáng khích lệ nhất trong bối cảnh năng lượng tái tạo của Malaysia kể từ năm 2011 có tốc độ tăng trưởng gộp công suất lắp đặt hàng năm là 48%.

Các kế hoạch phát triển khác bao gồm một khu năng lượng tái tạo tích hợp, 5 công viên năng lượng mặt trời tập trung quy mô lớn và 3 nhà máy sản xuất hydro xanh. Bộ kinh tế cho biết các dự án này sẽ tận dụng tiềm năng năng lượng tái tạo kỹ thuật ước tính 290 gigawatt của Malaysia để tạo ra một hệ thống năng lượng ít carbon, linh hoạt hơn.

Việt Nam

Vào tháng 5, Việt Nam đã công bố Kế hoạch phát triển điện lực số 8, cam kết tăng cường năng lượng gió và khí đốt đồng thời giảm sự phụ thuộc vào than. Chính phủ Việt Nam dự kiến các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời sẽ chiếm ít nhất 31% nhu cầu năng lượng quốc gia vào năm 2030.

Theo kế hoạch, tất cả các nhà máy than phải được chuyển đổi sang nhiên liệu thay thế hoặc ngừng hoạt động vào năm 2050. Mặc dù than sẽ vẫn là nguồn năng lượng quan trọng trong thời gian tới, ước tính chiếm khoảng 20% tổng nguồn năng lượng của cả nước vào năm 2030, nhưng tỷ lệ này sẽ giảm dần trong thời gian tới.

Singapore

Kế hoạch xanh 2023 của Singapore cũng nhấn mạnh tương tự đến việc sử dụng năng lượng tái tạo. Bộ Bền vững và Môi trường cho biết mục tiêu tăng cường triển khai năng lượng mặt trời lên công suất ít nhất 2 gigawatt vào năm 2030, đáp ứng khoảng 3% nhu cầu điện dự kiến.

Theo Bộ này, khoảng 95% điện năng của Singapore được tạo ra từ khí đốt tự nhiên, một nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch.

Mặc dù những hạn chế về địa lý của Singapore hạn chế các lựa chọn năng lượng tái tạo, nhưng kế hoạch này sẽ thực hiện các biện pháp như tấm pin mặt trời trên mái nhà cũng như nhập khẩu điện và hydro từ các nước Đông Nam Á khác để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Năm ngoái, Keppel Electric của Singapore đã ký thỏa thuận hai năm với Lào để nhập khẩu tới 100MW thủy điện tái tạo qua Thái Lan và Malaysia. Điều này đán.h dấu lần nhập khẩu năng lượng tái tạo đầu tiên của Singapore cũng như thương mại điện xuyên biên giới đa phương đầu tiên có sự tham gia của 4 thành viên ASEAN.

Ông Yurnaidi cho biết: "Rõ ràng là khu vực hiểu rõ vai trò của độ tin cậy và khả năng phục hồi năng lượng trước các cú sốc năng lượng khác nhau".

Philippines

Ông Thoo của BMI cho biết, các thị trường Đông Nam Á cũng đang tìm cách thu hút các công ty nước ngoài có chuyên môn về năng lượng tái tạo để phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo của họ.

Ông Thoo nói thêm: "Năng lượng tái tạo ở đây khá kém phát triển so với các thị trường Trung Quốc và phương Tây".

Theo công ty luật quốc tế Baker McKenzie, vào tháng 11, Philippines đã loại bỏ các yêu cầu về quyền sở hữu của Philippines đối với một số nguồn năng lượng tái tạo, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hoàn toàn các dự án liên quan đến tài nguyên năng lượng mặt trời, gió, thủy điện hoặc đại dương. Trước đây, các công ty nước ngoài chỉ có thể sở hữu tối đa 40% các dự án năng lượng như vậy.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, quyền sở hữu nước ngoài rất cần thiết trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án sản xuất gió tái tạo ở Philippines, quốc gia có tiềm năng lắp đặt 21 gigawatt điện gió ngoài khơi vào năm 2040. Báo cáo chỉ ra rằng con số đó tương đương với khoảng 1/5 nguồn cung cấp điện của nước này.

Báo cáo cho biết Philippines phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, khiến nước này có nguy cơ bị hạn chế về nguồn cung và tăng giá.

Nhưng Ngân hàng Thế giới cho biết các công ty nước ngoài có thể áp dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình, đặc biệt là trong việc giúp các dự án năng lượng tái tạo chuyển từ giai đoạn tiề.n phát triển sang giai đoạn sau đòi hỏi chi phí cao hơn.

Indonesia

Indonesia cũng đã nới lỏng một số hạn chế về sở hữu nước ngoài để tạo động lực đầu tư vào năng lượng tái tạo. Ví dụ, hiện nay nước này cho phép 100% sở hữu nước ngoài trong các dự án truyền tải, phân phối điện và sản xuất điện (với công suất trên 1 megawatt).

Ông Yurnaidi cho biết: "Chúng tôi lạc quan rằng sẽ có nhiều khoản đầu tư nước ngoài đổ vào trong vài năm tới, dẫn đến nhiều dự án năng lượng tái tạo hơn trong khu vực".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Putin ra chỉ đạo về quan hệ với Triều Tiên
22:52:47 15/10/2024
Phần Lan: Phương Tây thực sự đã mệt mỏi vì chiến sự ở Ukraine
07:17:14 16/10/2024
Dân Tây Ban Nha đuổi khách du lịch, người đến lại càng đông hơn
22:23:47 14/10/2024
Nghi vấn lai lịch nghi phạm mang sún.g đến sự kiện của ông Trump
21:47:37 14/10/2024
Căng thẳng Hàn Quốc - Triều Tiên tăng nhiệt
22:19:09 14/10/2024
Tại sao Hezbollah 'tránh né' và không phản kháng mạnh mẽ trong cuộc tấ.n côn.g trên bộ của Israel?
18:57:44 14/10/2024
Tại sao Nga quyết tâm chiếm mỏ than chiến lược của Ukraine?
19:14:17 14/10/2024
Campuchia truy tố 13 bà bầu Philippines trong đường dây đẻ mướn
21:50:18 14/10/2024

Tin đang nóng

Vụ Hiệu trưởng ở Tiề.n Giang t.ử von.g vì ong đốt, xử trí thế nào để tránh cái chế.t đau lòng?
13:02:22 16/10/2024
Trọn vẹn màn trình diễn của "thiên thần" Lisa tại Victoria Secret's, vừa sexy khoe vũ đạo bốc lửa vừa ngọt ngào mà sang!
09:27:19 16/10/2024
Bỏ 105 tỷ đồng để có vai chính, nữ diễn viên khiến bạn diễn ám ảnh muốn bỏ nghề
08:42:57 16/10/2024
Một hoa hậu lên tiếng khi chồng vừa mất đã bị đòi chia tài sản: "Trả nợ cùng tôi 17 năm nữa rồi chia"
13:21:09 16/10/2024
Vừa gây tranh cãi vì trang phục hở bạo nhạy cảm, Hoa hậu Quế Anh lại bất ngờ nhận tin vui
13:13:44 16/10/2024
HOT: Lisa phô diễn body sexy "cháy mắt", chân dài cực phẩm chặt ché.m dàn thiên thần Victoria's Secret
08:23:42 16/10/2024
Hận người yêu phụ mình đi lấy vợ mới, cô gái vác bụng bầu đến phá đám cưới và cái kết không tưởng
08:32:21 16/10/2024
Đức Phạm nói về bức ảnh gây chấn động mạng xã hội
13:06:20 16/10/2024

Tin mới nhất

LHQ cảnh báo viện trợ nhân đạo cho Gaza bị hạn chế nghiêm ngặt nhất

12:37:34 16/10/2024
Tháng 8 là tháng ghi nhận lượng viện trợ nhân đạo đến Dải Gaza thấp nhất so với bất kỳ tháng nào kể từ khi xung đột giữa Hamas và Israel nổ ra tháng 10/2023.

Thêm vụ dọa đán.h bom khiến máy bay của Air India phải hạ cánh khẩn cấp

12:34:33 16/10/2024
Air India lưu ý rằng hãng và một số công ty hàng không Ấn Độ đã nhận được một số lời đ.e dọ.a trong những ngày gần đây. Mặc dù nhà chức trách sau đó phát hiện tất cả đều là giả, nhưng hãng xem tất cả mối đ.e dọ.a đều là nghiêm trọng.

Lầu Năm Góc: Hệ thống THAAD sớm hoạt động hoàn toàn ở Israel

12:29:19 16/10/2024
Theo tướng Ryder, việc triển khai THAAD sẽ giúp tăng cường hệ thống phòng không tích hợp của Israel, qua đó giúp bảo vệ Israel tốt hơn trước các cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa trong tương lai.

Trung Quốc quan ngại căng thẳng Hàn Quốc - Triều Tiên

08:20:42 16/10/2024
Trung Quốc bày tỏ quan ngại về căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng cho nổ tung một đoạn đường kết nối với Hàn Quốc.

Ông Trump dẫn trước bà Harris ở các bang quan trọng bỏ phiếu sớm

08:11:50 16/10/2024
Tỷ lệ cử tri ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cao hơn một chút so với của Phó Tổng thống Kamala Harris tại một số bang chiến địa bỏ phiếu sớm.

Trung Quốc tự trồng thanh long, sầu riêng, hàng Việt bị cạnh tranh gay gắt

07:59:07 16/10/2024
Trung Quốc đẩy mạnh trồng thanh long, sầu riêng và bán giá rẻ khiến trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt.

Xôn xao việc khách đi massage đêm ở Trung Quốc sẽ bị quay camera giám sát

07:04:43 16/10/2024
Các cửa tiệm massage ở thành phố Nam Ninh (Trung Quốc) được yêu cầu ghi lại thông tin cá nhân của khách hàng như một phần trong chiến dịch chống gian lận, mại dâm của giới chức địa phương.

Chính quyền đảo Martinique gia hạn lệnh giới nghiêm do bạo động

06:02:14 16/10/2024
Chính quyền đã tổ chức nhiều cuộc họp với đại diện những người biểu tình và hãng bán lẻ nhằm giảm giá hàng hóa, song vẫn chưa đạt được tiến triển.

Tính toán chiến lược dầu mới của Saudi Arabia và tác động tiềm tàng với Nga

05:49:04 16/10/2024
Tài chính của Nga đang phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu từ dầu mỏ. Bộ Tài chính Nga cho biết, một vài năm trước, sản xuất khí đốt và dầu mỏ chiếm 35%-40% doanh thu ngân sách của quốc gia.

Trung Quốc lên tiếng về căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

05:46:13 16/10/2024
Trước đó cùng ngày, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JSC) của Lực lượng Vũ trang Hàn Quốc thông báo rằng quân đội Triều Tiên đã phá hủy các đoạn đường dẫn đến Hàn Quốc ở phía Đông và phía Tây bán đảo Triều Tiên.

Ảnh hưởng của Pháp nhìn từ thỏa thuận thương mại EU - Nam Mỹ

05:44:20 16/10/2024
Trong những cuộc họp báo gần đây, các nhà ngoại giao Pháp đã ám chỉ rằng Paris ngày càng bị cô lập trong vấn đề này, với nhiều quốc gia EU khác tỏ ra sốt sắng hơn trong việc thúc đẩy thỏa thuận Mercosur.

Những khó khăn khi các công ty phương Tây rút khỏi Nga

05:41:19 16/10/2024
Các công ty này, dù chính thức tuyên bố rút lui, vẫn không có quyền lực đủ mạnh để buộc các đối tác dừng hoạt động dưới tên thương hiệu của họ.

Có thể bạn quan tâm

Kỷ niệm 2 năm ra mắt, biên kịch và diễn viên của Arcane đồng loạt hé lộ về mùa 2 khiến người hâm mộ "đứng ngồi không yên"

Mọt game

14:18:55 16/10/2024
Thậm chí trong năm 2022, bộ phim này còn giành được rất nhiều giả.i thưởn.g danh giá, trong đó có danh hiệu Phim chuyển thể xuất sắc nhất tại The Game Awards.

Minh Dự đến Sở TT-TT TP.HCM làm việc hậu bị đồng nghiệp tố chuyện đời tư

Sao việt

13:56:34 16/10/2024
Vào hôm 15/10, Minh Dự cũng đã có mặt tại Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM để làm việc. Nam diễn viên đi một mình, và thái độ khá vui vẻ, thoải mái.

Bài hát khiến nữ nhà văn châu Á đầu tiên đạt giải Nobel khóc trên taxi, tăng hạng vù vù sau lời chia sẻ xúc động

Nhạc quốc tế

13:50:12 16/10/2024
Bài hát được nhà văn Han Kang giới thiệu đang tăng hạng trên các BXH nhạc số Hàn Quốc sau khi nữ văn sĩ giành giải Nobel hôm 10/10.

Đẹp, giỏi, nhạc hay nhưng hát chưa đã tai - đó là Chi Pu!

Nhạc việt

13:43:45 16/10/2024
Flexible cũng là EP đầu tiên trong sự nghiệp 7 năm ca hát của Chi Pu và đán.h dấu bước tiến mới của Chi Pu ra thị trường quốc tế.

Chị Đẹp trước giờ lên sóng: Hậu trường nhiều "content" rất thân thiết nhưng tình chị em liệu có bền lâu?

Tv show

13:28:08 16/10/2024
Tóc Tiên khẳng định sẽ phá bỏ định kiến phụ nữ ghét nhau tại Chị Đẹp Đạp Gió. Tuy nhiên, với môi trường gameshow mang tính chất thi đấu thì liệu tình chị em có thể bền lâu?

MU ngừng trả lương đại sứ cho Sir Alex Ferguson

Sao thể thao

13:22:07 16/10/2024
Đồng sở hữu Red Devils, Sir Jim Ratcliffe phê duyệt kế hoạch cắt giảm chi phi bằng cách loại Sir Alex Ferguson ra khỏi vai trò đại sứ.

Nghi vấn Han So Hee lập nick ảo nó.i xấ.u Hyeri, 1 mỹ nhân cực hot cũng bị réo tên

Sao châu á

13:16:18 16/10/2024
Han So Hee bị nghi vấn lập tài khoản phụ để c.à khị.a , nó.i xấ.u Hyeri trên MXH sau drama tình tay 3 ầm ĩ vào đầu năm nay.

Da láng mịn, trắng nõn nà với top 7 cách làm trắng da bằng dưa leo

Làm đẹp

13:10:12 16/10/2024
Muốn da trắng sạch mụn và không bị khô thì chị em hãy thường xuyên chăm sóc da với cách làm trắng da bằng dưa leo này nhé.

Cái giá quá đắt của sự bất cẩn

Tin nổi bật

13:02:21 16/10/2024
Như Thanh Niên thông tin, Cơ quan CSĐT Công an TP.Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) đang điều tra nguyên nhân vụ ta.i nạ.n giao thông trên đường Trương Công Định khiến người phụ nữ chạy xe máy t.ử von.g.

2 vợ chồng mắc ung thư gan vì sai lầm chế.t người khi uống sữa

Sức khỏe

12:59:52 16/10/2024
Sữa cần được phân giải bởi enzyme lactase ở ruột non. Nhiều người trưởng thành ở Trung Quốc thiếu enzyme này, dẫn đến lactose đi vào ruột già và bị vi khuẩn lên men, gây ra tiêu chảy. Nên uống sữa cùng với thức ăn để giảm thiểu tình trạ...

Hoa sữa về trong gió - Tập 32: Cô Xoài bị nghi ngờ lấy tiề.n của Thuận

Phim việt

12:49:32 16/10/2024
Bà Trúc nói về việc Thuận bị mất tiề.n cho Linh nghe, đồng thời kể lại việc đã thấy Xoài đưa tiề.n cho anh shipper thân thiết.IFrame