Idol làm đại sứ của hãng này mà trót “vui tay” dùng đồ hãng khác: Xử lý thế nào cho ngầu đét?
Bạn sẽ xử trí ra sao nếu tự đặt mình vào tình huống rất dễ bị nhãn hàng “quay lưng”, huỷ hợp đồng vì dùng đồ của hãng khác? Nhìn các idol mà học hỏi này!
Các thần tượng Hàn Quốc từ lâu được các nhãn hàng, đặc biệt là hàng hiệu cao cấp chọn làm Đại sứ như “gà đẻ trứng vàng”, giúp làm doanh thu tăng trưởng và thúc đẩy mức nhận diện thương hiệu. Tuổi trẻ tài cao nhưng tuổi trẻ thì hay đi liền với sai lầm, sai lầm của các idol đôi khi lại tai hại theo kiểu đang đại diện cho thương hiệu này nhưng lại vô tình… quảng cáo thương hiệu kia. Đứng trước nguy cơ bị chấm dứt, đền hợp đồng, các bạn trẻ này xử lý tình huống thế nào?
Jennie
Fan Kpop ai cũng biết Jennie là Đại sứ của Chanel. Để chiều lòng nhãn hàng, cô cũng phải nhất nhất tuân theo hàng loạt điều khoản chặt chẽ để đảm bảo thúc đẩy doanh thu bán ra của thương hiệu. Một trong số những điều khoản ấy là việc không được lên hình với logo thương hiệu khác
Nhưng cách đây vài hôm, Jennie đã vi phạm điều khoản khi lỡ mặc chiếc sweater của Celine ra sân bay. Để tránh “dính chưởng” từ nhãn hàng, cô lấy băng dính để che đi logo của Celine rồi thay áo mới trong thời gian ngồi trên máy bay. Khéo lắm Jennie!
Nói thêm một chút về sự vụng về của Jennie, cô thần tượng sinh năm 1996 này đoảng vị tới mức có vài lần để lộ ảnh dùng iPhone trong khi đang làm Đại sứ của Samsung
Thế nên mới có màn Jennie từ chối cầm điện thoại của fan khi biết người hâm mộ đang dùng điện thoại iPhone. Quả thực những sai lầm của “tấm chiếu” này đã giúp cô học cách cẩn trọng hơn trong tương lai
RM (BTS)
Trước khi trở thành Đại sứ của Louis Vuitton, các thành viên trong BTS không giữ bất cứ danh phận gì với các nhãn hàng thượng cấp. Các chàng từng khảng khái khẳng định tiềm lực tài chính của họ đủ mạnh để tha hồ mua sắm hàng xa xỉ, không cần thiết trở thành Đại sứ để khỏi bị ràng buộc với nhãn hàng nào
Video đang HOT
Chính vì vậy RM – trưởng nhóm BTS từng có lần che logo thương hiệu Vans theo cách khá “ngộ”. Để không muốn gián tiếp quảng cáo cho thương hiệu này, anh chàng dùng app để bôi đen toàn bộ logo hãng trên thân giày
Mino (WINNER)
WINNER ký hợp đồng với adidas từ năm 2014 và vẫn tiếp tục cộng tác với thương hiệu thể thao cho đến tận bây giờ. Chính vì vậy, từng thành viên đều bị cấm tiệt xuất hiện trên mọi phương tiện truyền thông với sản phẩm từ các đối thủ của adidas
Nhưng Mino đã vi phạm điều khoản khi đăng lên Instagram ảnh diện giày Converse. Động thái giải quyết của cậu chàng ngay sau đó là… photoshop và chèn logo thương hiệu vào theo kiểu: “Đây là giày adidas nhé, không phải Converse đâu!”
Xiaojun (WayV)
Tương tự, WayV – nhóm nhạc thuộc quyền quản lý của SM Entertainment hiện là gương mặt đại diện cho thương hiệu thể thao Skechers. Nhưng rốt cuộc nhóm cũng gặp chút rắc rối “nhẹ” khi thành viên Xiaojun mặc quần hãng khác trong chính buổi livestream của Skechers
Và cách xử lý của anh chàng này là lộn trái quần ra, giấu hết logo hãng đối thủ. Rõ ràng đây là cách xử lý tình huống khá buồn cười nhưng lại đủ nhanh nhạy, nhận về nhiều lời khen của netizen
Sao thể thao giờ cũng mặc đẹp như người mẫu
Sự phát triển của mạng xã hội khiến hình ảnh các ngôi sao thể thao được quan tâm hơn. Do đó, cách ăn mặc của họ cũng ngày càng đẹp.
Ngày 26/9, tờ SCMP đăng tải bài báo nói về ảnh hưởng đến ngành thời trang của các ngôi sao thể thao. Ngày nay, các ngôi sao thể thao thường xuất hiện trước công chúng với vẻ ngoài chỉn chu cùng những "cây" đồ hiệu đắt đỏ. Tuy nhiên, đây không phải là điều dễ nhìn thấy nếu quay ngược khoảng 20 năm trước.
Sự kiện lịch sử và những bộ trang phục lạc quẻ
NBA Draft 2003 được xem là một trong những kỳ draft lịch sử khi đã sản sinh ra lớp tài năng bậc nhất giới bóng rổ như LeBron James, Chris Bosh, Carmelo Anthony, Dwyane Wade...
Tuy nhiên, đây không chỉ là dấu mốc với giới bóng rổ. Khi nhìn lại, bạn có thể thấy phong cách các ngôi sao thể thao đã thay đổi chóng mặt thế nào nhờ sự đi lên của mạng xã hội.
Những bộ trang phục luộm thuộm tại kỳ draft năm 2003. Ảnh: NBA.
Buổi tối lịch sử đó, như mọi kỳ draft thường lệ, NBA tổ chức buổi chụp hình kỷ niệm cho các ngôi sao. Dù vậy, chẳng người nào trong dàn sao này mặc nổi bộ đồ chỉn chu cho sự kiện lớn. James, Wade với chiều cao nổi bật nhưng lại chọn những bộ trang phục xuề xòa. Cả hai xuất hiện trong bộ quần áo thùng thình như muốn "nuốt" luôn cơ thể họ.
"Bosh cao 2,1 m mặc bộ quần áo làm từ vải taupe. Áo khoác ngoài của anh như người đi ra từ phòng thí nghiệm. Wade chọn bộ suits màu navy quá khổ. Sau này, chính anh thừa nhận mình khi ấy trông như nhà thuyết giáo. Bộ vest xám của Anthony có cổ không ve và 6 cúc dài gần tới nút thắt cà vạt. Trong khi đó, James - người tiếp tục thống trị NBA đến ngày nay - chọn bộ đồ toàn màu trắng, rộng thùng thình", Abid Rahman của tờ SCMP viết.
Khi nhìn lại hình ảnh của chính mình 18 năm trước, nhiều ngôi sao không khỏi bật cười. Wade còn nói đùa số vải họ mặc trên người chắc đủ may đồ cho cả đất nước. "Thật buồn cười khi nhìn lại dù tôi thấy mình mặc cũng đúng", anh chia sẻ.
Sau này, vẻ ngoài luộm thuộm của các ngôi sao thời ấy đã biến mất hoàn toàn. Tại trận đấu đầu tiên của vòng chung kết NBA 2018, hình ảnh của James tràn ngập các trang báo với dòng tiêu đề "Cầu thủ nổi tiếng nhất NBA diện bộ trang phục giá 87.000 USD".
Vẻ ngoài khác biệt của James sau 18 năm. Ảnh: SCMP.
Đây là bộ suits từ Thom Browne được đặt làm riêng cho anh. Thay vì quần tây, James chọn quần soóc phá cách, phối cùng túi da cá sấu, kính râm Jacques Marie Mage và đồng hồ Audemars Piguet.
Ngày nay, sự xuề xòa trong cách lựa chọn trang phục của các sao thể thao gần như đã bị xóa bỏ. Mỗi lần tới phòng thay đồ với họ chẳng khác gì buổi catwalk trong mắt giới săn tin.
Sức mạnh của mạng xã hội
Hình ảnh sao thể thao mặc đẹp như siêu mẫu có thể nhìn thấy ở bất kỳ đâu, từ giải bóng bầu dục Mỹ, ngoại hạng Anh hay giải đua xe F1... Đặc biệt với những ngôi sao có lượng theo dõi "khủng", hình ảnh của họ còn được chú trọng hơn nữa.
Ngoài ra, các sao thể thao giờ cũng thường xuất hiện ở hàng ghế đầu các show thời trang lớn. Những thương hiệu xa xỉ săn đón họ chẳng kém gì giới nghệ sĩ.
Từ trái qua phải, diễn viên Rome Flynn chụp ảnh cùng Neymar, Eric Maxim Choupo-Moting trong khuôn khổ Tuần lễ thời trang Paris 2020. Ảnh: Getty.
Có nhiều lý do giải thích cho sự thay đổi nhanh chóng này. Chris Kyvetos - giám đốc mua sắm quần áo nam tại nhà bán lẻ hàng xa xỉ trực tuyến Mytheresa - cho biết một yếu tố quan trọng chính là sự thay đổi trong cách mọi người ăn mặc. Các bộ đồ phong cách thể thao được ưa chuộng từ phòng tập cho đến ngoài phố hay sự kiện.
"Đây là xu hướng mạnh mẽ suốt những năm qua. Do đó, các vận động viên chính là hình ảnh tuyệt vời để đại diện cho xu hướng. Điều này lý giải nguyên nhân họ được xem như những biểu tượng thời trang", Kyvetos nhận xét.
Mặt khác, những thương hiệu thể thao truyền thống như Nike, adidas hay Puma cũng dần nâng tầm lên phân khúc cao cấp. Họ chú trọng hợp tác và thúc đẩy tầm nhìn với những vận động viên chuyên nghiệp.
Các thương hiệu xa xỉ cũng không đứng ngoài vòng xoáy này. Arby Li - phó chủ tịch chiến lược của Hypebeast - nói: "Các thương hiệu thời trang cao cấp đang tạo ra những sản phẩm cho hầu hết môn thể thao. Off-White cho dân chạy bộ, Undercover cho người chơi bóng rổ. Louis Vuitton với môn trượt ván".
Yếu tố thời trang của Pogba nhận được nhiều sự quan tâm. Ảnh: Mega Agency.
Theo Li, yếu tố thúc đẩy các vận động viên tạo sự ảnh hưởng lớn đến ngành thời trang là mạng xã hội.
David Beckham là cái tên đình đám bậc nhất giới thể thao đầu những năm 2000. Anh thành công khi "chéo sân" sang thời trang. Nhiều người còn nói những mối bận tâm trong giới giải trí đã khiến phong độ trên sân của Becks sa sút. Tuy nhiên, thời điểm Beckham nổi danh, mạng xã hội chưa rầm rộ như lúc này. Hiện nay, ảnh hưởng của mạng xã hội lên giới thể thao và thời trang còn thể hiện mạnh mẽ hơn thế.
Paul Pogba của Manchester United là ví dụ điển hình. Ngày nay, từ khóa liên quan đến Pogba không còn giới hạn trong bóng đá. Nó còn là kiểu tóc, quần áo, trang sức... Lewis Hamilton - huyền thoại F1 - cũng tận dụng tối đa sức hút của mình để cho ra mắt những sản phẩm riêng. Thậm chí, các ngôi sao hạng B như PJ Tucker hay Kyle Kuzma ở NBA cũng tạo được sức ảnh hưởng tới giới thời trang.
Dù không quá nổi bật trên sân, Tucker lại nổi tiếng là "vua giày thể thao NBA" với bộ sưu tập khoảng 5.000 đôi. Trong tháng này, anh còn đến Venice, Italy, để quảng bá cho dòng sneakers mới của mình và Dolce & Gabbana.
Theo Kyvetos, lựa chọn ngôi sao thể thao là cách tiếp cận thông minh với các nhãn hàng. Họ mang đến khả năng thành công lâu dài. Tuy nhiên, phân khúc sang trọng vẫn là "vùng đất" khó khăn, ngay cả với những nghệ sĩ, nhà sáng tạo có tầm ảnh hưởng.
Charlotte Browning - chiến lược gia thời trang tại công ty dự báo xu hướng WGSN - nhận xét các ngôi sao thể thao cũng đang tập trung phát triển những bộ sưu tập mới và gặt hái nhiều thành công. Trường hợp của ngôi sao NBA Serge Ibaka hay Russell Westbrook là những ví dụ điển hình.
"Các vận động viên có lợi thế nhờ lượt theo dõi trên mạng xã hội. Những người theo dõi khả năng cao sẽ trở thành khách hàng của chính họ", Browning chia sẻ.
Jennie chung mâm với 2 Đại sứ Chanel: Khí chất "It girl" xứ Hàn liệu có trên cơ Kristen Stewart, Lily-Rose Depp? Jennie lần này có đánh đổ được Kristen Stewart hay Lily-Rose Depp khi sánh vai trong cùng 1 khung hình hay không? Bên cạnh những màn lên đồ điệu nghệ, điều được công chúng mong ngóng nhất mỗi sự kiện thời trang quốc tế chính là khoảnh khắc những mỹ nhân đình đám đọ sắc trong cùng 1 khung hình. Và hôm nay,...