IDC: Chi tiêu toàn cầu năm 2020 cho smart city sẽ đạt 124 tỷ USD
Singapore tiếp tục là nước chi nhiều nhất cho các sáng kiến thành phố thông minh trong năm 2020, theo dự đoán của IDC.
Ảnh minh họa: Internet
Khi chính phủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới, CNTT sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong kế hoạch phát triển của họ. Đặc biệt, chính quyền các thành phố lớn chi nhiều hơn vào các dự án thành phố thông minh ( smart city), mang lại nhiều lợi ích độc đáo cho người dân.
Xu hướng nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT đang có sự tăng trưởng trên toàn cầu khi những lãnh đạo cấp tiến ứng dụng các công nghệ đã có tên tuổi hay mới nổi. Theo nghiên cứu mới nhất của IDC, mức chi cho các sáng kiến smart city thế giới ước đạt gần 124 tỷ USD trong năm 2020, tăng 18,9% so với năm 2019.
100 thành phố đầu bảng đầu tư vào các sáng kiến smart city năm 2019 đại diện cho khoảng 29% chi tiêu của thế giới. Trong ngắn hạn, tăng trưởng vẫn được duy trì trong số những người chi nhiều nhất. Tuy nhiên, về lâu dài, thị trường sẽ được phân chia giữa các thành phố trung bình và nhỏ hơn.
Video đang HOT
Năm 2019, khoảng 1/3 các khoản đầu tư là vào cơ sở hạ tầng và năng lượng tái tạo, chủ yếu là lưới điện thông minh. An ninh công cộng dựa vào dữ liệu và vận tải thông minh chiếm khoảng 18% và 14% tổng chi tiêu.
Lưới điện thông minh (kết hợp cả ga và điện) vẫn thu hút tỉ lệ đầu tư lớn nhất, mặc dù tầm quan trọng của chúng đang giảm theo thời gian do thị trường bão hòa và các lĩnh vực khác trở nên phổ thông.
Theo IDC, các công nghệ sẽ chứng kiến tăng trưởng chi tiêu nhanh nhất trong 5 năm tới là kết nối xe hơi với mọi thứ (V2X), bản sao số (digital twin), thiết bị đeo văn phòng.
Singapore tiếp tục là nhà đầu tư giải pháp smart city lớn nhất. Tokyo đứng thứ hai về chi tiêu trong năm 2020, tiếp đó là New York và Luân Đôn. Mỗi thành phố có thể chi hơn 1 tỷ USD cho smart city.
Xét theo khu vực, Mỹ, Tây Âu và Trung Quốc cùng nhau chiếm hơn 70% chi tiêu cho smart city trên toàn cầu. Các chuyên gia IDC tin nhiều lãnh đạo thế giới sẽ đưa smart city vào ngân sách hay tài trợ thông qua các công cụ truyền thống.
Trong tương lai, sẽ có nhiều khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng CNTT tập trung vào ứng dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo kết hợp với vạn vật kết nối và công nghệ 5G.
Du Lam
Dữ liệu băng thông rộng tăng mạnh trong đại dịch Covid-19
Nhu cầu làm việc tại nhà tăng mạnh trong đại dịch Covid-19 dẫn tới lưu lượng di động có những thay đổi đột ngột để đáp ứng điều này.
Nhu cầu sử dụng lưu lượng di động đang tăng mạnh trong đại dịch Covid-19
Trong báo cáo mà Ericsson vừa công bố thì lưu lượng di động được dự báo tăng 27% mỗi năm trong giai đoạn từ 2019 đến 2025. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 hiện nay trên toàn cầu đã dẫn tới sự bùng nổ dữ liệu bởi người dùng trên thế giới dành nhiều thời gian hơn cho việc học và làm việc tại nhà.
Những thay đổi lớn về thói quen hành vi con người này là nguyên nhân dẫn tới những thay đổi có thể định lượng trong việc sử dụng các mạng băng thông rộng di động trên thế giới. Khi ngày càng có nhiều người học tập và làm việc tại nhà, thì các nền tảng giáo dục trực tuyến, giảng dạy cùng các cuộc họp, hội thảo ảo hóa trở thành thực tế và là điều bình thường mới.
Cũng theo báo cáo, các nhà mạng di động tại Việt Nam đang chứng tỏ rằng họ có thể mang tới hiệu năng và độ tin cậy mạng cần thiết nhằm hỗ trợ cả người dùng cuối lẫn doanh nghiệp trong thời điểm cần nhất này. Ngoài ra, Ericsson cũng đang hợp tác chặt chẽ với các nhà mạng di động Việt Nam như Viettel, VNPT, MobiFone và Vietnamobile, nhằm đảm bảo ngành viễn thông cung cấp kết nối internet băng thông rộng thông suốt, chất lượng cao và ổn định cho các dịch vụ công, các doanh nghiệp và các hộ gia đình của Việt Nam.
Các nhà mạng di động cũng sớm có những bước đi như tăng dung lượng gói lên hoặc cho phép các cuộc gọi hay dữ liệu không giới hạn.
Các nghiên cứu của Ericsson chỉ ra rằng lưu lượng thoại tăng trung bình từ 20% đến 70% trên các hệ thống mạng với số lượng và thời lượng cuộc gọi gia tăng do có nhiều người sử dụng trong giai đoạn Covid-19. Người dùng đang dành nhiều thời gian để trực tuyến tại nhà, và kết quả là tạo ra nhiều lưu lượng hơn mỗi ngày.
Tại Việt Nam, Ericsson cam kết đảm bảo các nhà mạng di động đã sẵn sàng cho nhu cầu dữ liệu tăng trưởng mạnh trong các năm tới, đặc biệt khi mạng 4G hiện tại và 5G tương lai đang ngày càng được sử dụng trong các ứng dụng Công nghiệp 4.0 và thành phố thông minh (Smart City), như sản xuất thông minh, nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh và y tế điện tử.
Thành Luân
10 cách công nghệ 5G có thể thay đổi môi trường Công nghệ 5G cho phép mọi thiết bị sử dụng năng lượng được kết nối có thể cảm nhận và phản hồi một cách thông minh theo yêu cầu hoặc khi có các thay đổi khác, điều này có ý nghĩa sâu sắc đối với việc sử dụng năng lượng. Ảnh minh họa: Internet Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét...