IBSC lãi đột biến, vượt xa kế hoạch lợi nhuận cả năm
Bất chấp thị trường chứng khoán diễn biến không mấy thuận lợi, Công ty chứng khoán IB (IBSC) vẫn ghi nhận lợi nhuận khả quan trong quý III/2018. Theo đó, trong kỳ Công ty đạt 152,3 tỷ đồng doanh thu, gần 109 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Mức lợi nhuận này tăng đột biến so với 4,1 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận trong quý III/2018 tăng đột biến nhờ doanh thu nhiều mảng hoạt động của IBSC tăng mạnh.
Cụ thể, lãi bán các tài sản tài chính FVTPL tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước khi đạt trên 55,8 tỷ đồng. Cổ tức, tiền lãi phát sinh từ tài sản tài chính FVTPL, doanh thu môi giới đều tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2017 khi lần lượt đạt 16,4 tỷ đồng, trên 9,1 tỷ đồng. Lợi nhuận tăng cao còn nhờ mảng dịch vụ tư vấn tài chính cũng ghi nhận doanh thu tăng mạnh so với quý III/2018.
Đáng chú ý, trong khi nhiều mảng hoạt động doanh thu tăng mạnh, thì nhiều loại chi phí giảm sâu. Cụ thể trong quý III/2018, chi phí tài chính, chi phí bán tài sản tài chính FVTPL lần lượt là 6,4 tỷ đồng và hơn 1,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lần lượt là gần 15 tỷ đồng và hơn 5,3 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đặc biệt, chi phí chênh lệch giảm đánh giá lại các tài sản tài chính qua lỗ, lãi trong quý III năm nay chỉ là 3,1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước là 55,8 tỷ đồng… Tổng chi phí hoạt động trong quý III/2018 chỉ là 14,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2017 là 68,4 tỷ đồng.
Doanh thu tăng, chi phí giảm cho thấy IBSC khẳng định được bước tiến mới về nâng cao hiệu quả kinh doanh, qua đó giúp lợi nhuận tăng trưởng tích cực.
Với kết quả kinh doanh trong quý III/2018 khả quan, lũy kế sau 9 tháng đầu năm nay, IBSC đạt hơn 363 tỷ đồng doanh thu, 204,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt xa so với kế hoạch đề ra cho năm nay là 96,2 tỷ đồng, trong khi lần lượt các chỉ tiêu này của cùng kỳ năm trước đạt 239,8 tỷ đồng và 44,9 tỷ đồng.
Hiệu quả kinh doanh liên tục cải thiện đang giúp IBSC củng cố năng lực tài chính. Qua đó tạo thuận lợi cho Công ty dần hiện thực hóa chiến lược triển khai các sản phẩm mới, mà trọng tâm là tham gia thị trường chứng khoán phái sinh, chứng quyền có đảm bảo…, từ đó mở rộng dư địa tăng trưởng doanh thu cũng như lợi nhuận trong thời gian tới.
Tân Văn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Những yếu tố để xác định hạn mức bảo hiểm tiền gửi
Được biết hạn mức trả tiền bảo hiểm theo quy định hiện hành là 75 triệu đồng, xin hỏi hạn mức này được xác định dựa trên những yếu tố nào?
Theo khuyến nghị của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI), hạn mức trả tiền bảo hiểm nên có giới hạn, đáng tin cậy và bảo hiểm cho phần lớn người gửi tiền nhưng phải bảo đảm có một tỷ lệ đáng kể giá trị tiền gửi không được bảo hiểm để góp phần duy trì kỷ luật thị trường và hạn chế rủi ro đạo đức.
Ngoài ra, hạn mức trả tiền bảo hiểm còn được xác định dựa trên những yếu tố như phù hợp tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam; hạn mức trả tiền bảo hiểm cũng phải đạt yêu cầu về mức độ đáng tin cậy, phù hợp với năng lực tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Với hạn mức 75 triệu đồng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có khả năng bảo vệ toàn bộ cho phần lớn người gửi tiền, khá gần với khuyến nghị của IADI.
Khi tổ chức tín dụng phá sản, ngoài việc được nhận bảo hiểm tiền gửi chi trả theo hạn mức quy định, theo Điều 27 Luật Bảo hiểm tiền gửi, số tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm sẽ được giải quyết trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
Quan điểm, mục tiêu xuyên suốt trong chỉ đạo của Đảng, Nhà nước là phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Do đó, trong bất cứ trường hợp nào, phương án xử lý tổ chức tín dụng đều phải đặt mục tiêu ưu tiên hàng đầu là bảo đảm an toàn hệ thống, củng cố lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, không gây đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát.
Theo daibieunhandan.vn
Vướng mắc khi xử lý tài sản trên đất thuê của Nhà nước Ngày 21/6/2017, Quốc hội đã có Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (có hiệu lực từ ngày 15/8/2017). Hình minh họa Trong lĩnh vực thi hành án dân sự (THADS), khi áp dụng Nghị quyết trên vào thực tiễn đã góp phần đẩy mạnh và tập trung giải quyết được nợ xấu cho...