IBM vượt qua Microsoft về khả năng nhận dạng giọng nói thông minh
Vào tháng 9.2016, Microsoft tuyên bố hệ thống nhận dạng giọng nói của hãng đạt tỷ lệ lỗi nhận dạng (WER) ở mức 6,3%, thấp hơn so với 6,9% của IBM. Nhưng điều này đã thay đổi theo kết quả mới nhất.
Nhận dạng giọng nói đang là cuộc chiến nảy lửa giữa các hệ thống của Microsoft và IBM. ẢNH: AFP
Theo Neowin, IBM hiện đã đáp trả với tỷ lệ WER chỉ đạt 5,5%, con số được mô tả là gần như ngang bằng với con người.
“Đạt sức mạnh ngang bằng với con người (tỷ lệ nhận dạng lỗi ngang tầm với cuộc nói chuyện giữa hai người) từ lâu là mục tiêu cuối cùng của ngành công nghiệp. Chúng tôi đã đạt được kết quả tốt hơn với con số tỷ lệ lỗi thấp nhất so với những gì mà các công ty đạt được, chỉ ở mức 5,5%”, IBM cho biết trong một tuyên bố.
Video đang HOT
IBM nói rằng, để đạt được tỷ lệ WER ở mức 5,5%, công ty đã sử dụng công nghệ Long short-term memory ( LSTM), mô hình cải tiến từ RNN thuộc họ Deep Learning chứa nhiều ưu điểm trong khả năng nhận diện đa ngôn ngữ. Kết hợp với LSTM còn có mô hình ngôn ngữ WaveNet với ba mô hình âm thanh mạnh mẽ. Điều này giúp cho khả năng nhận dạng giọng nói cải thiện so với các mô hình trước đây.
Mặc dù hiện đang giữ kỷ lục về tỷ lệ WER thấp nhất trong ngành công nghiệp nhận dạng giọng nói, nhưng IBM nói rằng công ty có kế hoạch tiếp tục cải thiện để tạo ra sự cân bằng với con người ở mức cao nhất.
Được biết, khả năng nhận dạng giọng nói của hệ thống IBM được tạo ra từ nền tảng mà hãng đã xây dựng sau hàng chục năm nghiên cứu. IBM khẳng định công ty sẽ hoàn thiện hệ thống theo hướng phù hợp với sự phức tạp của cách hấp thụ âm thanh từ tai người, giọng nói và sự tương tác với não bộ.
Kiến Văn
Theo Thanhnien
Sẽ sớm có điện thoại dung lượng 512 GB
Trong năm 2018, công nghệ mới có thể giúp điện thoại sở hữu bộ nhớ trong lên tới 512 GB kèm theo tốc độ ghi dữ liệu cực nhanh và tiết kiệm pin vượt trội so với hiện tại.
Người dùng đã quá quen với những bước tiến dài trong công nghệ điện thoại thông minh và trong tương lai, công nghệ vẫn sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa.
Với khả năng lưu trữ của điện thoại, các nhà phát triển đã tung ra chuẩn lưu trữ UFS cho phép những thiết bị cầm tay có khả năng đọc/ghi dữ liệu lên tới 50.000/40.000 IOPS.
Chúng có thể trở nên phổ dụng trong năm tới, tạo ra bước nhảy vọt trong khả năng lưu trữ dữ liệu của smartphone. Hiện tại, khả năng đọc/ghi dữ liệu là 19.000/14.000 IOPS.
Samsung Galaxy S6 là mẫu điện thoại đầu tiên được trang bị chuẩn lưu trữ UFS. Ảnh: Samsung
Công nghệ mới được Samsung sử dụng lần đầu với dòng điện thoại Galaxy S6, với tốc độc đọc/ghi vượt xa giới hạn theo chuẩn eMMC mà các dòng điện thoại khác đang sử dụng.
Tuy nhiên, một công ty có tên Silicon Motion Technology đã cải tiến công nghệ và công bố chuẩn lưu trữ mới UFS 2.1. Bên cạnh tốc độ đọc/ghi dữ liệu đáng nể, nó còn hỗ trợ dung lượng bộ nhớ trong của điện thoại lên tới 512 GB và tiêu hao ít năng lượng.
So với chuẩn lưu trữ eMMC 5.1 đang được sử dụng trên các dòng smartphone thứ cấp, UFS 2.1 nhanh gấp 3 lần. Nó có thể thay thế hoàn toàn công nghệ cũ trong năm 2018, cho phép điện thoại thông minh có dung lượng bộ nhớ trong tương đương một chiếc máy tính phổ thông ở Việt Nam. Việc sản xuất UFS 2.1 sẽ bắt đầu vào cuối năm nay.
Linh Linh
Theo Zing
Tiết lộ lớn chưa từng có về chương trình hack của CIA Bộ tài liệu có tên mã "Vault 7" của WikiLeaks đã hé lộ chân tướng của CIA trong việc sử dụng iPhone, thiết bị Android, hay thậm chí cả smart TV để nghe lén. CIA có thể hack vào bất cứ thiết bị nối mạng nào. Vault 7 là tiết lộ lớn nhất từ trước tới nay về hoạt động ngầm của CIA....