IBM tạo ra bước đột phá mới trong công nghệ pin
Công nghệ pin mới của IBM sẽ dùng nước biển như một nguồn năng lượng thay thế.
Hầu hết ngành công nghiệp sản xuất pin hiện nay đều sử dụng coban như một nguồn nguyên liệu chính. Khoảng sản này rất đắt tiền và quá trình khai thác chúng cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường.
IBM vào hôm thứ Tư cho biết công ty đang nghiên cứu một công nghệ sản xuất pin mới sử dụng nguyên liệu được chiết xuất từ nước biển và không cần đến khoáng sản coban.
Công nghệ pin mới của IBM sử dụng nước biển, nguồn nguyên liệu dồi dào trên trái đất vừa tiết kiệm chi phí vừa giảm thiếu tác động xấu đến môi trường so với pin lithium-ion. Ảnh: Mining.com
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu tại IBM đã hợp tác với nhóm nghiên cứu của Daimler AG, nhà cung cấp chất điện phân cho pin Central Glass và nhà sản xuất pin Sidu nhằm mục tiêu thương mại hóa sản phẩm pin mới này.
“Mục tiêu sẽ là một năm hoặc cũng có thể lâu hơn nữa để có thể sản xuất được nguyên mẫu đầu tiên của pin hoạt động bằng nước biển”, ông Jeff Welser, Phó Chủ tịch IBM cho biết.
Động thái này xuất hiện trong bối cảnh các nhà sản xuất pin hàng đầu thế giới cạnh tranh gay gắt nhằm giảm lượng coban trong pin lithium-ion. Việc thị trường xe điện mở rộng cũng dẫn tới tình trạng thiếu nguyên liệu coban trầm trọng. Hiện nay, khoáng chất này chủ yếu được tìm thấy ở Cộng hòa Dân chủ Congo.
IBM cho biết công nghệ pin mới vượt trội hơn hẳn so với pin lithium-ion về khoản tiết kiệm chi phí, thời gian sạc cũng như hiệu quả năng lượng
Theo viettimes
Nguồn gốc ra đời của cụm phím Alt+F4 quen thuộc mà ai ai cũng dùng
Trong Windows có rất nhiều phím tắt khác nhau giúp người dùng thao tác nhanh trên bàn phím mà không cần phải dùng chuột click chậm chạp.
Nếu bạn chưa biết, khi nhấn cùng lúc hai phím Alt F4 sẽ tắt các chương trình, game, ... đang mở. Đây là phím tắt được nhiều người sử dụng nhưng bạn có biết vì sao Microsoft lại chọn Alt F4 mà không sử dụng những phím khác không, hãy cùng mình tìm hiểu nhé.
Tại sao là Microsoft lại sử dụng hàng phím Function (F)
Cũng giống như hai phím Ctrl và Shift, phím Alt được dùng để thay đổi chức năng của một phím khác khi hai phím này được nhấn cùng lúc. Vì vậy, đa số các phím tắt trên Windows đều có sự "góp mặt" của một trong ba phím này. Sau khi đã chọn phím Alt, các kỹ sư phần mềm của Microsoft bắt đầu lựa chọn phím có thể kết hợp với phím Alt để có thể tắt chương trình nhanh hơn.
Trên thế giới có rất nhiều ngôn ngữ và không phải ngôn ngữ nào cũng sử dụng bảng chữ cái "A B C" và có layout bàn phím như chúng ta các bạn ạ. Nếu Microsoft chọn một chữ cái bất kỳ, chẳng hạn như Alt Q thì chưa chắc ngôn ngữ đó có chữ Q hoặc ký tự Q không nằm ở vị trí giống như chúng ta đang sử dụng. Vì vậy, lấy một phím từ hàng phím F sẽ hợp lý nhất vì hàng phím này không thay đổi trong bất kỳ ngôn ngữ nào.
Có các phím F khác nhưng tại sao không được sử dụng?
Vào năm 1987, công ty máy tính lớn nhất bấy giờ là IBM đưa ra một tiêu chuẩn chung (CUA) để quy định các chức năng của các phím tắt các bạn ạ. Một số hệ điều hành cổ của IBM và Windows của Microsoft hiện nay vẫn đang sử dụng tiêu chuẩn này. Trong đó, các phím từ F10 đến F5 lần lượt được gắn cho các chức năng riêng, đến khi cần thêm chức năng mới thì người ta mới tiếp tục dùng đến phím F4. Các bạn có thể xem chức năng của hàng phím F như sau:
All F10: mở rộng (Maximize).All F9: thu nhỏ (Minimize),All F8: thay đổi kích thước (Resize).All F7: di chuyển (Move).All F6: chuyển cửa sổ bên trong ứng dụng (Switch windows within an app).All F5: khôi phục (Restore).All F4: đóng (Close).
Hầu hết các phím tắt này đã "chết dần" vì không được sử dụng nhiều nhưng Alt F4 và Alt F6 vẫn còn đang được sử dụng các bạn ạ. Nếu bạn thắc mắc vì sao không có có hai phím F11 và F12 thì đó là do bàn phím đầu tiên của IBM không có hai phím này nhé.
Theo gearvn
Intel tạo ra bước ngoặt mới trong sản xuất máy tính lượng tử Máy tính lượng tử được cho là có thể thực hiện các nhiệm vụ phức tạp chỉ trong vòng vài phút trong khi những chiếc máy tính thông thường phải mất tới hàng nghìn năm, một phép so sánh đáng kinh ngạc cho thấy sức mạnh lớn lao của máy tính lượng tử. Ảnh: Divdiscourse Nhiều "gã khổng lồ công nghệ" đã bắt...