IBM ra mắt máy tính lượng tử siêu tốc độ để phát triển vật liệu mới và trí tuệ nhân tạo
Chiếc máy tính lượng tử đầu tiên của Đức được IBM triển khai lắp đặt, hứa hẹn sẽ đạt tốc độ nhanh hơn 37 lần trong hai năm tới.
Cận cảnh máy tính lượng tử mới triển khai ở Đức.
Tại sự kiện diễn ra hôm 15/6 ở trụ sở công ty tại Đức, tập đoàn công nghệ IBM của Mỹ đã giới thiệu một trong những chiếc máy tính lượng tử mạnh nhất châu Âu mang tên Q System One với tốc độ 27-qubits.
Toàn bộ cỗ máy có chiều cao 2,7m được đặt trong một hộp kính để giảm ồn và ngăn các tác động vật lý từ bên ngoài.
Video đang HOT
Cỗ máy này được đặt ở Ehningen, cách 20km về phía Tây Nam của thành phố Stuttgart và được vận hành bởi Viện nghiên cứu Fraunhofer. Đây là cỗ máy tính lượng tử đầu tiên được triển khai bên ngoài nước Mỹ và đã hoạt động kể từ tháng 2 nhưng hoãn lễ ra mắt do đại dịch.
Các máy tính thông thường chuyển dữ liệu nhị phân theo dạng 1 hoặc 0. Máy tính lượng tử sử dụng hạt lượng tử để chuyển đồng thời cả tín hiệu 1 và 0 với tốc độ vượt xa máy tính thường. Tốc độ này được gọi là qubits và nó được kỳ vọng để phát triển vật liệu mới, y tế hoặc trí tuệ nhân tạo.
Phát biểu trong video trực tuyến chào mừng buổi ra mắt, thủ tướng Đức bà Angela Merkel gọi cỗ máy này là ‘kỳ quan công nghệ’ và bà tin tưởng nó có thể “đóng vai trò quan trọng cho công nghệ và chủ quyền số cũng như phát triển kinh tế số”.
Trước đó, chính phủ Đức đã thông báo đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD vào nghiên cứu công nghệ lượng tử đến năm 2025. Viện Fraunhofer cũng sẽ làm việc với các công ty Đức để sử dụng máy tính lượng tử trong việc hiểu sâu về tính toán lượng tử và cho các thử nghiệm khác.
Ủy ban châu Âu muốn khối EU phát triển máy tính lượng tử đầu tiên trước khi thập kỷ này kết thúc. Trong khi đó ông Martin Jetter, chủ tịch IBM châu Âu cho biết đang bắt tay vào làm một chiếc máy tính lượng tử với tốc độ hơn 1.000-qubits vào năm 2023.
Sai lầm của AI làm dấy lên nghi ngờ về kỷ nguyên công nghệ mới
Ngành công nghiệp AI đang đứng ở bước ngoặt hoặc có thể tạo ra "sự tái thiết lập vĩ đại" hướng tới một tương lai tươi sáng, hoặc sẽ khiến cho cuộc sống con người trở nên tệ hơn.
Học sinh trung học ở London (Anh) biểu tình phản đối việc điểm số được ấn định bởi công cụ AI
Swagatam Sen, người đàn ông 39 tuổi, làm việc tại một tổ chức tài chính ở Anh, thường bắt đầu một ngày theo cách mà hầu hết mọi người có thể cảm thấy kỳ lạ. "Điều đầu tiên tôi làm khi thức dậy vào buổi sáng là cố tình truy cập vào một trang web mà tôi không hề quan tâm", Sen cho biết. Suốt cả ngày, dù ở nơi làm việc hay trong thời gian riêng tư, Sen đều chuyển qua chuyển lại giữa những trang web anh thích và những trang anh không thích, tất cả việc này là để đánh lừa các thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) đang theo dõi hoạt động trực tuyến của anh.
Theo Nikkei, các nền tảng truyền thông xã hội và các dịch vụ trực tuyến khác đã sử dụng AI để theo dõi hoạt động tìm kiếm và thói quen duyệt web hằng ngày của người dùng. Một trong những mục đích của việc này là để xác định quảng cáo, kết quả tìm kiếm hoặc nội dung phù hợp nhất với người dùng. Các công ty công nghệ cũng đang nỗ lực khai thác AI nhằm tận dụng hàng loạt dữ liệu.
Công ty nghiên cứu IDC ước tính đầu tư vào AI sẽ tăng gấp đôi từ 50,1 tỉ USD trong năm 2020 lên 110 tỉ USD vào năm 2024. Con số này sẽ gần bằng số tiền ngành công nghiệp ô tô chi cho nghiên cứu và phát triển. Tất cả những chi tiêu dự kiến cho ngành công nghiệp AI sẽ tạo ra tác động lớn. Theo nhóm chuyên gia của hãng kiểm toán PwC, vào giữa những năm 2030, AI sẽ khiến 30% công việc hiện nay trở nên dư thừa. Tuy nhiên, trước khi AI có thể hoàn toàn mở ra một kỷ nguyên mới, điều có vẻ rõ ràng nhất ngay bây giờ là nó đang gặp phải không ít hạn chế. Một báo cáo của công ty nghiên cứu toàn cầu Gartner cho thấy 47% dự án AI đang bị đình trệ và giới hạn trong giai đoạn nghiên cứu.
Một trong những đặc điểm lớn nhất của AI là khả năng học hỏi, nhưng ngay cả khi công nghệ này đã được sử dụng rộng rãi hơn, người ta vẫn dễ dàng tìm thấy các lỗi. Tháng 8.2020, hàng trăm học sinh trung học ở London đã biểu tình bên ngoài Bộ Giáo dục Vương quốc Anh để phản đối kết quả được tính bằng AI. Vì dịch Covid-19, chính phủ đã hủy kỳ thi tuyển sinh đại học và sử dụng một công cụ AI để ước tính điểm số. Công cụ này dựa trên đánh giá của chính nó về kết quả kỳ thi trước đó, lịch sử phân bố điểm của các trường và các yếu tố khác. Gần 40% học sinh đã nhận được kết quả điểm số thấp hơn so với những gì giáo viên của họ đã ước tính, và một phần không cân xứng trong nhóm này là các học sinh có hoàn cảnh gia đình ở tầng lớp lao động.
Còn ở Mỹ, có trường hợp AI đã mắc phải những lỗi lầm làm thay đổi cả một cuộc đời. Ví dụ, một người đàn ông đã bị bắt sau khi phần mềm nhận dạng khuôn mặt xác định nhầm. Trước áp lực từ các nhóm nhân quyền, HireVue, công ty cung cấp nền tảng cho phỏng vấn trực tuyến, hồi đầu năm nay đã loại bỏ tính năng sàng lọc phân tích khuôn mặt ra khỏi dịch vụ của mình. Nick Bostrom, Giáo sư tại Đại học Oxford, đã cảnh báo AI là công nghệ có khả năng hủy diệt nền văn minh. Bị lóa mắt bởi khả năng thuật toán xử lý một lượng lớn dữ liệu trong khi không kiểm soát được các khía cạnh tiêu cực của AI có thể là điều vô cùng nguy hiểm.
Ngày càng có nhiều lo ngại nếu các công ty và quốc gia chỉ tập trung ưu tiên lợi ích của chính họ, thì việc AI có thể đưa ra quyết định công bằng, không thiên vị sẽ là viễn cảnh xa vời. Theo Nikkei, nhà nghiên cứu đạo đức AI Timnit Gebru đã bị buộc phải rời khỏi Google vào cuối năm ngoái vì cảnh báo nguy cơ sai lệch trong các mô hình ngôn ngữ. Động thái này gây tâm lý lo ngại cho những tiếng nói chia sẻ khác liên quan đến AI. Năm ngoái, gã khổng lồ dịch vụ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc đã rút khỏi Đối tác về AI, một liên minh quốc tế giải quyết các vấn đề phát triển AI có các thành viên khác bao gồm Apple, Intel, IBM và Sony.
AI là một công cụ sắc bén được sinh ra từ thời kỳ hiện đại, nhưng nó không thể tự sửa chữa sai lầm mà chỉ có con người mới có khả năng thực hiện nhiệm vụ đó. Tháng 4.2021, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố đề xuất dự thảo đầu tiên trên thế giới về quy định quản lý sử dụng AI. EU cũng kêu gọi việc cấm các cơ quan chính phủ dùng công nghệ AI để gắn điểm tín dụng xã hội cho các cá nhân. Ngoài ra, còn có những nỗ lực khác đang được ra để kiểm soát sự tiếp cận AI quá mức. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton (Mỹ) đã phát triển công cụ xác định sự sai lệch có thể có trong bộ hình ảnh được dùng để đào tạo các chương trình AI. Nhóm nghiên cứu đã tạo nguồn mở và cung cấp công cụ này để thúc đẩy hợp tác nâng cấp.
Năm 2018, doanh nhân Mỹ Tim Kendall đã đồng sáng lập Moment để cung cấp ứng dụng giảm việc truy cập mạng xã hội quá mức. Trước khi theo đuổi dự án mới, Kendall đã từng hỗ trợ sự phát triển của Facebook với tư cách giám đốc về chiến lược kiếm tiền. Dưới sự theo dõi và quản lý của Kendall, thuật toán của Facebook đã đẩy mạnh các bài đăng và quảng cáo phù hợp với sở thích của người dùng. Tuy nhiên, Kendall đã thay đổi sau khi nhận ra bản thân bị nghiện mạng xã hội. Ông thường dán mắt vào điện thoại thông minh ngay trước khi đi ngủ.
"Những sản phẩm cạnh tranh với cả giấc ngủ vì lợi nhuận là không bền vững và nguy hiểm. Tôi hy vọng chúng ta sẽ nhìn thấy một sự thay đổi với những mô hình dịch vụ lấy con người làm trung tâm, được thiết kế để mang lại lợi ích cho người dùng chứ không phải để khai thác họ", ông Kendall nói.
Kỷ lục Guinness lập trình viên trẻ nhất thế giới Kautilya Katariya (Anh) đã chính thức trở thành lập trình viên máy tính trẻ nhất thế giới, khi chỉ mới 6 tuổi đã hoàn thành các khóa học và đạt chứng chỉ về Trí tuệ nhân tạo (AI) và Khoa học dữ liệu (Data Science) của IBM. Kautilya Katariya tận dụng các khóa học nổi tiếng của IMB để đạt được kỷ lục...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chiếc iPhone mới thú vị nhất vẫn sẽ được sản xuất tại Trung Quốc

One UI 7 kìm hãm sự phổ biến của Android 15?

Chuẩn USB từng thay đổi cả thế giới công nghệ vừa tròn 25 tuổi

Tính năng tìm kiếm tệ nhất của Google sắp có trên YouTube

Làm chủ chế độ PiP của YouTube với 3 thủ thuật ít người biết

Apple Maps hỗ trợ chỉ đường qua CarPlay tại Việt Nam

Giới công nghệ 'loạn nhịp' vì khái niệm AI PC

Android 16 sắp có thể 'chặn đứng' thiết bị USB độc hại

Gemini sắp có mặt trên các thiết bị sử dụng hằng ngày

Apple khuyên người dùng iPhone xóa trình duyệt Chrome

Windows Maps của Microsoft sắp bị 'khai tử'

ChatGPT vừa miễn phí tính năng AI cao cấp cho tất cả người dùng
Có thể bạn quan tâm

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn
Thế giới
18:45:12 29/04/2025
Bức ảnh gây ngỡ ngàng chụp vào 2h chiều 29/4: Đã khởi động camping!!!!
Netizen
18:35:59 29/04/2025
Điều tra vụ phụ huynh vào trường hành hung nữ giáo viên
Tin nổi bật
18:05:49 29/04/2025
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?
Ẩm thực
18:04:41 29/04/2025
Chuyện ít biết về tác giả ca khúc 'Đất nước trọn niềm vui'
Nhạc việt
18:01:15 29/04/2025
Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lật mặt 8' của Lý Hải
Hậu trường phim
17:57:02 29/04/2025
Giao xe mô tô cho con trai gây tai nạn, người cha bị khởi tố
Pháp luật
17:48:27 29/04/2025
Nữ NSND nổi tiếng cả nước: Chồng là anh hùng phi công, sống ở TP.HCM vẫn có nhà 3 tầng tại Hà Nội
Sao việt
17:44:15 29/04/2025
Kim Soo-hyun đối mặt các vụ kiện đòi bồi thường "khủng"
Sao châu á
17:39:36 29/04/2025
Tử vi 12 con giáp hôm nay 30/4: Thân yên ắng, Hợi sự nghiệp thăng hoa
Trắc nghiệm
17:27:47 29/04/2025