IBEWorth Pte. Ltd đăng ký bán 255 trái phiếu chuyển đổi của Nam Long Group
Nếu giao dịch thành công, IBEWorth Pte. Ltd chỉ còn sở hữu 245 trái phiếu chuyển đổi của Nam Long Group tương ứng tổng số lượng cổ phiếu dự kiến nắm giữ sau khi chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu là hơn 23,9 triệu cổ phiếu.
Ảnh minh họa.
Theo thông tin công bố vào ngày 25/09/2018, IBEWorth Pte. Ltd đăng ký bán 255 trái phiếu chuyển đổi của CTCP Đầu tư Nam Long (Nam Long Group – mã NLG).
Nếu giao dịch thành công, IBEWorth Pte. Ltd chỉ còn sở hữu 245 trái phiếu chuyển đổi của Nam Long Group. Như vậy, với tỷ lệ trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu được tính bằng mệnh giá trái phiếu chuyển đổi (1 tỷ đồng) chia cho giá chuyển đổi (18,142 đồng/cổ phiếu), tổng số lượng cổ phiếu dự kiến nắm giữ sau khi chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu là hơn 23,9 triệu cổ phiếu.
Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 05/10 – 03/11/2018 thông qua CTCP Chứng khoán TP. HCM (mã HCM) – đại lý đăng ký và quản lý danh sách trái chủ.
Một thông tin đáng chú ý khác, Hội đồng quản trị Nam Long Group mới đây đã thông qua việc hoãn thực hiện kế hoạch đấu giá cổ phần trong quý 3/2018 và cân nhắc một phương án thay thế phù hợp.
Trước đó, theo kế hoạch đã được cổ đông thông qua, Nam Long Group sẽ chào bán đấu giá tối đa 40 triệu cổ phần, tương đương 21,2% tổng số lượng cổ phần đang lưu hành cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu. Giá khởi điểm đấu giá là 26.500 đồng/cổ phiếu với số lượng phát hành tối đa cho nhà đầu tư nước ngoài tham dự là 5 triệu cổ phần, tương ứng 12,5% tổng lượng đấu giá.
Video đang HOT
Năm 2018, Nam Long điều chỉnh kế hoạch lãi cổ đông công ty mẹ từ 614 tỷ lên 870 tỷ đồng, tăng 63% so với kết quả thực hiện năm 2017. Lợi nhuận này được ghi nhận một phần đến từ việc hợp tác với đối tác Nhật Bản thực hiện giai đoạn 1 dự án Waterpoint, Long An, diện tích 165 ha.
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, Nam Long Group ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.410 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ tuy nhiên lợi nhuận sau thuế công ty mẹ lại giảm 30,6% so với nửa đầu năm ngoái xuống còn 215 tỷ đồng.
Thanh Hà
Theo bizlive.vn
Phía sau chiến lược tìm kiếm nguồn vốn ngoại tệ từ quốc tế
Việc tìm kiếm nguồn vốn ngoại tệ từ quốc tế giúp gia tăng nguồn vốn, cải thiện năng lực tài chính. Đồng thời là cách ngân hàng khẳng định tên tuổi. Từ đó tạo nền tảng xâm nhập và mở rộng mạng lưới ra thị trường quốc tế.
Xu hướng tìm vốn ngoại tệ
Sau khi Công ty cổ phần Hàng không VietJet (HOSE: VJC) hôm 24/9 thông báo lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến việc phát hành và niêm yết 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi trên thị trường quốc tế, thì 5 ngày sau đó đến lượt ngân hàng HDBank, cũng thuộc nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, cho biết sẽ phát hành tối đa 300 triệu USD trái phiếu quốc tế chuyển đổi.
Theo đó, số lượng trái phiếu dự kiến tối đa là 3.000, mệnh giá 100.000 USD/trái phiếu, kỳ hạn 5 năm 1 ngày và có lãi suất cố định trong 5 năm kể từ ngày phát hành. Đây là trái phiếu chuyển đổi có thể chuyển thành cổ phiếu phổ thông, không có tài sản đảm bảo và không kèm chứng quyền và phát hành trên thị trường quốc tế cho dưới 100 nhà đầu tư.
Việc HDBank dự kiến phát hành trái phiếu quốc tế càng củng cố xu hướng các nhà băng nội đang tích cực tìm kiếm nguồn vốn ngoại tệ trên thị trường quốc tế, khi mà lãi suất tiền gửi USD trong nước đã về 0% kể từ cuối năm 2015, khiến lượng tiền gửi ngoại tệ từ khách hàng bị sụt giảm xuống và không đủ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Thời gian qua cũng có thể thấy hàng loạt thương vụ vay vốn ngoại tệ được đẩy mạnh. Như hồi cuối tháng 8, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã ký hợp đồng tín dụng trị giá 50 triệu USD, kỳ hạn 3 năm với JPMorgan Chase Bank, N.A., chi nhánh Singapore.
Tiếp đến đầu tháng 9, SHB hoàn tất thỏa thuận vay 20 triệu USD với kỳ hạn 5 năm từ Ngân hàng Đầu tư Quốc tế Nga, đồng thời Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế của Nga cũng cam kết cấp khoản vay với hạn mức ban đầu là 20 triệu EUR cho SHB.
Ngày 10/9, công ty tài chính quốc tế (IFC) cho biết sẽ cung cấp một khoản vay trị giá 100 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), với kỳ hạn 3 năm. Trước đó hồi đầu năm, Hồi đầu năm nay, IFC cũng đã cung cấp một khoản vay hợp vốn trị giá 100 triệu USD cho TPBank, sau khi đã rót 405 tỷ đồng vào TPBank để sở hữu 5% vốn của ngân hàng này từ năm 2016.
Tham vọng nâng tầm quốc tế
Về cơ bản, các ngân hàng để gia tăng nguồn vốn ngoại tệ có thể vay hợp vốn từ các ngân hàng nước ngoài, vay tài trợ thương mại những định chế tài chính quốc tế như IFC, hoặc phát hành trái phiếu quốc tế như các mà HDBank dự kiến thực hiện.
Tuy nhiên, lựa chọn phát hành trái phiếu quốc tế thường ít được sử dụng, do giải pháp này thường không có tài sản bảo đảm, lãi suất có xu hướng thấp hơn vay thông thường nên không thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, chỉ có những doanh nghiệp, tổ chức nào tự tin với thương hiệu của mình đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài thì mới sử dụng chiến lược này.
HDBank trở thành tên tuổi có sức hút lớn trong thời gian gần đây
Đối với HDBank, nhìn lại năm 2017, thời điểm tháng 12 khi HDBank tiến hành IPO, có đến 76 nhà đầu tư nước ngoài đã chi 300 triệu USD mua cổ phần HDBank, tương ứng tỷ lệ sở hữu 21,5%, biến vụ IPO của HDBank lớn thứ hai lịch sử ngân hàng Việt Nam.
Và sau khi lên sàn HDBank cũng tiếp tục thể hiện sự hấp dẫn khi một lượng lớn vốn của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót ròng mua cổ phiếu này. Nếu tiếp tục phát hành trái phiếu thành công lần này, HDBank sẽ có cơ hội một lần nữa khẳng định tên tuổi và sức hút gần đây của mình.
Thật ra, việc các ngân hàng đẩy mạnh vay vốn ngoại tệ trên thị trường quốc tế không chỉ nhằm gia tăng nguồn vốn, cải thiện năng lực tài chính, mà đó còn là cách để khẳng định và nâng cao thương hiệu, hình ảnh, vị thế không chỉ trong nước mà còn trên tầm quốc tế, từ đó tạo nền tảng để bắt đầu xâm nhập và mở rộng mạng lưới ra thị trường quốc tế, mà các nước trong khu vực ASEAN là mục tiêu gần nhất để tận dụng những điều kiện thuận lợi từ cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) mang lại.
Với quy định tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn dự kiến sẽ giảm từ 45% về còn 40% kể từ đầu năm 2019, thì việc tăng cường nguồn vốn trung dài hạn cũng trở thành nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết. Việc huy động vốn trung dài hạn trong nước thường gặp nhiều khó khăn, do khách hàng không chuộng các kỳ hạn dài, cũng như nếu muốn huy động trung dài hạn tốt thì lãi suất tiền đồng thường phải đảm bảo đủ mức hấp dẫn. Vì vậy các ngân hàng gần đây có động lực tìm kiếm các khoản vay vốn ngoại tệ kỳ hạn dài trên thị trường quốc tế nhiều hơn, trong khi chi phí lại thấp hơn đáng kể.
Đặc biệt là khi gần đây các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế đã nâng hạng Việt Nam nói chung và các ngân hàng nói riêng, cho thấy uy tín và triển vọng tăng trưởng tích cực, thì con đường vay ngoại tệ từ nước ngoài cũng có điều kiện thuận lợi hơn và chi phí cũng có thể tối ưu hơn giai đoạn trước đây.
Chính vì vậy, nếu chưa thể tăng vốn điều lệ bằng cách bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài để gia tăng nội lực tài chính và nguồn vốn dài hạn, thì con đường vay vốn ngoại tệ hoặc phát hành trái phiếu quốc tế có thể là lựa chọn hợp lý trong bối cảnh hiện nay.
MẪN NHI
Theo thegioitiepthi.vn
Ngày 5/10, hội thảo triển khai Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), ngày 5/10 tới, VBMA sẽ phối hợp với Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) sẽ tổ chức hội thảo "Triển khai sản phẩm Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ". Đa phần thành viên của VBMA là các ngân hàng...