IAI bác tin dữ liệu Vòm Sắt bị tin tặc Trung Quốc đánh cắp
Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ (IAI) của Israel vừa ra phản hồi bác bỏ các báo cáo trước đó của một nhóm chuyên gia an ninh mạng tại Mỹ cho rằng ba nhà thầu quốc phòng của Israel chịu trách nhiệm về lá chắn tên lửa Vòm Sắt và các hệ thống liên quan đã bị các hacker có liên quan tới Chính phủ Trung Quốc đánh cắp hàng trăm dữ liệu kể từ năm 2011.
Hệ thống Vòm Sắt.
“Báo cáo về việc rò rỉ những thông tin nhạy cảm vừa qua là không chính xác. Các công bố này nhằm đề cập tới một nỗ lực xâm nhập vào hệ thống Internet dân sự không thuộc dạng bảo mật của IAI, xảy ra cách đây đã vài năm. Những hệ thống an ninh mạng có bảo mật của IAI được vận hành theo các yêu cầu khắt khe nhất, và kể cả trong trường trường hợp này, các hệ thống này cũng đã được chứng minh tính hiệu quả của nó trong việc ngăn chặn các tin tặc,” nhà sản xuất hàng không và vũ trụ này cho biết.
Ông Joseph Drissel, giám đốc điều hành Công ty dịch vụ kỹ thuật mạng (CyberESI) tại Mỹ, cho hay những tuyên bố của IAI nhằm đáp trả tuyên bố trước đó của Comment Crew, một nhóm tin tặc có cơ sở tại Mỹ, cho biết đã đánh cắp thiết kế các hệ thống rocket của Israel trong một loạt các vụ tấn công vào năm 2011 và 2012.
Mục tiêu của các cuộc tấn công trên mạng này là các nhà thầu quốc phòng hàng đầu gồm Tập đoàn Elisra, tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Israel (IAI), và công ty Rafael. Các công ty này xây dựng hệ thống “Vòm Sắt,” hiện đang được sử dụng để đánh chặn các rocket bắn đi từ Dải Gaza vào lãnh thổ Israel.
Hệ thống này được đánh giá là lá chắn tên lửa an toàn nhất thế giới. Chính phủ Israel cho biết lá chắn Vòm Sắt đã ngăn chặn tới 90% các quả tên lửa mà các tay súng Hamas bắn sang lãnh thổ Israel từ Dải Gaza. Các quan chức Israel khẳng định 90% là tỷ lệ cao chưa từng thấy ở bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào khác.
Thông tin về dữ liệu tên lửa Vòm Sắt của Israel bị tin tặc Trung Quốc đánh cắp bắt nguồn từ trang web Krebs on Security, dẫn lại báo cáo của Hãng an ninh mạng Cyber Engineer Services (CyberESI) vào thứ Ba tuần trước. Comment Crew đã tiếp cận được 900 trang tài liệu về hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt do ba công ty trên phát triển cho Chính phủ Israel. Comment Crew đã lục lọi hệ thống mạng của IAI trong nhiều tháng, đánh cắp thêm các thông tin cá nhân, cài đặt mã độc…
Hồi tháng Năm, Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố 5 tin tặc thuộc quân đội Trung Quốc, được cho là thuộc nhóm Comment Crew, còn được biết đến với tên gọi Đơn vị 61398 và đóng tại Thượng Hải. Các tin tặc này bị cáo buộc tấn công vào các mạng lưới của 6 công ty của Mỹ để đánh cắp các bí mật thương mại.
Video đang HOT
Hai nhà thầu quốc phòng còn lại là Tập đoàn Elisra và công ty Rafael từ chối đưa ra bình luận về việc này. Báo cáo của một quan chức của Rafael cho biết: “Rafael không hề nhớ có một sự cố như vậy. Các dữ liệu của Rafael, bao gồm các dữ liệu tên lửa phòng không vẫn được bảo vệ hết sức an toàn.”
“Người Trung Quốc đã làm điều đó với tất cả các nhà thầu quốc phòng ở phương Tây, do đó, nếu điều này thực sự xảy ra, chúng tôi không đơn độc,” Uzi Rubin, một cựu lãnh đạo phòng thủ tên lửa tại Bộ Quốc phòng và hiện là người đứng đầu của công ty tư vấn Rubicon nói.
Theo Vietnam
Tin tặc Trung Quốc tấn công mạng chính phủ Canada
Tin tặc Trung Quốc đã xâm nhập vào hệ thống nghiên cứu quốc giacơ quan chuyên làm việc với các tập đoàn sản xuất máy bay và tàu thủy của Canada.
TTXVN dẫn nguồn tin từ mạng tin "ctv.ca" ngày 29/7, Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (NRC) - cơ quan nghiên cứu hàng đầu của chính phủ chuyên làm việc với các đối tác lớn như tập đoàn sản xuất máy bay và tàu thủy Bombardier của Chính phủ Canada vừa phải tắt toàn bộ hệ thống máy tính để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc.
Do tin tặc Trung Quốc tìm cách xâm nhập các hệ thống của NRC trong suốt tháng qua, nên ngày 28/7, hội đồng này đã quyết định tắt toàn bộ hệ thống máy tính để ngăn chặn tin tặc đánh cắp các thông tin nhạy cảm.
Mặc dù các cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc tập trung vào NRC nhưng tác động của chúng lớn hơn nhiều do Chính phủ Canada đã chuyển 43 bộ và cơ quan chính phủ vào một hệ thống dịch vụ dữ liệu chung.
Ngoại trưởng Canada John Baird hôm 29/7 đã bày tỏ quan điểm "đầy đủ và thẳng thắn" với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Người phát ngôn Adam Hodge của ông Baird tuyên bố: "Chính phủ Canada coi sự việc lần này là cực kỳ quan trọng. Chúng tôi đang đưa ra hướng giải quyết cao nhất ở cả Bắc Kinh và Ottawa".
Mỹ từng cáo buộc nhiều sỹ quan quân đội Trung Quốc chính là các tin tặc.
NRC là cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ hàng đầu của Canada, tập trung vào nghiên cứu công nghệ vệ tinh, những đổi mới không gian và công nghiệp cũng như thực phẩm biến đổi gien.
Trong khi đó, Yang Yundong - phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa - khẳng định Bắc Kinh không tấn công mạng máy tính của NRC. "Những suy đoán và cáo buộc vô căn cứ như vậy hoàn toàn thiếu chuyên nghiệp và không có trách nhiệm" - ông Yang phản bác.
Đây không phải là lần đầu tiên tin tặc Trung Quốc xâm nhập hệ thống máy tính của Chính phủ Canada. Trước đó, mạng máy tính của Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương Canada và cả Quốc hội Canada cũng từng là mục tiêu tấn công của các đối tượng này.
Không chỉ có Canada bị tấn công, nhiều nước khác trên thế giới cũng bị tin tặc tấn công nhiều mà đặc biệt là Mỹ. Cuộc chiến tin tặc Mỹ - Trung chưa bao giờ đi đến hồi kết.
Mới đây, Mỹ vừa buộc tội Su Bin, một doanh nhân Trung Quốc, đã đột nhập vào máy tính của những công ty có hợp đồng quốc phòng lớn với quân đội Mỹ để ăn cắp dữ liệu về các chiến đấu cơ hiện nhất, bao gồm cả F-35.
Tờ Guardian dẫn lời các công tố viên Mỹ cho hay, Su Bin đã hợp tác với 2 tin tặc khác của Trung Quốc để ăn cắp những dữ liệu quân sự này trong khoảng thời từ năm 2009 đến năm 2013, sau đó bán thông tin cho các công ty nhà nước của Trung Quốc.
Theo hồ sơ hình sự nộp tại tòa án quận Mỹ tại Los Angeles, 3 người trên đã nhắm mục tiêu vào những chiến đấu cơ hiện đại như F-22, F-35 cũng như chương trình máy bay vận tải quân sự C-17 của Boeing.
Bên cạnh đó, tin tặc Trung Quốc cũng đã nhiều lần ghé thăm hệ thống máy tính của chính phủ và quân đội Mỹ. Tuy nhiên sau nhiều sự việc xảy ra thì Trung Quốc vẫn luôn chối bỏ cáo buộc.
Mối lo ngại về an ninh mạng đã tăng mạnh trong thời gian gần đây. Các quan chức tình báo hàng đầu của Mỹ cho rằng, các vụ tấn công và gián điệp mạng có khả năng gây ra mối đe dọa tiềm tàng còn lớn hơn cả al-Qaeda và các tổ chức phiến quân khác.
Vậy nên, hồi giữa tháng 7/2013, báo Australian Finacial Review dẫn lời cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Michael Hayden cho biết, theo "đánh giá chuyên môn" của ông thì tập đoàn viễn thông lớn của Trung Quốc Huawei đã cung cấp cho Chính phủ Trung Quốc "các thông tin mật của các hệ thống liên lạc nước ngoài", hoặc ít nhất cũng phải là chi tiết về "các hệ thống viễn thông nước ngoài mà tập đoàn này có liên quan".
Trước những mối đe dọa này, hàng loạt quốc gia đã "tẩy chay" sản phẩm, thiết bị của Huawei cũng như sự tham gia của tập đoàn này vào các dự án quốc gia.
Tháng 4/2013, Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật yêu cầu các cơ quan chính phủ không được phép sử dụng các thiết bị công nghệ do các công ty được "sở hữu, chỉ đạo hoặc tài trợ bởi Trung Quốc" sản xuất, chế tạo, lắp ráp nếu không được sự cho phép của cơ quan thực thi pháp luật liên bang.
Tại Australia năm 2011, Chính phủ Australia cũng đã ban hành lệnh cấm sử dụng các thiết bị của Huawei cho Hệ thống băng thông rộng Quốc gia Australia (NBN) và ngăn chặn công ty viễn thông này tham dự đấu thầu dự án xây dựng đường truyền băng thông rộng trị giá gần 38 tỉ USD.
Ngoài ra các quốc gia khác như Ấn Độ, Canada cũng từng có nhiều động thái cứng rắn đối với hãng công nghệ Huawei của Trung Quốc trước lo ngại về những mối đe dọa an ninh quốc gia.
Cuộc chiến tin tức Mỹ - Trung Quốc thêm gay cấn
Theo Vietbao
15 bí mật ít được biết đến về hệ thống tên lửa "Vòm Sắt" của Israel Hệ thống "Vòm Sắt" được thiết kể để một nữ quân nhân có chiều khoảng cao 1m60 và nặng 48kg có thể dễ dàng sử dụng. Binh sỹ Israel gác bên hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt gần Jerusalem. (Nguồn: AFP/TTXVN) Kể từ khi quân đội Israel mở chiến dịch "Bảo vệ biên giới" chống lại các tay súng vũ trang...